Nuôi Lươn Bằng Nước Giếng Khoan Không Bùn Có được Không?

1. Nuôi lươn bằng nước giếng khoan có được không?

Nước giếng khoan là nguồn nước phổ biến nhất tại các vùng nông thôn cũng như thành thị ở nước ta. Nguồn nước này khá thuận tiện do mỗi gia đình thường có một giếng riêng, nguồn nước này cũng rất dồi dào. Tuy nhiên trong thành phần của nước giếng khoan vẫn có các kim loại và tạp chất có hại không phù hợp để trực tiếp nuôi lươn.

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều nguồn nước nuôi lươn không bùn như nguồn nước mưa, nước sông, nước máy.

- Nguồn nước mưa: là nguồn nước tự nhiên nhưng không khả thi do phụ thuộc vào lượng mưa tùy theo từng cùng. Dự trữ nước mưa cũng là một vấn đề khó khăn vì trong nước mưa có một lượng lớn asen là nguyên nhân xuất hiện rêu làm ảnh hưởng đến nguồn nước. Ngoài ra, khi hứng nước mưa bằng các mái ngói sẽ vô tình làm tăng hàm lượng tạp chất có hại trong nước không phù hợp cho việc nuôi lươn.

- Nguồn nước máy: là nguồn nước phổ biến ở thành thị, tại các vùng nông thôn nước máy vẫn còn khá khan hiếm, nên đây không phải là nguồn nước phù hợp đối với các hộ muốn nuôi lươn. Chưa kể, trong nước máy tuy đã qua xử lý nhưng thành phần clo vẫn rất cao nên PH không phù hợp để nuôi lươn.

- Nguồn nước sông: có thể là nguồn nước tự nhiên hoặc nguồn nước có pha lẫn tạp chất, hoặc bị ô nhiễm do quá trình xả thải.

2. Xử lý nguồn nước giếng khoan để nuôi lươn

Với công nghệ hiện nay có rất nhiều phương pháp để xử lý nước giếng khoan để nuôi lươn không bùn nhưng phổ biến và đơn giản nhất là phương pháp sử dụng hệ thống xử lý nước giếng khoan. Hệ thống bao gồm các thiết bị có thể điều chỉnh PH phù hợp với môi trường sinh trưởng lươn mà không cần bùn. Chức năng của hệ thống lọc là lọc các tạp chất có hại, loại bỏ kim loại và các vi khuẩn trong nước liên tục do đó mà lươn luôn được sống trong điều kiện lý tưởng nhất.

Cấp nước nuôi lươn bằng nước giếng khoan:

Bơm nước giếng khoan vào bể chưa với lượng nước phù hợp với bể và dùng hệ thống lọc để lọc nước giếng khoan ít nhất trong vòng 24h trước khi đưa lươn vào bể nuôi. Trong quá trình nuôi chú ý vệ sinh bể tránh để rong, rêu tạp chất và các thức ăn thừa tồn đọng sẽ ảnh hưởng đến quá trình lọc và PH của nguồn nước.

Chú ý: Khi nuôi lươn bằng nước giếng khoan thì cần thay nước hàng ngày. Do đó người nuôi nên xây ít nhất 2 bể để thay nguồn nước một cách dễ dàng.

Xem thêm: Nuôi tôm bằng nước giếng khoan

3. Chọn nguồn giống lươn

Chọn giống nên mua giống nhân tạo ở các cơ sở sản xuất tại các cơ sở chuyên cung cấp giống. Lươn đã biết ăn thức ăn công nghiệp, có màu vàng sẫm, không bị sây sát hay thay đổi màu sắc ở da, không có hình dạng bất thường, khỏe mạnh, cùng cỡ. Kích thước lươn giống phù hợp thả nuôi là 200 con/kg.

Mật độ nuôi: Mỗi bể có diện tích 2.7m2, lươn có kích cỡ nhỏ 500 con/kg thả với mật độ thả tốt nhất là 3000 con/bể. Lươn có kích cỡ vừa 200con/kg thả 2000con/bể.

Lươn giống khi mua về từ các trại giống, trước khi thả nuôi cần tắm trước khi cho lươn vào bể bằng nước muối 2– 3% trong 10 – 15 phút để sát trùng.

4. Phòng bệnh khi nuôi lươn bằng nước giếng khoan

Bể phải được vệ sinh hàng ngày. Định kỳ cứ 7-10 ngày bể phải được vệ sinh bằng các dung dịch sát khuẩn như thuốc tím, iod. Hạn chế thay đổi nguồn nước và thức ăn một cách đột ngột, nếu thay đổi cần thay đổi từ từ để lươn có thời gian thích nghi.

Nuôi lươn bằng nước giếng khoan không bùn hiện nay đem lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân, thêm vào đó quá trình xử lý nước để nuôi lươn cũng đã đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn nhờ những hệ thống lọc hiện đại với giá thành phù hợp.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PCCC HAMINCO

  • Trụ sở: 129 Tam Trinh, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0962 798 566
  • VPGD: 126 Hà Huy Tập, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội.
  • Điện thoại: 024 22150479 – 0983 552 368
  • Website: https://haminco.com/

THÔNG TIN HỮU ÍCH

- Cách xử lý nước giếng khoan bị mặn

- Cách xử lý giếng khoan bị phèn mua rượu champagne

Từ khóa » Cách Xử Lý Nước Nuôi Lươn