Nuôi Chim Cút Mái Giai đoạn đẻ Trứng

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH QUẢNG NGÃI Trang chủ mobile | Tin tức | Trang chính Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtDự án "Sinh kế Bình Sơn"Phổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo Từ khóa: Trang chủ >> Phổ biến kiến thức >> Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nuôi chim cút mái giai đoạn đẻ trứng Để đạt năng suất cao, trong giai đoạn chim cút đẻ trứng, cần cung cấp cho chim đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Ngoài protein, năng lượng trao đổi, lisine, methionin… còn cần chú ý đến canxi, phospho, vì 2 nguyên tố này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vỏ trứng và bộ xương của cơ thể. Nồng độ canxi cho chim đẻ trứng phải đạt 2,5 - 3,5%, phospho dễ tiêu là 0,5 - 0,6%.

Số lượng thức ăn cung cấp cho chim mái đẻ hằng ngày phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ. Nếu tỷ lệ đẻ hằng ngày tăng trên 3%, nên cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 35%. Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 2 - 3%, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất vào lúc tỷ lệ đẻ đạt 45%. Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 1 - 2%, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 55%. Nếu tỷ lệ đẻ tăng dưới 1%, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 65 - 75%. Cần hạn chế bắt chim cút, vì chúng rất nhút nhát và hoảng loạn, stress nặng khi bị bắt.

Khi tỷ lệ đẻ của đàn chim tăng đến một độ cao nhất định, dừng ở đó một số ngày (khoảng 7 – 10 ngày) mà không tăng thêm hoặc giảm đi nữa, như vậy tỷ lệ đẻ của đàn chim đã đạt đỉnh cao. Lúc này nếu không giảm lượng thức ăn hằng ngày thì đàn chim sẽ thừa năng lượng, tích lũy mỡ và quá béo, tỷ lệ đẻ sẽ giảm nhanh, trứng bé.

Tuỳ điều kiện thực tế như thời tiết, khí hậu, khối lượng trứng, mức giảm tỷ lệ đẻ, sức khoẻ của đàn chim và những yếu tố stress… mà giảm lượng thức ăn hàng ngày của mỗi chim mái đẻ từ 0,5 - 1g, nhưng chỉ được giảm 10% mà thôi và phải giảm từ từ. Ví dụ, khi chim ăn nhiều nhất (lúc đẻ 98 - 99%) là 28g/con/ngày, thì chỉ được giảm nhiều nhất là 10% x 28g = 2,8g, tức là sẽ cho ăn tối thiểu là 28 - 2,8 = 25,2g/con/ngày.

Cần bổ sung thêm sỏi cho chim đẻ, đường kính sỏi 1 - 2mm. Mỗi lồng chim nên đặt 1 máng sỏi ở phía ngoài cho chim ăn tự do. Trong quá trình cho ăn, cần lưu ý điều kiện khí hậu để điều chỉnh mức năng lượng của khẩu phần cho thích hợp, quan trọng nhất là nhiệt độ chuồng nuôi. Khi nhiệt độ chuồng nuôi cao hơn 200C, nếu tăng 10C thì giảm khoảng 0,4kcal năng lượng cho một chim, giảm 10C phải tăng thêm 0,6kcal. Dùng máng ăn dài gần bằng chiều ngang lồng chim, mỗi máng ăn dùng cho 25- 30 chim. Đối với chim mái đẻ, ngoài các yếu tố ảnh hưởng chung, nhu cầu về nước phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ trứng. Khi tỷ lệ đẻ càng cao thì lượng nước uống cũng càng cao, có thể đến 40 - 70g nước/con/ngày. Biết được nhu cầu này để cung cấp đủ nước sạch cho chim là một việc làm quan trọng.

Văn Chương

Theo Bản tin Phổ biến kiến thức số 124 (ngày 5/11/2014)

Các tin, bài khác » Người nuôi cá lồng xã Tịnh Sơn linh hoạt chuyển đổi mô hình để thích nghi với mùa lũ (20/12/2016) » Kỹ thuật trồng, nhân giống và cách sử dụng cây Mật gấu (19/12/2016) » Áp dụng công nghệ cao trong nền nông nghiệp – hướng đi đột phá của nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (28/3/2016) » “Ông vua” cây ăn quả làm giàu nhờ ứng dụng khoa học (5/1/2016) » Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây rau vụ đông (21/12/2015) Bản quyền ©2012 thuộc về Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi

Từ khóa » Cút đẻ Bao Nhiêu Trứng