Nuôi Cá Mú Nghệ - 2lua

Cá mú nghệ là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chủ yếu dùng để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Đây là nghề nuôi còn khá mới mẻ ở Việt Nam.

Trong khu đầm rộng mênh mông nằm cách QL1A chừng 1km có rất nhiều hộ nông dân đã khoanh vùng thành những ao nhỏ để nuôi cá. Từ trước đến giờ đây là vùng nuôi thuỷ hải sản chủ yếu của huyện Cam Lâm. Các loại thuỷ sản mà bà con thường nuôi gồm tôm thẻ chân trắng, cá chẽm, cá mú cọp, mú đen…

Tuy nhiên do sự biến đổi thất thường của thời tiết và thoái hoá giống nuôi nên hiệu quả đem lại ngày càng giảm. Đứng trước thách thức đó bà con ngư dân ở đây đã mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi một loại cá mới là cá mú nghệ. Đây là nghề nuôi còn khá mới mẻ ở Việt Nam.

Cá mú nghệ là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chủ yếu dùng để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Ở bên Nhật Bản có món ăn shu-shi truyền thống thường làm từ cá mú nghệ. Qua quá trình tìm hiểu mô hình này chúng tôi gặp được anh Phan Hữu Hoá (46 tuổi) ở thôn Bãi Giếng Nam, thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm - người đã nuôi cá mú nghệ từ năm 2004 đến nay. Ngồi bên ao cá anh Hoá tâm sự: Trước đây mình thường nuôi cá chẽm, tôm… nhưng thất bại mấy lần đâm nản. Sau có người hướng dẫn đầu tư nuôi cá mú nghệ. Nghe thấy hay hay nên làm thử. Được 2 vụ đều có lãi nên giờ mình mạnh dạn thả nuôi hơn 2 ngàn con cá giống. Anh cũng nói thêm. Nuôi mú nghệ cần đầu tư vốn nhiều vì giá con giống rất đắt. Trung bình khoảng 200 ngàn/con, nặng chừng 1kg mà phải nhập tận bên Đài Loan về.

Cùng anh đi tham quan hơn 1 ha ao nuôi cá chia thành 4 ô nhỏ, chúng tôi ngỏ ý muốn được anh cho xem cá mú nghệ thì anh nói: Chỉ những lúc thay nước mới nhìn thấy cá còn bình thường chúng lặn xuống đáy. Mồi và thức ăn của cá mú nghệ chủ yếu là các loại cá tạp nhỏ như cá nục con, dọc dưa… mua về đem chặt khúc nhỏ thả xuống ao. Mỗi ngày cho ăn 1 lần. Anh Hoá nhẩm tính từ khi nuôi đến khi bán mỗi con cá mú nghệ ăn khoảng 400 ngàn tiền thức ăn.

Nhìn chung cá mú nghệ dễ nuôi và tỷ lệ hao hụt con giống thấp (chừng 20 đến 30%). Theo ông Hoàng Đình Minh - Chủ tịch hội nông dân phường Cam Phúc Nam, thị xã Cam Ranh thì ở phường của ông cũng có nhiều hộ ngư dân nuôi cá mú nghệ được một, hai vụ và đều cho hiệu quả cao. Với giá cả như hiện nay là gần 200 ngàn/kg cá thịt thì ngư dân có lãi khoảng vài trăm triệu sau 1 vụ cá mú nghệ là chuyện bình thường. Ngoài hộ anh Hoá, ông Đông còn có nhiều hộ khác đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá mú nghệ.

Quá trình tăng trưởng của cá mú nghệ như sau. Thông thường ngư dân nuôi sau 2 năm là bắt đầu thu hoạch với trung bình khoảng 10kg/con. Đặc biệt có con lớn trội nặng đến 15kg. Ban đầu khi mới thả nuôi cá chậm lớn trong khoảng 3 tháng, sau đó cá bắt đầu ăn nhanh và tăng trưởng mạnh. Đây là giai đoạn vỗ béo và lấy đà cho cá. Cũng như các loại cá ăn thịt khác sau vài ba tháng người nuôi lại phải san bớt cá để giảm mật độ và tránh tình trạng chúng ăn thịt lẫn nhau.

Theo anh Hoá thì khu vực đầm Bãi Giếng này rất phù hợp với quá trình phát triển của cá mú nghệ. Do chúng có sức đề kháng tốt lại da dày nên khả năng chống lại bệnh tật rất cao. Đây là một trong những ưu điểm của cá mú nghệ so với các loại vật nuôi thuỷ sản khác.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà mà chủ yếu là thị xã Cam Ranh và huyện Cam Lâm đã có nhiều người nuôi và trở thành triệu phú nhờ cá mú nghệ. Vấn đề còn lại bây giờ mà nhiều người nuôi cá ở đây còn khó khăn là giống cá con. Theo như tìm hiểu của chúng tôi thì cá mú nghệ chưa nhân giống được ở Việt Nam nên chủ yếu là nhập khẩu từ Đài Loan. Do đó khả năng hao hụt và con giống yếu đi là rất lớn. Bên cạnh đó cũng cần có doanh nghiệp đứng ra thu mua cá để tránh tình trạng buôn bán tự phát và ổn định đầu ra để người dân yên tâm đầu tư.

Từ khóa » Cách Nuôi Cá Mú Nghệ