Nuôi Cá Rồng Sinh Sản: Những Kinh Nghiệm Quý | Farmvina Thú Cưng
Có thể bạn quan tâm
Farmvina Sinh Vật Cảnh
Menu 0Cá rồng
Nuôi cá rồng sinh sản: Những kinh nghiệm quý21 Tháng mười một 2024
Farmvina
3 Comments
Nuôi cá rồng sinh sản
Khi nuôi cá rồng, các loài cá rồng có điểm chung là cá rồng mái chỉ có mỗi một việc là đẻ trứng không thôi, còn việc ấp trứng và nuôi con đều do cá trống đảm nhiệm hết. Chúng có điểm riêng là gần như tuổi sinh sản không đồng đều nhau giữa các giống, có giống như cá Hắc Long mới tròn ba tuổi đã đẻ lứa đầu, trong khi đa đa số giống khác phải bốn, hoặc năm, sáu năm mới bắt đầu rụng trứng …
Nói chung, trong đời sống hoang dã bên ngoài, tất cả các loài cá rồng nhiều châu lục đều sinh sản tốt. Còn khi nuôi nhốt, tuy nhiều loài cũng chịu sinh sản bình thường, nhưng kết quả lại không được như ý muốn của người nuôi.
Cách sinh sản tự nhiên
Trong đời sống hoang dã cá rồng trống mái chung sống thành bầy đàn đông đảo bên nhau. Chỉ đến mùa sinh sản, cá trống mái ở vào tuổi trưởng thành mới bắt cặp để sống riêng với nhau. Trước tiên, cá trống chủ động tự tìm cho mình một nàng cá mái có cái bụng đã căng tròn trứng để ghép đôi. Con trống có khi phải mất một thời gian khá dài để đeo đuổi ve vãn con mái, cho đến khi mái ưng mới chịu thôi.
Sau khi quyến rũ được con mái, cá trống liền rong ruổi tìm đến một vùng sông có mực nước hơi cạn, đáy có lớp bùn và hơi lõm để làm ổ đẻ. Khi trứng trong bụng đã đến độ già, cá trống mái kè nhau đến đây, thân mình chúng quấn quýt với nhau để … ép hết trứng trong bụng ra ngoài.
Số trứng của mỗi lứa nhiều ít bao nhiêu là còn tuỳ vào mỗi loài và tuổi tác của cá mái. Như cá rồng trân châu mỗi lứa chỉ đẻ trên dưới một trăm trứng. Nhưng cũng có loài đẻ sai đến vài ba trăm trứng mỗi lứa.
Trứng cá rồng khá to, đường kính khoảng 1,70mm. Khi cá mái đẻ trứng xong, cá trống liền bơi đến rưới tinh dịch của nó lên ổ trứng để thụ tinh cho trứng. Sau đó nó thu nhặt hết số trứng cho vào hốc miệng để ấp cho đến ngày cá con ra đời (ấp khoảng 2 tháng). Nếu vì một trở ngại nào đó khiến cá trống thu nhặt trứng trễ, cá mái sẽ quay lại thu nhặt trứng để ăn. Còn cá rồng trống trong suốt thời gian hai tháng ấp trứng, nó đành chịu nhịn đói.
Cách sinh sản tại hồ nuôi
Có thể nói, hầu hết các loài cá rồng đều sinh sản tốt trong môi trường sống nhân tạo, tức hồ (bể) nuôi chúng, trừ cá rồng châu Phi. Loài cá này không những khó phân biệt được giới tính, mà dù có cho ghép đúng cặp, chúng cũng không chịu sinh sản tại hồ nuôi.
Thế nhưng, muốn cá rồng sinh sản tốt tại hồ nuôi, ta cần phải làm những việc sau đây.
Biết phân biệt giới tính
Nuôi cá rồng cho sinh sản, mỗi hồ chỉ nuôi được một cá đúng trống mái mà thôi. Để chọn cho được cặp cá đúng trống mái, ta phải biết cách phân biệt giới tính của chúng. Điều này, với người có kinh nghiệm trong nghề lâu năm thì không khó, nhưng với những ai chưa đủ kinh nghiệm thì rất dễ bị lầm lẫn. Đã thế, có những giống cá rồng như rồng Trân Châu hay cá Hắc Long con trống, con mái có nhiều đặc điểm dị biệt nhau nên dễ phân biệt, như con trống dài đòn và các vây trên thân nó, nhất là vây hậu môn cũng dài hơn cá mái. Trong khi đó, cá Thanh Long chẳng hạn, giữa trống và mái không có điểm nào khác biệt nhau.
Tự để chúng bắt cặp với nhau
Do khó phân biệt được giới tính, nên hầu hết các trại nuôi cá rồng kinh doanh trên thế giới phải nghĩ đến cách nuôi chung vài ba mươi con trong hồ rộng lớn, rồi hằng ngày chịu khó việc “bắt cặp tự nhiên” của chúng và vớt ra hồ riêng để cho sinh sản. Cách làm này tuy mất nhiều thì giờ, tốn nhiều công sức nhưng kết quả phải nói là tốt đẹp. Khi một đôi cá tự bắt cặp với nhau thì gần như lúc nào chúng cũng bơi lội gần nhau, quấn quýt bên nhau như “hình với bóng” thì đúng là “đẹp đôi” rồi.
Dù nuôi sinh sản trong hồ, sau khi cá rồng mái đẻ xong ổ trứng, cá trống cũng lo việc thụ tinh cho chúng và nhặt hết số trứng đó đặc vào hốc miệng để ấp. Độ chừng 60 ngày thì trứng nở và chờ vài ba ngày sau bầy con cứng cáp, biết bơi lội chững chạc, cá trống mới há miệng cho bầy cá con ra ngoài. Thế nhưng, mỗi khi có biến động, có thể tai hoạ đến với đàn cá con thì cá trống lại há miệng ra để bắt các con chui vào hốc miệng mình ẩn nấp.
Nhiều cá rồng mái vẫn tỏ ra khôn khéo bơi cạnh cá trống để phụ việc nuôi đàn con của nó.
Được biết cá rồng con mới nở thân mình nó chỉ dài khoảng chừng 10mm. Khi biết tìm mồi tự nuôi sống được, thân cá con đã dài tới 50mm.
- Hướng dẫn nuôi cá huyết long
Nuôi cá rồng không khó
Không chỉ riêng với cá rồng, mà ngay đối với các cá kiểng khác cũng vậy, muốn nuôi chúng được thành công như ý, nghĩa là không gặp một sự rủi ro đáng tiếc nào, ta cần biết rõ tập tính của loại cá đó ra sao, môi trường sống thích hợp của chúng như thế nào, cần nuôi với thức ăn gì và cách sinh sản ra sao … nếu ta nuôi với mục đích cho sinh sản để kinh doanh. Ngoài ra, các bạn nên chịu khó siêng năng khâu thay nước theo định kỳ, đến khâu cho ăn và phòng trị bệnh cho cá đầy đủ thì con cá đó sẽ đủ điều kiện để sinh trưởng tốt.
Càng chịu khó tìm hiểu kỹ, càng nhập tâm tường tận những điều vừa kể là ta đã nắm kỹ thuật nuôi cá rồng, kể cả khi chúng sinh sản.
Sở dĩ số đông người cho rằng giống cá rồng khó nuôi hơn các loài cá kiểng khác là vì nuôi dễ bị chết do một số nguyên nhân gây ra. Vì vậy, dù rất ham thích nhưng cuối cùng họ cũng đành đổi ý chuyển sang nuôi giống cá khác.
Thật ra, cá rồng rất dễ nuôi để sống nếu chúng ta biết cách nuôi chúng. Tiếc rằng trước đây vài ba mươi năm chúng ta thiếu tài liệu sách vở hướng dẫn cách nuôi cá vua này nên mới xảy ra tình trạng có nhiều người nuôi thất bại.
Vào thời buổi ban đầu đó, hầu hết người nuôi cá rồng chỉ biết đặt sự tin cậy vào sự hướng dẫn của người bán. Họ nói gì tin nấy. Càng về sau, mọi người học hỏi kinh nghiệm của nhau. Thử hỏi, nuôi theo cách đó thì làm sao tránh khỏi thất bại.
Ngay việc nuôi cá rồng trong hồ kiểng có dung tích cỡ nào cho thích hợp cho từng cỡ (tuổi) cá, trước đây cũng ít người biết rõ. Đó là chưa nói đến những điều mà người nuôi cần nắm vững khác nữa như cách cho cá ăn mồi, rồi phương pháp chăm sóc ra sao cho đúng cách để cá tăng trưởng tốt.
Ngay cả việc mới mua cá rồng về mà không biết cách thả cá vào hồ nuôi cũng dễ làm cho cá bị … ngất ngư, hoặc bị thương tật. Việc này nhiều người tưởng dễ, tin rằng bất cứ ai cũng có thể làm được. Đúng là việc đó nghe qua thì dễ dàng, nhưng thật ra không quá đơn giản như nhiều người đã nghĩ.
Đừng nói chi đến việc thả cá vào hồ nuôi mà ngay việc bắt cá ra khỏi hồ bán, việc cứ tưởng là dễ nhưng thực tế cho thấy, nếu không phải là người có kinh nghiệm thì khó làm việc đó khéo léo lại nhanh nhẹn mà không làm cho con cá quý phải loạn lên.
Hãy nhớ lại việc khi ta mua con cá rồng tại cửa hàng bán cá kiểng, khi bắt cá giao cho ta người bán cá nào cũng tỏ ra rất cẩn trọng từ việc đặt cái túi nhựa vào hồ, rồi lùa con cá đó tự chui vào chiếc túi đã có sẵn một ít nước bên trong mà không bị kinh động chút nào. Khi nhấc chiếc túi nhựa ra khỏi hồ họ cũng làm nhẹ tay và cố tránh mọi sự va chạm dù là nhẹ. Nếu ta di chuyển đường gần độ vài mươi cây số thì người bán chỉ cần bơm một lượng oxy vào túi nhựa cho cá đủ dưỡng khí để sống tạm. Ngược lại, nếu ta di chuyển đường xa bốn giờ hoặc cả buổi, cả ngày thì máy sục khí mới bảo đảm cá mang về đến nhà vẫn còn sống.
Cá rồng mới mua về, dù biết chắc nó vẫn sống khoẻ ta cũng không nên nôn nóng thả ngay vào hồ để ngắm nghía cho đã ngay. Nên đặt cái túi nhựa đó vào hồ nước mà ta đã chuẩn bị sẵn để nuôi cá chừng nửa giờ để … cá quen với nhiệt độ nước trong hồ trước. Sau đó, ta mới nhẹ nhàng mở miệng túi và lật nghiêng sang một bên để cá trườn mình ra ngoài. Thế nhưng, để yên tâm hơn, ta nên để tâm quan sát trong vài ba giờ liên tiếp xem sức khoẻ của cá có bình thường không. Nếu cá bơi lội khoẻ, điều đó có nghĩa nó đã thích nghi tốt với môi trường sống mới.
Câu Hỏi Thường Gặp
Đặc điểm nhận biết cá rồng trống mái là gì?
Những giống cá rồng như rồng Trân Châu hay cá Hắc Long con trống, con mái có nhiều đặc điểm dị biệt nhau nên dễ phân biệt, như con trống dài đòn và các vây trên thân nó, nhất là vây hậu môn cũng dài hơn cá mái. Trong khi đó, cá Thanh Long chẳng hạn, giữa trống và mái không có điểm nào khác biệt nhau.
Cách thả cá rồng hiệu quả khi mới mua về?
Cá rồng mới mua về, dù biết chắc nó vẫn sống khoẻ ta cũng không nên nôn nóng thả ngay vào hồ để ngắm nghía cho đã ngay. Nên đặt cái túi nhựa đó vào hồ nước mà ta đã chuẩn bị sẵn để nuôi cá chừng nửa giờ để ... cá quen với nhiệt độ nước trong hồ trước. Sau đó, ta mới nhẹ nhàng mở miệng túi và lật nghiêng sang một bên để cá trườn mình ra ngoài. Thế nhưng, để yên tâm hơn, ta nên để tâm quan sát trong vài ba giờ liên tiếp xem sức khoẻ của cá có bình thường không. Nếu cá bơi lội khoẻ, điều đó có nghĩa nó đã thích nghi tốt với môi trường sống mới.
Originally posted 2015-09-02 12:50:41.
Về
Farmvina
Farmvina mang đến những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích giúp bạn nuôi thú cưng dễ dàng và hiệu quả. Chúng tôi phát triển trang web này với những ký ức đẹp về BadBoy, chú chó Lạp Xưởng (Dachshund) đã qua đời mà chúng tôi yêu quý.
3 bình luận về “Nuôi cá rồng sinh sản: Những kinh nghiệm quý”
toi nuoi mot cap ca ngan long hom nay bat ngo no de trung ,hoi bi bat ngo va boi roi mong rang co ai biet nhieu ve truong hop nay chi gium toi cam on nhieu
Bình luận@hoang van tuan: Anh tham khảo các bài viết hướng dẫn nuôi cá rồng trên Farmvina
Bình luận
Ban muôn quan tâm tới ca rong huyet long
Bình luận
Viết một bình luận Hủy
Bình luận
Tên Email Trang webLưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
SearchBÀI MỚI
10 cách chăm sóc mắt cho chó cưng
13 giống chó cho những gia đình bận rộn
Chỉ cách mua và nuôi chim yến phụng
MỤC
- Afghan Hound (1)
- Akita Inu (1)
- Alabai (1)
- Alaskan Malamute (9)
- American Indian (1)
- Azawakh (1)
- Basset Hound (1)
- Borzoi (1)
- Boxer (1)
- Bull Terrier (1)
- Cá anh đào (1)
- Cá bảy màu (1)
- Cá bình tích (1)
- Cá cảnh (3)
- Cá cảnh nước mặn (2)
- Cá cảnh nước ngọt (28)
- Cá chép (1)
- Cá chọi (2)
- Cá đĩa (6)
- Cá Galaxy (1)
- Cá hổ (1)
- Cá kiếm (1)
- Cá Koi (cá chép Nhật Bản) (1)
- Cá La Hán (4)
- Cá mã giáp (1)
- Cá ngựa vằn (2)
- Cá ông tiên (thần tiên) (1)
- Cá phi phụng (1)
- Cá phượng hoàng (1)
- Cá rồng (17)
- Cá sấu hoả tiễn (1)
- Cá sóc ngựa (1)
- Cá tai tượng Phi (1)
- Cá thia xiêm (2)
- Cá tỳ bà (2)
- Cá vàng (2)
- Cá, tép khác (5)
- Các giống chó cảnh (41)
- Các giống mèo cảnh (3)
- Canarian Warren Hound (1)
- Cao de Fila de Sao Miguel (1)
- Chăm sóc chó (67)
- Chăm sóc mèo (22)
- Chihuahua (2)
- Chim – Gà (6)
- Chim cảnh đẹp (22)
- Chim cảnh nhỏ (10)
- Chim hót (30)
- Chó (15)
- Chó Bắc Hà (1)
- Chó Cộc (2)
- Chó mèo (4)
- Chongqinh (1)
- Chow Chow (1)
- Cocker Spaniel (1)
- Corgi (8)
- Dachshund (2)
- Dalmatian (1)
- Dingo (1)
- Doberman (1)
- English Bulldog (2)
- English Foxhound (1)
- Fila Brasilero (1)
- Fox Terrier (2)
- Foxhound American (1)
- French Bulldog (1)
- French Mastiff (1)
- Gà cảnh (3)
- Gà nòi (17)
- Gà phượng hoàng (1)
- Gà Rutin (1)
- Gà tre Tân Châu (1)
- German Shepherd Dog (3)
- Golden Retriever (2)
- Great Dane (1)
- Huấn luyện chó (11)
- Huấn luyện mèo (1)
- Kinh doanh cá cảnh (4)
- Komondor (1)
- Kunming Dog (1)
- Kỹ thuật nuôi cá cảnh (15)
- Kỹ thuật nuôi chim cảnh (5)
- Labrador Retriever (2)
- Mèo (12)
- Mèo Ai Cập (1)
- Mèo Anh lông dài (1)
- Mèo Anh lông ngắn (1)
- Mèo Ba Tư lông ngắn (1)
- Mèo Birman (1)
- Mèo Bombay (1)
- Mèo Munchkin (1)
- Mèo Mỹ lông ngắn (1)
- Mèo Nga mắt xanh (1)
- Mèo Oriental (1)
- Mèo Ragdoll (1)
- Mèo Singapura (1)
- Mèo tai cụp (1)
- Mèo Tam Thể (1)
- Miniature Pinscher (1)
- New Guinea Singing Dog (1)
- Newfoundland (1)
- Nuôi cá phong thuỷ (2)
- Papillon (1)
- Pharaoh Hound (1)
- Phú Quốc (2)
- Pit Bull (3)
- Podenco Ibicenco (1)
- Pomeranian (Phốc Sóc) (1)
- Poodle (3)
- Pug (3)
- Rottweiler (2)
- Rough Collie (1)
- Saint Bernard (1)
- Samoyed (1)
- Setter (1)
- Shiba Inu (1)
- Siberian Husky (2)
- Thai Ridgeback Dog (2)
- Thú cưng khác (25)
- Tibetan Mastiff (2)
- Tin tức (3)
- Uncategorized (1)
- Yorkshire Terrier (1)
Từ khóa » Cá Rồng Sinh Sản Vào Tháng Mấy
-
Từ A - Z Kỹ Thuật Nuôi Cá Rồng Sinh Sản Mang Lại Hiệu Quả Cao
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Rồng Sinh Sản
-
Cá Rồng Sinh Sản Như Thế Nào ? - Vua Thủy Tề
-
Kinh Nghiệm Nuôi Cá Rồng Sinh Sản đạt Tỷ Lệ Cao - Suckhoecuocsong
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Rồng Sinh Sản "tỷ Lệ Nở Cao", “miễn Dịch” Tốt.
-
Cá Rồng Nuôi Bao Lâu Thì đẻ
-
Cách Nuôi Cá Rồng Sinh Sản. Có Phải Cá Rồng đẻ Con Bằng Miệng?
-
KINH NGHIỆM: Nuôi Cá Rồng Sinh Sản đạt Tỉ Lệ Cao
-
Top #10 Cách Nuôi Cá Rồng Sinh Sản Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 8 ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Rồng Ngân Long Sinh Sản Hiệu Quả
-
Quá Trình Sinh Sản Của Cá Rồng, Các Bé Cá Rồng Mới Chào Đời
-
Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Rồng Sinh Sản - Hồ Cá Hoàng Hải
-
Cá Rồng Sinh Sản Như Thế Nào? - HuyThao Arowana