Nuôi Lươn Trong Bể Composite - Công Nghệ Nuôi Lươn Tuần Hoàn RAS

Công nghệ nuôi lươn tuần hoàn RAS đang được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn bởi tính hiệu quả và tiềm năng của nó. So với hình thức nuôi bùn truyền thống thì nuôi lươn trong bể composite mang đến tính kinh tế cao hơn. Cùng tìm hiểu những ưu điểm khi nuôi lươn theo công nghệ tuần hoàn trong bể composite là gì qua bài viết dưới đây nhé

Ưu điểm khi nuôi lươn trong bể tuần hoàn RAS

Trước đây, người ta thường sử dụng những cách nuôi truyền thống trong bùn đất nên rất khó để kiểm soát số lượng và gặp nhiều vấn đề khi cho ăn. Hơn nữa, nuôi theo những cách này còn khiến môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nặng nề. Tình trạng ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân khiến lươn rất dễ mắc dịch bệnh và chết. Điều này để lại thiệt hại lớn cho người nuôi.

Nuôi lươn công nghệ cao không bùn trong bể là một trong những cách nuôi mới giúp chủ đầu tư giải quyết hoàn toàn những vấn đề trên. Với cách nuôi này, người nuôi có thể kiểm soát dễ dàng và cho ăn dễ hơn. Các bạn cũng sẽ tránh được tình trạng lãng phí thức ăn. Hơn nữa, hình thức nuôi này còn đảm bảo cho chất lượng môi trường nước tốt nhất cho lươn cho phép người nuôi kiểm soát dễ dàng, cho ăn dễ hơn, tránh thất thoát thức ăn. Đặc biệt đảm phát triển nhanh, hạn chế tối đa tình trạng bệnh dịch. Với công nghệ nuôi lươn tuần hoàn RAS, chúng ta cũng có thể dễ dàng thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế lợi nhuận lớn hơn nhiều.

Theo những đánh giá của nhiều chủ đầu tư, nuôi lươn công nghệ cao không bùn trên cạn với mật độ cạo còn tạo ra hướng phát triển hiệu quả, ổn định. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi và hạn chế đáng kể những rủi ro trong sản xuất.

Ưu điểm của bồn composite đối với nuôi lươn công nghệ tuần hoàn RAS

Nuôi lươn trong bể Composite
Nuôi lươn công nghệ cao không bùn

Trong nuôi trồng thuỷ sản hiện nay, nhựa composite hay còn gọi là nhựa FRP. Đây là sản phẩm có sự kết hợp và pha trộn giữa những loại nhựa thủy tinh và nhựa PE thông thường. Chính điều này đã tạo nên đặc tính đàn hồi cực tốt của loại vật liệu này. Vật liệu Composite mang đến sự dẻo dai, bền bỉ và khả năng chống chọi với môi trường khắc nghiệt. Sử dụng bể nuôi lươn bằng composite sẽ mang đến cho chúng ta sự yên tâm về tính bền đẹp, chắc chắn cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Chính những ưu điểm đó mà vật liệu composite đang ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thuỷ sản. Nuôi lươn trong bể Composite giúp chủ đầu tư tăng năng suất và tối ưu chi phí, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Với nhiều hình dạng khác nhau, bồn composite đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về tính bền đẹp, dễ dàng lắp ráp ở nhiều khu vực khác nhau. Chủ đầu tư có thể thoải mái lắp đặt ở những không gian, địa hình khác nhau bởi đây là loại vật liệu có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với các vật liệu khác.

Với cấu tạo từ nhựa thuỷ tinh và nhựa PE nên mặt trong và ngoài của bồn composite bằng phẳng, láng bóng. Điều này không chỉ mang đến tính thẩm mỹ mà còn giúp quá trình vệ sinh, dọn rửa nhanh chóng và đơn giản hơn. Hơn nữa, đặc điểm này cũng có thể ngăn chặn được các loại vi khuẩn, rong, rêu bám vào bồn; loại trừ nguy cơ phát triển của các mầm bệnh ở lươn.

Có thể thấy, Công nghệ nuôi lươn tuần hoàn RAS đảm bảo an toàn cho lươn sinh trưởng và phát triển cực tốt. Bên cạnh đó, hệ thống lọc tự động được lắp đặt trong bể nuôi cũng đảm bảo chất lượng nước luôn đủ tiêu chuẩn cho lươn sinh trưởng, loại bỏ các vi khuẩn có hại một cách hiệu quả.

Với các thông tin về công nghệ nuôi lươn tuần hoàn RAS với hệ thống bể Composite kể trên, hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn có nhiều kinh nghiệm để ứng dụng hiệu quả vào quá trình nuôi lươn của mình.

Từ khóa » Bồn Nuôi Lươn Composite