Nuôi Dúi - Nongtraiviet

  • Trang Chủ
  • Chăn Nuôi
    • Nuôi Chồn Hương
    • Nuôi Dúi
    • Nuôi Bồ Câu Pháp
    • Nuôi Nai - Hươu
    • Nuôi Gà Thả Vườn
    • Nuôi Lạc Đà
    • Nuôi Thỏ Công Ngiệp
  • Trồng Trọt
    • Trồng Rau Rừng
  • Ẩm Thực
  • Giá Cả Thị Trường
  • Tin Tức

Tiềm Năng Từ Con Dúi

Dúi là động vật thuộc họ gặm nhấm phân bố ở hầu khắp các vùng nước ta. Hình thù bên ngoài dúi không khác chuột là mấy nhưng khi trưởng thành trọng lượng của dúi có thể đạt 3kg/con. Thịt dúi thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng nên được ưa chuộng. Mấy năm trở lại đây, một số hộ dân ở tỉnh Phú Thọ đã thuần hóa nuôi dưỡng thành công loài dúi, hứa hẹn mô hình phát triển kinh tế mang lại lợi nhuận cao. Ăn ít đẻ nhiều . Là động vật gặm nhấm, những tưởng nuôi dúi dễ như nuôi chuột đồng, không ngờ đưa vào chuồng được vài hôm là dúi của Bác Quỳ chết như ngả rạ. Nhiều lần dúi con đẻ ra lớn lên được vài lạng đến 1kg nhưng chỉ một lần sơ suất cho thức ăn không đúng khẩu vị là đàn dúi lại lăn đùng ra chết. Hết lứa này đến lứa khác, số tiền Bác Quỳ ném vào con dúi lên tới cả chục triệu đồng. Phải mãi đến năm 2009 khi nắm bắt được đặc tính, thức ăn của loài dúi Bác Quỳ mới bước đầu có được thành công. Bác cho biết, dúi ăn rất ít, một tuần chỉ cần chăn một vài lần song một năm dúi đẻ được từ 2 - 4 lứa; mối lứa 3 - 5 con nên nuôi rất nhàn.

- > Kỹ Thuật Nuôi Dúi

KỸ THUẬT NUÔI DÚI ( Tổng hợp từ các tài liệu ) I / Giới Thiệu Con dúi có tên khoa học là Atherurus macrourus. Họ với nhím Hisricidae, bộ gặm nhấm Rodentia, nhóm thú. Hiện nay, nuôi Dúi là một mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Dúi trong tự nhiên đang khan hiếm dần do săn bắt nên hiện nay Dúi không đủ cung cấp cho thị trường. Dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Giá dúi thương phẩm (còn sống nguyên con) trên thị trường Việt Nam hiện ở mức 160.000 đồng/kg. Dúi rất dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro. Dúi đẻ rất sai, một năm 4 lứa mỗi lứa 3- 6 con. Hiện nay giá Dúi giống trên thị trường là từ 200.000 - 300.000đ/kg. Trước nhu cầu của thị trường thì con dúi đang được bà con nông dân trên cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng đã đưa vào nuôi, tuy nhiên mô hình nuôi Dúi xuất hiện chưa nhiều mặc dù những mô hình nuôi Dúi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để giúp bà con nông dân tham khảo và có thể tổ chức nuôi, chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản nuôi Dúi: Có 2 loại dúi chủ yếu được phân biệt bởi kích cỡ và màu sắc. Chúng đều có thân hình ngắn, mắt nhỏ, tai nhỏ và đuôi ngắn. Chân ngắn và có móng vuốt. Răng rất khỏe, thích hợp cho việc đào hang và gặm thức ăn. Dúi trưởng thành có chiều dài thân 25 – 35 cm. Chiều dài đuôi 10 – 12 cm, đuôi không có lông. Trọng lượng 0,7 – 3 kg/con. II / Kỹ thuật chuồng trại Dúi thích ánh sáng tán xạ, cho nên chuồng nuôi nên làm nửa sáng, nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt, gió lùa và nắng nóng, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Nền và sân chuồng nên tráng bằng bê tông dốc 1 - 2%, dày 8 - 10cm để dúi không đào hang chui ra ngoài và thoát nước… Xung quanh rào bằng lưới ô vuông hoặc B40, cao 1,0 - 1,5 m, phía trước có cửa ra vào thuận lợi. Mỗi ô chuồng nuôi 1 - 2 con chỉ cần khoảng 1m². Hệ thống cống rãnh thoát nước thiết kế ở phía sau, ngoài chuồng. Trong tự nhiên, dúi hay ở hang nên ta cũng có thể làm hang nhân tạo cho dúi (bằng tôn uốn cong hoặc bằng ống cống đường kính 30 - 40 cm) và để ở ngoài sân chơi để tiện vệ sinh. Có 2 cách xây chuồng: 1 xây bể, 2 xây như tủ thuốc bắc - Chuồng nuôi dúi khoa học nhất, dựa trên đặc tính, phù hợp với điều kiện sinh trưởng, sinh sản của con dúi. Đồng thời không phải dọn chuồng vì con dúi tự dọn - Cách 2 xây chuồng như tủ thuốc bắc - Bà con xây chuồng bằng gạch lát nền, viên 40 x 40 hoặc 50 x 50 cm, cao 30 hoặc 40 như hình ảnh. Mặt trước làm cửa bằng lưới thép 2×2 cm vuông, tốt nhất là bằng inox. Chú ý các góc phải đặt khuy để ép lưới đồng thời là cửa. Trổ một lỗ bỏ thức ăn 2,5×2,5 cm vừa đủ không cho con dúi chui ra được. Phân của con dúi nó xẽ tự công vất qua lưới, phía dưới ta hứng bao tải là phân nằm gọn trong bao tải, như vậy ta không phải tốn công dọn phân. Chuồng ta có thể làm 2 mặt trước và sau, ở giữa là gạch xây ghé 5 cm. Nếu sáng quá ta có thể kéo một bạt che ánh sáng. Con dúi thích chui vào trong tổ ta có thể lót rơm, hoặc cắt ống nhựa, chai nhựa cocacola đục thủng đáy con dúi chui vào đó ngủ ngon lành. III / Kỹ thuật nuôi sinh sản Tuổi thọ của dúi dao động 5 - 7 năm. Thời gian để dúi từ lúc sinh đến lúc đẻ là 32 tuần (8 tháng). Một năm dúi đẻ từ 2 - 4 lứa; mỗi lứa từ 2 - 6 con. Trước khi đẻ, dúi cái thường nằm riêng ra một góc chuồng, khi đó bà con nên tách dúi ra một ô chuồng riêng để tránh bị các con dúi khác tấn công. Bác Quỳ khuyến cáo, chỉ nên để lại tối đa 3 con dúi con để tránh việc chúng bú nhiều gây chết dúi mẹ. Tuy nhiên, Bác lưu ý người dân nên để dúi con được ba ngày tuổi mới được sờ vào nếu không dúi mẹ sẽ cắn chết toàn bộ dúi con vì phải hơi người. Khi dúi con được 32 ngày tuổi tiến hành tách mẹ và xuất bán làm giống, nuôi đạt đến trọng lượng 2,5 – 3kg có thể đem làm thịt. IV / Kỹ thuật cho ăn Dúi là loài gặm nhấm nên thức ăn của chúng chỉ nên dùng một số loại sau: Tre bánh tẻ, chít (bông lau) mía gốc ngô,. Các loại thức ăn này sẽ giúp dúi tiêu hóa tốt và mài bộ răng ngày nào cũng dài ra vài mi li mét của chúng. Đối với các loại thực ăn tinh bột như ngô, khoai, sắn… chỉ nên cho dúi ăn một tháng tối đa hai đến ba lần, nếu cho ăn nhiều dúi sẽ đi ngoài, cũng không được cho dúi ăn cỏ voi vì chúng sẽ bị chết vì tắc ruột. Thức ăn của dúi phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các loại rau, củ, quả, rễ cây, mầm cây ngọt bùi đắng chát… thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ sung khoáng, sinh tố…, thức ăn động vật gồm: côn trùng, ốc, giun đất... Về khẩu phần thức ăn trung bình cho 1 con/ngày như sau: - Dúi 2 - 3 tháng tuổi: 50 - 100 g rau, củ quả; 5 - 10 g thức ăn hỗn hợp và 5 - 10 g lúa, ngô, đậu các loại. - Dúi 3 - 6 tháng tuổi: 100 - 250 g rau, củ, quả; 10 - 15 g thức ăn tổng hợp; 5 - 15 g thức ăn hạt thóc, đậu và 3 - 10 g khô dầu lạc, khô dầu dừa. - Dúi 6 - 9 tháng tuổi: 250 - 350 g rau, củ, quả; 15 - 30 g thức ăn tổng hợp; 15 - 30 g thức ăn hạt các loại và 10 - 20 g khô dầu lạc, khô dầu dừa. Có thể thay dầu dừa, dầu phộng bằng giun đất, côn trùng (kiến, mối, sâu, bọ...), thức ăn tinh hỗn hợp có thể dùng thức ăn viên dùng cho gà con, vịt con 1 tháng tuổi của các hãng chế biến thức ăn. Ta có thể điều chỉnh lượng thức ăn bằng cách quan sát, nếu sau 12 giờ cho ăn thấy dúi ăn hết thì bổ sung thêm, ngược lại nếu thức ăn còn thừa nhiều thì giảm bớt những lần cho ăn sau. Khi cho ăn đủ thức ăn rau, củ, quả tươi thì dúi không cần uống nước hoặc uống ít - > Đó là lý thuyết còn thực tế : mỗi ngày cho một con ăn một khúc tre tươi và mía khoảng từ 10 – 20 cm tùy theo dúi lớn hay nhỏ. Ta theo dõi trong vòng 12 tiếng nếu dúi ăn còn dư thì bớt khẩu phầ lại và ngược lại, mỗi ngày cho thêm vài hạt bắp để bổ sung dinh dưỡng cho dúi. V / Chăm sóc và thu hoạch Dúi giống để nuôi thường được 2 - 3 tháng tuổi, trọng lượng 1,5 - 2,0 kg/con, đã quen ăn các thức ăn do con người cung cấp trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo. Trước khi bán thịt 30 - 40 ngày, vỗ béo cho dúi bằng cơm, tấm gạo, bắp xay 60 - 70% trộn với thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn tinh hỗn hợp loại dùng cho gà con, vịt con 1 tháng tuổi 30 - 40%. Dúi tăng trọng rất nhanh và béo khỏe, có thể đạt 0,5 - 0,7 kg/tháng, bán được giá, cho hiệu quả kinh tế cao. VI/ Kỹ thuật phòng chữa bệnh Để phòng bệnh cho dúi, chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và không cần ánh sáng trực tiếp... con dúi là động vật hoang dã, mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, dúi vẫn bị một số bệnh thông thường như bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh đường ruột… * Bệnh ký sinh trùng ngoài da. Do ve, mò (1 loài ký sinh) cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc kháng sinh bôi hoặc dúi tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh, ta nên định kỳ vệ sinh sát trùng, tẩy uế chuồng trại và xung quanh 1 - 2 lần/tháng. * Bệnh đường ruột. Thường do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên dúi có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc, khẩu phần thức ăn phải phong phú và đa dạng. Powered by Create your own unique website with customizable templates. Get Started

Từ khóa » Dúi Nuôi Bao Lâu Thì Bán được