Nuôi Ong Trong Thùng Xốp Có Tốt "XUẤT THẦN" Như Thiên Hạ Đồn?

Khi nói đến nghề nuôi ong mật, không thể không nói tới ý tưởng tận dụng các thùng xốp cũ để làm thùng nuôi ong lấy mật. Liệu chúng có mang lại hiệu quả cho người nuôi và khi mới bắt đầu nuôi ong, có nên áp dụng mô hình nuôi ong bằng thùng xốp hay không?

Mô Hình Nuôi Ong Bằng Thùng Xốp

Mô hình nuôi ong bằng thùng xốp phải nói là 1 ý tưởng cũ rít và chẳng mới mẻ gì, nếu bạn là 1 người mới nuôi ong và tìm hiểu về kỹ thuật nuôi ong trên mạng và biết về chúng, rồi thấy "thiên hạ" đồn về hiệu quả "thần thánh" của cách nuôi ong trong thùng xốp vừa rẻ vừa tốt cho đàn ong bla bla... Nhưng theo chúng tôi, thì nó không đúng như các bác ấy quảng cáo. Sau đây là kết quả ghi nhận được trong khảo sát và kiểm tra về tính hiệu quả của thùng xốp mà chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm.

Làm Thùng Ong Bằng Xốp Không Rẻ Và Đơn Giản Như "Quảng Cáo" Quá Lố

1. Thùng xốp và kích thước cần để làm thùng nuôi ong bằng xốp

Để làm được 1 thùng ong bằng xốp trước tiên chúng ta cần phải có thùng xốp. Thùng xốp khi mua, bạn có 2 lựa chọn, một là mua thùng xốp mới với giá 50.000đ/thùng, còn nếu mua thùng xốp cũ thì giá từ 15k - 20k/thùng tùy vào người bán.

Kích thước thùng nuôi ong mật bằng xốp

Hình 1. Kích thước của thùng xốp chuẩn để có thể làm được 1 thùng nuôi ong mật

Kích thước của thùng xốp để làm thùng nuôi ong mật ít nhất phải là: dài: 45cm, rộng: 28cm cao: 30cm, các thùng xốp này là thùng xốp lớn, nếu mua cũ lại, bạn có thể ra chợ tìm hỏi mua lại của các cô, dì bán trái cây chắc chắn sẻ có cho bạn với giá như trên. Còn nếu mua mới thì cứ ra tiệm mà mua, khi đi mua thùng xốp nhớ mang theo thước đo, để đo kích thước cho đúng không mua về nhỏ hơn là thua, đặc biệt là chiều dài không <42cm.

2. Nguyên liệu làm đẹp cho thùng nuôi bằng xốp

Để khắc phục nhược điểm của thùng xốp là ong cắn thùng thì chúng ta cần phải có xi măng trét bên trong thùng xốp và một số nguyên liệu sau để trang trí cho thùng xốp được đẹp

Xi măng. Dùng để quét bên trong thùng xốp cho ong khỏi cắn thùng và xây các gờ để gác khung cầu. Khoảng 2k tiền xi măng cho tất cả công việc này.

Sơn màu tùy thích. Có thể là sơn dầu hay sơn nước đều được, không nhất thiết phải là sơn nước. Chi phí sơn toàn bộ mặt ngoài của 1 thùng xốp là khoảng 20k

Gỗ, dây kẽm, và lưới. Để làm các đai thùng bên ngoài chống gà mổ và khắc phục nhược điểm nhẹ gió thổi bay của thùng xốp và làm gờ để gác khung cầu, phần này bạn sẻ tốn tầm 30k - 70k tiền vật liệu tùy vào ý định của bạn muốn thùng xốp chắc chắn và đẹp thì sẻ tốn nhiều hơn.

Cách làm thùng nuôi ong bằng xốp để nuôi ong mật trên sân thượng

Hình 2. Các thứ cần phải có để làm được một thùng nuôi ong bằng xốp

3. Chi phí cho 1 thùng nuôi ong bằng xốp tự chế

Như Ong dú JiChi đã làm, và các anh em khác nuôi ong củng làm, thì chi phí để làm một thùng xốp hoàn thiện và có thể nuôi ong được rơi vào khoảng 100k-150k/thùng (thùng xốp mới), nếu là thùng cũ thì mất khoảng 40k-70k/thùng

Thùng nuôi ong bằng nhựa và thùng ong bằng xốp

Hình 3. Chi phí cho một thùng nuôi ong bằng xốp "mới ken xà beng"

Tổng Hợp Các Mẫu Thùng Nuôi Ong Bằng Xốp Tự Chế Trên Mạng

Có thể nói từ khi video của chương trình "Nhà nông làm giàu" nói về một sáng chế mới trong nghề nuôi ong là tận dụng lại những đồ bỏ đi trong nhà để làm ra 1 thùng nuôi ong với chi phí cực kỳ rẻ đó là Thùng nuôi ong bằng xốp. Thì cho đến hiện nay, các mẫu thùng nuôi ong bằng xốp này đã có rất nhiều phiên bản cải tiến và nâng cấp, nhằm để khắc phục các nhược điểm của xốp là nhẹ và dễ bị ong cắn củng như là gà mổ ...

Nay trang web hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong đã tổng hợp được gần như là tất cả các mẫu thùng xốp để nuôi ong, nhằm làm tài liệu cho người mới nuôi ong và người nuôi ong lâu rồi nhưng muốn tìm hiểu về loại thùng ong tái chế này, và củng là có cơ sở để so sánh ưu và nhược điểm của mô hình nuôi ong trong thùng xốp này như thế nào, và liệu chúng có thể được nuôi trên sân thượng dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp được hay không.

Kỹ thuật nuôi ong trong thùng xốp với các mẫu thùng nuôi ong

Hình 4. Hình ảnh tổng hợp các mẫu thùng nuôi ong bằng xốp có trên mạng Internet mà chúng tôi sưu tầm được

Chi Tiết Bên Trong Thùng Xốp Nuôi Ong Như Thế Nào?

Một thùng nuôi ong bằng xốp, chứa tối đa 8 cầu ong nội và 1 ván ngăn, bên dưới chừa ra chiều cao khoảng 5cm để chứa máng cho ong ăn, một dụng cụ không thể thiếu của nghề nuôi ong mật. Và 2 bên thành thùng là 2 thanh nẹp gỗ dùng để làm tai gác các cầu ong. Những vật dụng bên trong thùng xốp để nuôi được ong chỉ đơn giản như vậy thôi.

Bên trong thùng nuôi ong bằng xốp hiện đại cải tiến

Hình 5. Hình ảnh bên trong thùng ong bằng xốp đang nuôi một đàn ong mật nội trong đó

Còn kích thước và cách làm khung cầu ong nội để vừa thùng xốp thế nào, bạn hãy xem thêm

Kỹ Thuật Nuôi Ong Thùng Xốp, Đánh Giá Hiệu Quả Của Thùng Nuôi Ong

Để đánh giá được đúng tính hiệu quả của mô hình nuôi ong trong thùng xốp, chúng ta cần phải xem xét liệu thùng xốp nuôi được những loại ong nào, và ưu điểm của thùng xốp thế nào, đồng thời chúng có những khuyết điểm gì cần khắc phục, có thể khắc phục được không và làm thế nào, độ bền của thùng xốp là bao lâu ngoài ra chúng ta còn phải xem xét về tính thẩm mỹ với cùng số tiền bỏ ra có thể lựa chọn được những thùng nuôi ong nào khác đẹp hơn và bên hơn không.

Giống Ong Nào Nuôi Được Trong Thùng Ong Bằng Xốp?

Thùng xốp rất kén ong. Với các kích thước sẵn có của các thùng xốp bán ngoài thị trường, thì thùng xốp chỉ nuôi được 2 loại ong duy nhất đó là giống ong mật nội và giống ong dú.

Kinh nghiệm nuôi ong bằng thùng xốp

Hình 6. Các loại ong có thể nuôi được trong thùng xốp chỉ có 2 giống là ong mật nội và ong dú

Thùng xốp không nuôi được các giống ong ngoại như ong ý, ong mật châu ong... bởi vì kích thước thùng xốp nhỏ hơn chiều dài của một cầu ong ngoại là 48cm, và đàn ong ngoại cần một không gian rộng hơn, thoáng hơn để có thể phát triển đàn tốt hơn. Nên khi bạn là người mới bắt đầu nuôi ong và có ý định nuôi ong các giống ong ngoại thì mô hình nuôi ong thùng xốp không phải là lựa chọn cho bạn, thay vào đó bạn có thể tìm mua các thùng nuôi ong ý bằng gỗ hoặc bằng nhựa khác, giá của chúng giao động từ 300k-400k/thùng mới kẻng, rất đẹp và cực kỳ bền.

Lợi Ích Của Thùng Nuôi Ong Bằng Xốp

Thùng nuôi ong bằng xốp có các ưu điểm mà các thùng nuôi ong bằng gỗ và bằng nhựa không thể có được

1. Cách nhiệt rất tốt

Đặc biệt là các khu vực có rét đậm, rét hại, thùng xốp giữ ấm rất tốt giúp ong vượt rét tốt hơn so với các thùng nuôi ong bằng gỗ có cùng độ dày.

2. Nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản

không cần nhiều dụng cụ làm mộc, người lớn tuổi củng có thể làm được, và trung bình một ngày có thể làm ít nhất từ 3 đến 4 cái thùng xốp để nuôi ong, và đây củng lá lý do mà người mới nuôi ong thích mô hình nuôi ong trong thùng xốp, nhưng với những người nuôi ong chuyên nghiệp, nuôi lâu năm thì thật sự chẳng ai quan tâm đến thùng xốp làm gì.

3. Chi phí rẻ

Chi phí để làm một thùng xốp nuôi ong có phần hơi rẻ hơn so với các thùng nuôi ong bằng gỗ một tí.

Thùng nuôi ong thông minh bằng xốp dụng cụ cần thiết để nuôi ong

Hình 7. Ưu điểm của thùng nuôi ong bằng xốp bằng hình ảnh

Nhược Điểm Nuôi Ong Trong Thùng Xốp

Ngoài các ưu điểm là dễ làm, cách nhiệt tốt như ở trên ra, thì thùng nuôi ong bằng xốp có rất nhiều nhược điểm mà người mới nuôi ong hay đang tìm hiểu về mô hình nuôi ong bằng thùng xốp cần phải cân nhắc trước khi bắt đầu sắm cho tổ ong của mình một "ngôi nhà" thật tốt giúp đàn ong phát triển tốt và nhanh nhất có thể.

Thùng nuôi ong bằng xốp có các nhược điểm sau

1. Rất nhẹ.

Vì trọng lượng của xốp rất nhẹ, cho dù có thêm xi măng và gỗ vào thì thùng nuôi ong bằng xốp của bạn củng rất dễ bị gió thôi bay.

Cách dụ ong mật về làm tổ bằng mô hình nuôi ong thùng xốp

Cứ tưởng tượng xem, bạn đang nuôi một đàn ong trong thùng, bổng như một ngày gió hơi to hơn bình thường, làm thùng xốp của bạn "chủ động đổi vị trí", bạn bước ra vườn, thấy cảnh tượng tổ ong của mình bị úp ngược xuống đất hồi nào không biết, ôi thật thê thảm.

Củng không cần gió mạnh, nếu như nhà bạn có nuôi chó, mèo, trong lúc đùa, chúng vô tình va phải thùng xốp của bạn, chúng sẻ đổ nhào ngay lập tức, vì chúng quá nhẹ so với tiêu chuẩn của một thùng nuôi ong.

2. Xốp, là "món ăn chơi" khoái khẩu của gà, vịt, ngang, chim bồ câu...

Trong khu vườn nhà bạn đang nuôi gà, vịt hay các loài gia cầm khác, thì bạn đặt thùng xốp ở những nơi này, đi vào nhà, vài tiếng sau ra lại, bạn sẻ thấy thùng xốp của bạn bị chúng mổ lủng banh chanh té mứa, và bạn không còn cách nào khác là phải kê cao chúng cao hơn tầm với của các loài gia cầm này. Với thùng nuôi ong bằng gỗ thì chấp cả đám xúm lại mổ củng không ảnh hưởng gì, mà chẳng con gà nào khùng mà mổ vào cái thùng gỗ cho gãy mỏ chơi.

Tiêu chuẩn thùng ong bằng xốp và nhược điểm của thùng xốp nuôi ong

3. Không thể vận chuyển đi xa

Nếu bạn đang dự tính nuôi ong với số lượng nhiều và vận chuyển đi nơi khác để đánh mật, thì chúng tôi khẳng định với bạn, thùng xốp trong lúc này không phải là lựa chọn đúng cho bạn, bạn nên suy nghĩ lại lựa chọn của mình cho phù hợp. Một thùng nuôi ong bằng gỗ hay bằng nhựa lúc này là lựa chọn tốt nhất cho bạn

Còn nếu bạn nuôi chơi vài đàn, và đặt cố định trong vườn, thì bạn lựa chọn phương pháp nuôi ong thùng xốp là hợp lý, nếu bạn muốn có chi phí nuôi ong thấp nhất và tận dụng hết những vật dụng sẵn có và không muốn mua thêm thứ gì khác thì thùng xốp là lựa chọn số 1 lúc này.

4. Hạn chế giống ong nuôi được trong thùng

như mình đã nói đến ở trên, thùng ong bằng xốp chỉ nuôi được 2 giống ong là ong dú và ong mật nội địa, ngoài ra chúng không thể nuôi được bất cứ loài ong gì khác, ngược lại thùng nuôi ong bằng gỗ thì có thể nuôi được hầu hết tất cả các giống ong.

5. Rất dễ vỡ khi rơi

Khi nuôi tổ ong trong thùng xốp, đặc biệt là các thùng xốp củ, không còn tính đàn hồi và dẻo như ban đầu làm chúng rất dòn, khi di chuyển cần chú ý tránh để rơi, vì chúng rất dễ vỡ khi bên trong có chứa vật khá nặng với thùng củ.

6. Không bền bằng thùng gỗ

Nếu so về độ bền giữa thùng nuôi ong bằng gỗ và thùng ong bằng xốp thì thùng ong bằng gỗ rõ ràng là bền hơn rất nhiều so với thùng ong bằng xốp, và chống chịu lại với thiên nhiên củng tốt hơn thùng xốp. Đây củng là lý do những người nuôi ong chuyên nghiệp họ lại dùng thùng gỗ để nuôi ong hơn là tận dụng những thùng xốp cũ.

7. Lâu ngày ong củng cắn xốp phía trong thành thùng

Cho dù thành thùng ở phía trong, bạn có quét bằng nước xi măng đi nữa, thì lâu ngày, ong củng cắn lủng lớp xi măng này và cắn lủng thùng xốp, điều này chỉ thấy khi bạn thử rồi sẻ biết, "đừng nghe bọn nó nói, chúng lừa đấy"

8. Thoát nước cực kém

Thùng xốp có một nhược điểm nữa là thoát nước cực kém, cho nên khi làm thùng xốp cần chú ý, dùng dây thép, đâm thủng vài lỗ dưới đáy thùng xốp để cho thùng được thoát nước tốt hơn vào mùa mưa và không đọng nước và độ ẩm vào mùa hè.

Lợi ích của việc nuôi ong trong thùng xốp

9. Giữ nhiệt cực tốt, con dao 2 lưỡi

Thùng xốp được sản xuất ra với mục đích là giúp cách nhiệt bên ngoài và giữ nhiệt độ bên trong giúp vật chứa có nhiệt độ như mong muốn và bảo quản được lâu hơn, đây củng là ưu điểm và củng là nhược điểm của thùng xốp.

Người nuôi ong trong thùng xốp nhằm mục đích cách nhiệt giữ ấm cho đàn ong của mình trong mùa đông là chủ yếu. Chúng phát huy hiệu quả rất tốt khi trời lạnh, nhưng với mùa hè thì sao, điều này tồi tệ hơn chúng ta nghĩ.

Tuy chúng cách ly được nhiệt độ cực nóng bên ngoài ban ngày, nhưng khi đêm xuống bên ngoài đã mát trở lại, thì bên trong thùng xốp lại y như một quả lò đang cháy, bởi vì để cách được nhiệt đồng nghĩa với việc chúng phải thoát khí ra càng ít càng tốt, ban ngày xốp hấp thụ sức nóng của nắng, ban đêm chúng tỏa ra bên trong lẫn bên ngoài, bên ngoài thì trời đã mát và thoáng khí, nhưng bên trong không khí lưu thông cực kém, cho dù cả đàn ong có chấp hết cánh lại quạt gió ra bên ngoài thì củng không ăn thua gì với thùng xốp cả. Nếu bạn không tin, bạn hãy đặt một thùng xốp dưới ánh nắng ban trưa vài tiếng để nhiệt kế vào trong đó, rồi đem vào nhà để tới tối xem nhiệt độ trong thùng xốp chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài bao nhiêu là bạn sẻ hiểu được tại sao!

Nhưng đa số những người nuôi ong trong thùng xốp lại không chú ý đến điều này, cứ ngỡ rằng thùng xốp cách nhiệt rất tốt, và đặt chúng bất chấp trên mái nhà sân thượng dưới ánh nắng trực tiếp, thật là tội nghiệp những chú ong mật ở trong đó.

Thùng Nuôi Ong Bằng Xốp Đẹp Như Thế Nào So Với Thùng Ong Tiêu Chuẩn

Nhiều người lựa chọn thùng ong bằng xốp vì tính đơn giản, ai củng làm được, và một phần nữa là vì chi phí cúng rẻ hơn so với thùng ong bằng gỗ và bằng nhựa, nhưng bạn lại bỏ qua một điều rằng, nếu như bạn tốn 150k/thùng xốp mới để nuôi một đàn ong nội nhưng chỉ có 3 ưu điểm, mà mang lại tới 9 nhược điểm, trong khi đó với số tiền 150k này, bạn hoàn toàn có thể tự đóng cho mình một thùng nuôi ong nội bằng gỗ, hoặc củng có nơi bán thùng nuôi ong nội bằng gỗ chỉ với giá 150k/thùng đẹp lung linh, cực chuẩn, hoặc cao lắm là 200k/thùng ong bằng gỗ mới toanh đã sơn màu sắc đa dạng.

Vậy việc gì phải bỏ ra 150k chỉ để sở hữu 1 thùng nuôi ong bằng xốp mà chỉ là đồ tận dụng, không đúng theo tiêu chuẩn và củng chẳng đẹp bằng thùng ong bằng gỗ, đó là điều tất nhiên.

Thiết bị nuôi ong mật trong thùng xốp

Bạn bỏ ra 150k chỉ để sỡ hữu thùng xốp chấp vá thế này thôi sao!

Trong khi đó từ 150k đến 200k bạn đã có 1 thùng nuôi ong cực chuẩn và đẹp thế này rồi, có phải bạn cần suy nghĩ lại quyết định của mình không.

Chi phí để làm một thùng ong bằng xốp và thùng ong mini

Kinh Nghiệm Nuôi Ong Đến Thực Tiễn, Có Nên Nuôi Ong Trong Thùng Xốp?

Vậy, vấn đề ở đây nên kết luận lại rằng là có nên nuôi ong thùng xốp hay không?

Nếu bạn là người mới bắt đầu nuôi ong, bạn đang tìm kiếm một cách thức nuôi ong mới, cải tiến, tăng đàn nhanh và cho mật hiệu quả, hay bạn đang muốn nuôi ong với số lượng trên 20 đàn để thu mật, hoặc bạn đang có ý định nuôi nhiều hơn với các loài ong ý, ong mật châu âu, ong làm sữa ong chúa... bạn là người nuôi chuyên nghiệp hay là người nuôi ong du mục, di cư nay đây mai đó, thì thùng nuôi ong bằng gỗ và thùng nuôi ong bằng nhựa là lựa chọn hoàn hảo và tuyệt vời nhất với bạn.

Còn nếu bạn là người mới nuôi ong,mới tìm hiểu về con ong mật, bạn muốn nuôi theo kiểu văn nghệ, giải trí, nuôi dưới 10 đàn chơi cho vui, không quan trọng gì vấn đề đẹp hay xấu, ong phát triển tốt hay không bla.bla.., chỉ cần ong ở được, và cho mật được, hay bạn đang ở vùng Hà Giang lạnh lẽo, mùa đông cực rét, bạn đang tìm kiếm một giải pháp giúp ong vượt rét chỉ trong vài tháng mùa động, thì lúc này thùng nuôi ong bằng xốp là lựa chọn hợp lý nhất cho bạn.

Với 2 gợi ý trên và 2 kết luận đưa ra, website hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong tin chắc rằng bạn sẻ biết mình nên chọn loại hình nuôi ong bằng thùng ong như thế nào là thích hợp cho dự định và kế hoạch của bạn. Nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn muốn nhấn mạnh thông điệp "CÓ GÌ SAI KHI BẠN MUỐN CÁI ĐẸP TRÀN NGẬP CUỘC SỐNG CỦA MÌNH!"

Nơi đặt thùng nuôi ong bằng xốp đẹp nhất và thích hợp nhất

––––••––––

Các Bài Viết Khác Cần Xem Để Trở Thành Người Nuôi Ong Chuyên Nghiệp

»12 bộ phận cấu tạo bên ngoài của loài ong bạn cần phải biết

» Nuôi ong mật hay ong dú, 17 điểm so sánh chuẩn khỏi chỉnh

» Xem tất cả các vật dụng dùng để nuôi ong trong ngành ong Tại đây

» Đọc hết tất cả kiến thức về cách nuôi ong lấy mật Tại đây

––––••––––

Ghi nhận bản quyền

Vì bài viết mang tính chất tổng hợp và sưu tầm từ nhiều nguồn, với mục đích góp phần bổ sung phong phú nguồn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong Việt Nam hiện tại, nên việc sử dụng hình ảnh của những bạn khác là điều không thể tránh khỏi. Nếu có vi phạm nguyên tắc bản quyền của các bạn, kính mong các bạn thông cảm, và liên hệ với chúng tôi để được ghi nhận bạn quyền đúng với tên thực tế của hình ảnh.

Xin Trân Trọng Cảm Ơn Các Bạn Đã Cung Cấp Tư Liệu Để Xây Dựng Nên Bài Viết Này!

Từ khóa » Thùng Xốp Nuôi Ong