Nuôi Rùa Nước Ngọt Làm Cảnh Dễ Hay Khó? Phù Hợp ... - Sen Tây Hồ

Giống như việc nuôi cá trong bể, nhiều người lại có thú vui nuôi giống rùa nước ngọt tại nhà. Đây là một trong những thú vui để giải tỏa áp lực cuộc sống cũng như công việc. Tuy nhiên, nếu bạn không nắm những kiến thức cơ bản về đặc tính sinh trưởng, điều kiện môi trường sống hay cách cho ăn và cách chăm sóc thì dễ khiến chúng chết yểu. Chính vì điều này, hôm nay Khuyến Nông TPHCM sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về loài rùa này để bạn dễ dàng, thoải mái hơn trong việc chăm sóc chúng. Cùng tìm hiểu nhé! Chắc chắn sẽ có những điều thú vị dành cho bạn!

Trước khi nuôi bạn nên tìm hiểu tập tính sinh trưởng của chúng.
Trước khi nuôi bạn nên tìm hiểu tập tính sinh trưởng của chúng.

Mục lục

  • 1 Đặc điểm rùa nước ngọt
  • 2 Chuẩn bị bể nuôi rùa
    • 2.1 Kích thước và nơi đặt bể
    • 2.2 Tính chất nguồn nước
    • 2.3 Điều kiện nhiệt độ
    • 2.4 Thiết kế bể nuôi
  • 3 Kỹ thuật nuôi và chăm sóc rùa cảnh nước ngọt
    • 3.1 Thức ăn cho rùa
    • 3.2 Lưu ý khi cho rùa cảnh ăn
    • 3.3 Cách cho rùa nước ngọt ăn
  • 4 Những người mệnh nào được nuôi rùa?

Đặc điểm rùa nước ngọt

Đây là loại rùa có màng trên chân, chủ yếu sống dưới nước, khác với bàn chân kiểu chân voi của rùa cạn. Đặc điểm môi trường sống của 2 loại rùa này khá giống nhau.

Rùa nước ngọt cũng có mai và yếm tương tự như những giống khác. Hiện nay, những giống được nuôi làm thú cưng phổ biến là: rùa cổ gập (sideneck turtles), rùa vẽ (painted turtles), rùa hồ (pond turtles), rùa gỗ (wood turtles) và slider turtles….

Chuẩn bị bể nuôi rùa

Kích thước và nơi đặt bể

Kích thước của rùa nước ngọt thường không quá lớn, khoảng từ 5 – 40cm. Vì vậy, khi chuẩn bị bể nuôi, bạn không cần bể quá lớn, chỉ cần có kích thước đủ để chúng hoạt động thoải mái là được. Theo đó, kích thước tối thiểu về chiều dài bằng 3 – 4 lần kích thước thân rùa, chiều rộng gấp 2 – 3 lần là được.

Nên đặt bể nuôi rùa ở nơi ổn định nhiệt độ, có thể đặt ở phòng khách hay gần cửa ra vào. Không nên thay đổi nhiệt độ phòng quá thường xuyên dễ làm rùa không kịp thích nghi, dễ bị ốm và chết.

Tính chất nguồn nước

Ngoài việc chuẩn bị bể nuôi, bạn cần chuẩn bị nguồn nước chuẩn để tạo môi trường sống thuận lợi cho rùa. Bạn không cần xả nước quá đầy bể, chỉ cần cao gấp 3 – 4 lần kích thước của rùa là được.

Hãy sử dụng nguồn nước sạch và xử lý đúng cách trước khi nuôi bằng cách phơi nước dưới nắng trước ít nhất 1 ngày để nước bay hết clo để rùa nước ngọt sống thoải mái.

Điều kiện nhiệt độ

Thông thường, đa số các loại rùa nước ngọt đều có khả năng chịu lạnh kém. Khi nhiệt độ xuống thấp, chúng có xu hướng ngủ đông. Nhiệt độ lý tưởng cho rùa sinh trưởng khỏe mạnh là từ 23 – 30 độ C. Nhưng mỗi giống cụ thể sẽ thích hợp với ngưỡng nhiệt khác nhau nên bạn dựa theo chính nhu cầu của chúng mà cân chỉnh nhiệt độ.

Thiết kế bể nuôi

Cũng giống như nuôi cá, bể nuôi rùa nước ngọt cần có những cây thủy sinh, cây trang trí sao cho môi trường vừa tự nhiên, vừa đẹp mắt. Khi thiết kế bể nuôi rùa cảnh, bạn nên tạo một khu vực cạn để rùa leo lên thở. Có thể dùng những loại hòn non bộ, cành cây hay xếp đá đều được.

Vật dụng trang trí bể không nên dùng bằng chất liệu xi măng hay đá vôi vì dễ làm ảnh hưởng xấu, thay đổi độ pH của nước dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe rùa.

Ngoài ra, bạn còn cần đến sự trợ giúp của đèn chiếu sáng để sưởi ấm cho rùa vào mùa đông.

Bể nuôi cần trang bị thiết bị lọc nước để đảm bảo môi trường sạch sẽ, hạn chế để rùa bị bệnh do nguồn nước kém sạch. Mỗi tuần bạn cần thay bỏ 20% nước.

Rùa nước ngọt chân có màng bơi.
Rùa nước ngọt chân có màng bơi.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc rùa cảnh nước ngọt

Thức ăn cho rùa

Rùa là loài ăn tạp, thức ăn của chúng không cần quá cầu kỳ, bạn chỉ cần chuẩn bị tôm tép, cá tạp (nhỏ) là được. Các loại đậu cũng là thức ăn yêu thích của chúng. Ngoài ra, bạn còn bổ sung rau xanh, hoa quả tươi như chuối hay dâu tây…

Chế độ ăn của rùa nước ngọt nên đảm bảo theo công thức: 50% rau xanh, 25% tôm tép và những loại thức ăn tươi sống, 25% còn lại là những loại thức ăn chế biến sẵn. Đáp ứng nhu cầu ăn uống này, chắc chắn bạn rùa nhà bạn sẽ luôn khỏe mạnh.

Lưu ý khi cho rùa cảnh ăn

Mặc dù mang tiếng ăn tạp nhưng có một số loại thức ăn rùa nước ngọt không ăn được như cơm, rau diếp cá, rau má (vì có tính hàn, dễ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa) hay các loại thức ăn cứng…

Nguyên nhân là rùa không nhai, chúng chỉ ngoạm lấy thức ăn cho vào mồn rồi nuốt trộng. Chính vì vậy, khi cho rùa ăn bạn nên thái nhỏ.

Đặc biệt, thức ăn cho rùa nên dùng những loại tươi ngon, tuyệt đối không cho ăn đồ ôi thiu, hư hỏng dễ làm ô nhiễm nguồn nước mà lại không đủ dinh dưỡng.

Cách cho rùa nước ngọt ăn

Khi cho rùa ăn, bạn nên cho chúng ăn từ từ từng chút một, không nên cho ào một lúc. Mỗi lần ăn chúng tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hay ít tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể. Bạn nên cân chỉnh và có chế độ phù hợp. Thông thường mỗi lần ăn thời gian không nên kéo dài quá 20 phút.

Đối với những chú rùa con, bạn co ăn thường xuyên mỗi ngày 1 – 2 lần nhưng khi bước sang giai đoạn trưởng thành, bạn chỉ cần cho chúng ăn cách ngày hoặc 2 – 3 ngày 1 lần.

Bạn nên cho rùa nước ngọt ăn ở vị trí cố định trong bể để tạo thói quen ăn uống sạch sẽ, phần thức ăn thừa dễ dàng được gom sạch để giữ nguồn nước không bị bẩn.

Thay vì cung cấp tinh bột như khi nuôi chó, mèo,… thì bạn hãy cung cấp đầy đủ canxi để mai và yếm rùa chắc khỏe, cứng cáp.

Bể nuôi rùa cần có nơi cao ráo để chúng lên thở.
Bể nuôi rùa cần có nơi cao ráo để chúng lên thở.

Những người mệnh nào được nuôi rùa?

Nhiều người quan điểm nuôi rùa dễ mang điềm xui xẻo hay nhiều người thắc mắc có nên nuôi rùa cảnh hay không và những người tuổi nào, mệnh nào thì nuôi được rùa hay nuôi chúng có đem lại may mắn, tài lộc hay hạn chế điềm xấu không…

Theo những chuyên gia nghiên cứu phong thủy, rùa nước hay rùa cạn đều có thể mang lại những điều may mắn, tài lộc, cả công danh và sức khỏe cho gia chủ. Nhưng bạn phải lưu ý chọn đúng tuổi, đúng bản mệnh của mình. Nên dựa vào những thông tin sau đây để quyết định chọn nuôi loại rùa phù hợp:

  • Những người tuổi Hợi và tuổi Tý rất nên nuôi rùa biển. Chúng không những là thú vui mà còn giúp bạn khá nhiều ở đường công danh tài vận và cả sức khỏe.
  • Những người tuổi Dậu, tuổi Thân tuyệt đối không nên nuôi rùa phong thủy vì chúng dễ khiến bạn gặp những điều không may.
  • Rùa thuộc hành Hỏa, do Thủy thắng Hỏa nên những người thuộc mệnh Thủy nuôi rùa nước ngọt càng khiến cho đường công danh thêm thịnh vượng.
  • Những người mệnh Kim tuyệt đối không nên nuôi rùa trong nhà vì bản chất Kim và Hỏa khắc nhau.
  • Những người mệnh Thổ, mệnh Hỏa hoàn toàn có thể nuôi rùa phong thủy để chúng đem lại may mắn và tài lộc cho bản thân vì Hỏa tương hợp với Hỏa và tương sinh với Thổ.
Trước khi nuôi bạn nên xem mình có hợp với việc nuôi rùa hay không.
Trước khi nuôi bạn nên xem mình có hợp với việc nuôi rùa hay không.

Đến đây bạn đã có đầy đủ những kiến thức cơ bản từ chuẩn bị cho đến chọn nuôi giống rùa phù hợp với bản thân mình để chúng đem lại nhiều điều may mắn rồi đấy. Với giống rùa nước ngọt này thực chất không khó nuôi nhưng bạn cần dành thời gian quan tâm chăm sóc chúng để chúng có khả năng sinh trưởng tốt nhé! Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn thật nhiều. Nếu yêu thích loài vật dễ thương này, bạn đừng ngần ngại lên kế hoạch nuôi ngay một em nhé!

Chúc bạn sớm có những em rùa thật cưng!

Từ khóa » Cách Nuôi Rùa Vẽ Tây