Nuôi Tôm Nước Lợ- định Hướng Nuôi Tôm Công Nghệ Cao Tại Cà Mau

I. Tổng quan về nuôi tôm nước lợ 1. Tình hình nuôi tôm nước lợ trên thế giới: Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO), ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu trong bối cảnh dân số thế giới có thể đạt 9,7 tỷ người vào năm 2050. Trong khi sản lượng thủy sản khai thác duy trì tương đối ổn định từ cuối thập niên 1980 đến nay, nguồn cung thủy sản từ lĩnh vực nuôi trồng liên tục tăng. Năm 1974, thủy sản nuôi chỉ chiếm 7% nguồn cung thủy sản dùng làm thực phẩm thì đến năm 1994, tỷ trọng này tăng lên 26%, đạt 39% năm 2004. Tỷ trọng này vẫn tiếp tục tăng cho đến hiện nay.

Hình 1. Sản lượng tôm 1995-2018 chia theo khu vực Nguồn: undercurrentnews.

Nuôi tôm nước lợ đóng góp phần lớn sản lượng thủy sản nuôi trên toàn thế giới. Sản lượng tôm nuôi toàn cầu năm 2017 ước đạt từ 2,9 – 3,5 triệu tấn, trong đó gần 80% sản lượng tôm nuôi tập trung ở châu Á – Thái Bình Dương. Các nước sản xuất tôm chính trong năm 2017 là Trung Quốc, Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam, Indonessia. Sản lượng tôm nuôi của Trung Quốc và Ấn Độ đều đạt khoảng 500.000 tấn. Sản lượng ước tính ở Ecuador là 400.000 tấn, Thái Lan khoảng gần 330.000 tấn. Sản lượng tôm nuôi tại các quốc gia chủ lực ở khu vực Mỹ Latin như Ecuador, Mexico và Brazil đạt hơn 700.000 tấn. Theo ước tính của Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), nuôi tôm khu vực Nam Á và Mỹ Latinh tăng trưởng bất ngờ sẽ khiến sản lượng tôm thế giới tăng khoảng 7%, tương đương khoảng 4,6 triệu tấn trong năm 2018 so với mức 4,3 triệu tấn năm 2017. Kể từ khi chạm đáy năm 2013 với mức sản lượng 3,49 triệu tấn, sản lượng tôm toàn cầu đã liên tục duy trì được mức tăng trưởng 5,7%/năm. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này không ổn định và các nước đã phải rất nỗ lực mới đạt được mức tăng trưởng này. Tại Hội nghị thị trường thủy sản toàn cầu (GSMC) tổ chức tại Miami, Hoa Kỳ cuối tháng 1/2018, các nhà nghiên cứu đã dự đoán xuất khẩu tôm thế giới có thể sẽ duy trì được mức tăng trưởng từ mức xấp xỉ 3,3 triệu tấn năm 2017 lên 3,6 triệu tấn trong năm 2018.

Hình 2: Cơ cấu nhóm tôm trên thế giới giai đoạn 1995-2018. (Nguồn: GOAL survey)

Giai đoạn 1997 – 2007, sản lượng và tỷ trọng cơ cấu sản lượng tôm nuôi thế giới đã tăng mạnh nhờ sự đóng góp tích cực của đối tượng tôm thẻ chân trắng. Từ 10% sản lượng đóng góp vào tổng sản lượng tôm nuôi thế giới vào năm 1998, đến năm 2006, tôm thẻ chân trắng chiếm tới 75% sản lượng tôm nuôi thế giới. Về cơ cấu, tôm thẻ hiện đang chiếm tỷ trọng nuôi chính tại phần lớn các nước châu Á, ngoại trừ Bangladesh. Bên cạnh đó, tôm sú được nuôi tại Việt Nam, Indonesia do lợi nhuận cao hoặc để xử lý Hội chứng tôm chết sớm (như tại Malaysia). Nhìn chung, ngành nuôi tôm tại khu vực Châu Á vẫn phải đối diện với những thách thức chung bao gồm: Dịch bệnh, giá thành sản xuất cao do giá thức ăn chăn nuôi và bột cá tăng cao, chịu ảnh hưởng của biến động giá thị trường thế giới, chưa tạo được tôm bố mẹ sạch bệnh, chưa đáp ứng đủ nguồn tôm giống sạch bệnh và có chất lượng, năng lực kiểm soát chất lượng còn hạn chế. Ngoài ra, người nuôi tôm cũng phải đối mặt với các thách khác ở mức độ thấp hơn như giá năng lượng cao, khó tiếp cận nguồn vốn và các rào cản kĩ thuật 2. Tình hình nuôi tôm nước lợ tại Việt nam Tôm sú bắt đầu được sản xuất giống nhân tạo và nuôi ở nước ta từ đầu những năm 1980. Từ năm 1998, tôm chân trắng bắt đầu được du nhập Việt Nam với hình thức nuôi công nghiệp. Trong những năm gần đây, nuôi tôm đã phát triển rất nhanh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sau hành trình gần 40 năm phát triển, đến nay diện tích nuôi đạt khoảng trên 720 ngàn ha, sản lượng đạt gần 690 ngàn tấn, nuôi tôm trở thành sản phẩm hàng hóa trọng điểm trong nông nghiệp. Được xác định là đối tượng nuôi chủ lực, có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước, tôm nước lợ đang được nuôi tại 30 tỉnh thành trên cả nước và trở thành sản phẩm hàng hóa lớn. Kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,8 tỷ USD, xuất khẩu đi 90 nước trên thế giới. Trong đó, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành tôm như: Tập đoàn Minh Phú, Tập đoàn Việt Úc, Công ty CP Trung Sơn, Công ty Đắc Lộc,... đã đưa con tôm Việt vào được những thị trường cực kỳ khó tính là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ,... hay các nước châu Âu. Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2017, diện tích tôm nuôi tăng không nhiều, từ 639.115ha lên 721.100 ha, trong khi đó sản lượng tôm nuôi tăng đáng kể từ 469.893 tấn lên 701.000 tấn. Giai đoạn này, sản lượng tôm nuôi tăng chủ yếu tập trung vào tôm chân trắng, tăng từ 136.719 tấn lên 430.500 tấn. Ngược lại, tôm sú có xu hướng giảm về diện tích và sản lượng. Năm 2010, sản lượng tôm sú đạt 333.174 tấn, đến năm 2017 giảm còn 270.500 tấn. Tại một số vùng, diện tích tôm sú đã chuyển đổi sang nuôi tôm chân trắng. Mặc dù diện tích tôm chân trắng chỉ chiếm khoảng 15% nhưng sản lượng chiếm đến 65% tổng sản lượng tôm nuôi. Bảng 1. Diện tích và sản lượng tôm nuôi nước lợ 2010-2017 Giá trị xuất khẩu tôm nuôi cũng có những biến động rất lớn. Năm 2014, giá trị xuất khẩu tôm nuôi đạt trên 3,9 tỷ đô la. Tuy nhiên, do dịch bệnh phát sinh, năm 2015 giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm xuống còn trên 2,9 tỷ đô la. Hiện kim ngạch xuất khẩu tôm đang có xu hướng hồi phục, cụ thể năm 2016 đạt 3,15 tỷ đô la, sang năm 2017, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt đỉnh điểm 3,85 tỉ đô la.

Hình 3: Tổng giá trị tôm xuất khẩu giai đoạn 2010-2017 (Nguồn: Trung tâm Thông tin Thủy sản tổng hợp).

Hiện nay, nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu theo hình thức thâm canh - bán thâm canh đối với tôm thẻ chân trắng, nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến (QC, QCCT) đối với tôm sú, nuôi tôm sinh thái, tôm – lúa, tôm rừng. Riêng đối với mô hình nuôi QCCT chuyên tôm, trong năm 2017, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 175 nghìn ha, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú. Trong vài năm trở lại đây tôm thẻ chân trắng đã được người dân đưa vào trong mô hình nuôi QC, QCCT chuyên tôm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một đánh giá về thực trạng canh tác của mô hình này. Mặc dù, tôm sú là tôm bản địa, được phát triển sớm hơn so với tôm thẻ chân trắng, song năng suất nuôi chưa cao, tỷ lệ mô hình nuôi công nghiệp còn rất thấp, chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh.

Hình 4: Cơ cấu diện tích nuôi tôm Sú theo từng phương thức (Nguồn: Báo cáo điều tra phương thức nuôi trồng thủy sản 2015- TTTTTS)

Đánh giá chung Mặt hàng tôm là sản phẩm có giá trị, được ngành nông nghiệp lựa chọn là một trong các đối tượng chủ lực mang tính đột phá trong tái cơ cấu ngành thủy sản và nông nghiệp nói chung. Tôm là sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn 7 tỷ người. Hiện chưa có ngưỡng giới hạn đối với sản phẩm tôm, giá tôm hầu như chưa bị rớt giá hoặc bị khủng hoảng về giá. Hiện nay, đã xuất hiện nhiều phương thức, mô hình nuôi hiệu quả, rất có triển vọng như nuôi tôm rừng, tôm lúa, tôm sinh thái; mô hình nuôi theo 2 giai đoạn, tổ chức liên kết theo chuỗi…; đồng thời, nhiều doanh nghiệp lớn đã quan tâm đầu tư vào ngành tôm. Về khoa học công nghệ, đã xuất hiện một số doanh nghiệp lớn xúc tiến việc nghiên cứu chọn tạo con giống kháng bệnh, tăng trưởng nhanh, dùng chế phẩm vi sinh thay thế hóa chất, thuốc để hạn chế dịch bệnh. 3. Tình hình nuôi tôm nước lợ tại Cà Mau Kinh tế thủy sản là thế mạnh của tỉnh Cà Mau, trong đó tạo ra giá trị lớn nhất là mặt hàng tôm nuôi. Diện tích nuôi tôm chiếm gần 40% và sản lượng gần 20% so cả nước. Cà Mau là tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng tôm nuôi, tuy nhiên về năng suất còn rất thấp do diện tích nuôi quảng canh còn quá lớn. Tuy nhiên, ưu điểm của hình thức nuôi này là ít tác động xấu đến môi trường. Ngoài ra, tỉnh còn dồi dào dư địa để tiếp tục phát triển thế mạnh trong nuôi tôm. Khí hậu, thủy văn ở Cà Mau thích hợp phát triển tôm nuôi, mặt khác với 3 mặt giáp biển, nhiều sông rạch thông ra biển nên việc trao đổi nước thuận lợi. Nếu biết sử dụng điều kiện này và có đầu tư thêm về thủy lợi thì việc hoàn thiện hệ thống cấp thoát nước không khó. Mặt khác, người dân nơi đây có truyền thống, kinh nghiệm trong nuôi tôm. Người dân Cà Mau nuôi tôm từ sau ngày giải phóng (30/4/1975) trên diện tích đất rừng. Đến năm 1994, một số đất lúa năng suất thấp được chuyển sang nuôi tôm. Đến năm 2000, phần lớn diện tích đất lúa phía Nam Cà Mau được chuyển sang nuôi tôm. Như vậy, nghề tôm nuôi gắn với người dân Cà Mau đã lâu và từ đó hầu hết có tay nghề, chủ yếu theo phương pháp nuôi truyền thống. Đến năm 2020, tỉnh Cà Mau đặt ra mục tiêu ổn định diện tích nuôi tôm khoảng 280.000 ha, sản lượng đạt trên 264.000 tấn; trên cơ sở bố trí lại các loại hình nuôi, áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến tăng năng xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm phù hợp với thị trường, nhất là thị trường thế giới. Hiện nhu cầu tôm của thế giới chưa thấy giới hạn, vì vậy không đáng lo về tiêu thụ, song phải tăng khả năng ứng phó các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2018 Theo các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, các tháng đầu năm ghi nhận nhiều chuyển biến mới trong nuôi tôm. Diện tích nuôi tôm toàn tỉnh khoảng 280.000 ha, sản lượng ước đạt 87.410 tấn, tăng 11.6% so cùng kỳ, đạt 43,49% kế hoạch năm. Đây là chỉ tiêu tăng cao nhất trong các ngành sản xuất của lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể một số loại hình nuôi như sau: Nuôi quảng canh: các huyện vùng mặn, lợ tôm nuôi phát triển tốt, ổn định, năng suất bình quân từ 44-46kg/ha/tháng. Nuôi quảng canh cải tiến: diện tích nuôi lũy kế đạt 113.253,77 ha đạt 87,12% kế hoạch. Tôm công nghiệp: Diện tích ổn định, lũy kế 9.620 ha/15.919 hộ trong đó tôm siêu thâm canh đạt 1.737,485 ha /1.596 hộ nuôi II. Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm 1. Tổng quan một số mô hình công nghệ cao và các tiến bộ khoa học công nghệ trong quy trình sản xuất ngành hàng tôm Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn tiết kiệm nước Không gây ô nhiễm môi trường và phát tán dịch bệnh ra bên ngoài theo môi trường nước thải, đã được các nhà khoa học của Israel nghiên cứu và ứng dụng nuôi thành công. Công nghệ mới có thể nuôi được các đối tượng như cá biển, tôm Sú, tôm Thẻ chân trắng... Đây là công nghệ sử dụng một hệ thống các thiết bị lọc sinh học và vi khuẩn đặc biệt để xử lý nước thải quá trình nuôi Công nghệ nuôi tôm Biofloc Công nghệ cơ bản được phát triển bởi Tiến sĩ Yoram Avnimelech ở Israel và bước đầu thực hiện thương mại tại Belize bởi Belize Aquaculture. Lợi ích của Biofloc là chuyển hóa chất dinh dưỡng từ chất thải hữu cơ thành nguồn protein của cá hoặc tôm. Khoảng 20-30% nitrogen trong thức ăn được đồng hóa (hấp thu) bởi tôm cá, khoảng 70-80% nitrogen trong chất thải ra môi trường. Trong hệ thống Biofloc, phần lớn lượng nitrogen này được vi sinh vật sử dụng và nó là thành phần chính của các hạt Biofloc. Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn khép kín Quy trình công nghệ nuôi tôm tuần hoàn khép kín đã được Công ty CP ứng dụng thành công ở Việt Nam. Với quy trình này, mối lo về nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm và ô nhiễm môi trường chung quanh đã được giải quyết một cách cơ bản. Công nghệ nuôi này chỉ dùng nước biển và tuần hoàn từ ao nuôi qua ao dự trữ xử lý. Kết quả nuôi theo mô hình này cho hiệu quả khá cao, bình quân mỗi ha đạt doanh thu gần một tỷ đồng và lãi rất cao, gần 40%. Công nghệ nuôi tôm trong nhà kính Công nghệ nuôi tôm trong nhà kính của Israel đã được chuyển giao cho Tập đoàn Việt Úc. Nuôi tôm trong nhà kính đòi hỏi phải bố trí hệ thống máy quạt nước và ôxy đáy đủ công suất, hoạt động 24/24 giờ. Ưu điểm: Mô hình này là ứng dụng công nghệ tiên tiến, toàn bộ ao nuôi nằm trong nhà kính được lót bạt, nước trong ao nuôi có thể xử lý, tiết kiệm và sử dụng nuôi đến 10 năm mới thay nước một lần… Nhược điểm: Công nghệ này có vốn đầu tư ban đầu rất lớn, các hộ nuôi nhỏ lẻ không thể áp dụng được nếu như không có tiềm lực kinh tế lớn. Công nghệ nuôi tôm trong nhà bạt vụ đông Kết quả ước tính mô hình thử nghiệm nuôi tôm trong nhà bạt ban đầu cho thấy: Với 3.000 m2, với mật độ thả 120 con/m2, tỷ lệ sống đạt khoảng 80%, bình quân kích cỡ tôm thu hoạch đạt từ 70-80 con/kg sẽ cho sản lượng khoảng 3.600 kg. Giá bán bình khoảng 250 nghìn đồng/kg cho doanh thu khoảng 900 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí sản xuất khoảng 420 triệu đồng cho lợi nhuận khoảng 480 triệu đồng. Ưu điểm: Năng suất nuôi cao và cho giá trị lớn nhờ nuôi trái vụ lại cần kề tết nguyên đán của dân tộc vì vậy giá tôm bán được rất cao. Nhược điểm: Đầu tư lớn, thời gian nuôi dài, khó kiểm soát môi trường và dịch bệnh hơn vụ chính. Ngoài ra, việc không để cho đất đai nghỉ ngơi sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro từ ô nhiễm môi trường và dịch bệnh nếu như sau mỗi vụ nuôi không được xử lý tốt. Công nghệ thu hoạch tôm tự động Hê ̣thống thu hoac̣h tôm tư ̣ động (Elevatec) của ETEC nó giống như môt cái thang cuốn nhỏ hay như hê ̣thống băng chuyền để di chuyển tôm đến vi ̣trí cao hơn trong các nhà máy chế biến thủy sản Công nghê ̣này rất nhe, ̣sử dụng rất ít nhiên liệu, môt người có thể di chuyển và vận hành nó, hê ̣ thống băng chuyền di chuyển châm và nhe ̣ hàng nâng tôm ra khỏi măt nước và qua băng truyền chuyển tôm đến khu vưc cần phân loai và bảo quản để chế biến. Tiến bô ̣khoa hoc công nghê ̣bảo quản Công nghệ tế bào gốc CAS (Cells Alive System) của Nhật Bản do tập đoàn ABI nghiên cứ u thành công có thể đươc chuyển giao cho Viêt Nam. Đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay trong bảo quản nông sản và thủy sản của thế giới. Nông thủy sản sẽ được giữ tươi ngon đến 99,7% so với lúc vừa thu hoạch trong thời gian lên đến 10 năm. Với công nghệ này sẽ giúp nâng cao giá trị sản phẩm, điều tiết được thị trường nguyên liệu tôm nước lơ ̣ ở Viêt Nam nói chung và cho các sản phẩm thủ y sản khác, chấm dứt tình trạng “được mùa mất giá, mất mùa được giá” như trong thời gian vừa qua. Công nghệ enzym-protein: Nghiên cứu phát hiện và sản xuất các loại enzym có giá trị kinh tế cao, ứng dụng trong công nghệ chế biến tôm nhằm tăng sức cạnh tranh sẽ là hướng đi được lựa chọn trong giai đoạn tới. Công nghê ̣ Nano: Ứng dụng công nghệ Nano trong đóng gói và bảo quản sản phẩm tôm, giúp diêt khuẩn, bảo đảm vê ̣sinh an toàn thưc phẩm, giữ sản phẩm đươc lâu hơn sẽ là hướng đi được các doanh nghiệp chế biến thủy sản lựa chọn trong thời kỳ tới. Ngoài ra, trong thời gian tới các doanh nghiêp chế biến còn đặc biệt chú trọng đến các công nghệ sản xuất các dạng sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ các phu ̣phẩm ngành chế biến tôm nuôi để gia tăng giá trị sản phẩm. 2. Ứng dụng khoa học công nghệ cao tại Việt Nam Phát triển khoa học và ứng dụng công nghệ cao luôn là vấn đề nóng được đặt ra, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản với đối tượng tôm nước lợ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, một mặt khoa học công nghệ cùng với hội nhập đã có những đóng góp nhất định, nhưng nhìn chung phát triển khoa học công nghệ vẫn chậm so với tốc độ phát triển và yêu cầu của sản xuất, thiếu đồng bộ. Tốc độ phát triển nuôi tôm nước lợ trong thời gian qua rất nhanh, nhưng sự phát triển đó diễn ra chủ yếu theo chiều rộng, với sự tăng trưởng nhanh của sản lượng, phát triển chất lượng theo chiều sâu còn rất hạn chế. Đây là một trong các nguyên nhân làm cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam có sức cạnh tranh thấp trên thị trường quốc tế. Ngày 24-5-2017, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 694/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu nông nghiệp công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu. Mục tiêu của quyết định trên là hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nòng cốt là các tổ chức khoa học- công nghệ và các doanh nghiệp tham gia đầu tư để phát triển công nghệ cao trong ngành công nghiệp tôm hoặc ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ phát triển ngành công nghiệp tôm có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao; xây dựng các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao để nhân rộng ra các vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Bạc Liêu, vùng bán đảo Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Theo quy hoạch nuôi tôm nước lợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đến năm 2030, phấn đấu tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 850.000 - 900.000 tấn. Trong đó, tôm sú đạt 400.000 - 450.000 tấn; tôm thẻ chân trắng đạt 450.000 - 500.000 tấn. Giá trị xuất khẩu đạt 5 tỷ USD, thu hút nguồn lực lao động khoảng 1,3 triệu người. Trong đó cũng nêu rõ, về định hướng phát triển, sẽ tiếp tục phát triển nuôi tôm nước lợ với các hình thức, phù hợp với mọi trình độ, vùng sinh thái, ưu tiên nuôi tôm thâm canh công nghệ cao ở những nơi đủ điều kiện hạ tầng và khả năng đầu tư; đồng thời chú trọng phát triển nuôi tôm sinh thái (tôm - rừng, tôm - lúa) ở những nơi bất lợi nuôi công nghiệp hoặc ngập mặn. Quy hoạch một số khu sản xuất giống tập trung như sau: Vùng sản xuất giống có quy mô lớn hơn 50ha tại các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và các khu sản xuất giống tập trung quy mô nhỏ hơn 50ha ở Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Tiền Giang. 3. Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm tại Cà Mau Trước thực trạng nuôi tôm theo hình thức quảng canh truyền thống gặp nhiều rủi ro, cũng như mô hình nuôi tôm công nghiệp gặp nhiều thua lỗ, nhiều hộ nông dân ở Cà Mau đã mạnh dạn đầu tư sang mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao bằng cách lót bạt, cho năng suất trên dưới 120 tấn/ha mỗi năm. Bắt đầu từ vài hộ nhỏ lẻ từ năm 2015, đến nay đã có tới hàng nghìn hộ trên toàn tỉnh với diện tích nuôi đạt 1.737 ha đi theo mô hình nuôi tôm công nghệ cao này. Nuôi siêu thâm canh: Từ các quy trình chuẩn, người dân Cà Mau cải tiến để phù hợp với điều kiện thực tế, từng vùng, từng hộ nuôi có khác nhau một số giải pháp, song giống nhau là ứng dụng công nghệ tiên tiến, lót bạt ao, nuôi 2 giai đoạn, nuôi mật độ cao. Qua thực tiễn từng vụ nuôi, người nuôi luôn rút kinh nghiệm để hoàn thiện thêm kỹ thuật. Tính đến hết tháng 6 năm 2018, diện tích nuôi siêu thâm canh đạt 1.737,485ha, năng suất bình quân trên 22 tấn/ha/vụ, có điểm đạt trên 40 tấn/ha/vụ nuôi (tính theo tổng diện tích), tỉ lệ thành công từ 70 – 80%, cá biệt như vùng ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi thành công gần 90%. Do hiệu quả có tính thuyết phục nên nhiều hộ mong muốn nuôi theo loại hình này, cái khó nhất là vốn đầu tư lớn, kỹ thuật không khó lắm đối với người biết nuôi tôm công nghiệp. Địa phương cũng đã tổ chức được một số mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp và người nuôi như: Công ty Việt Mỹ, Chánh Diện, Minh Cường, Thanh Đoàn… Với những hoạt động: Hỗ trợ vốn, hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng giống, vật tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm… Có thể xem đây là tiền đề để phát triển thành chuổi giá trị của ngành tôm. Tuy nhiên, khó tránh khỏi sự toan tính khác nhau giữa các bên trong liên kết. Xây dựng chuối giá trị nhất định phải hướng tới, phải khai thác mạnh các điểm chung, khắc phục sự khác nhau, lấy lợi ích hài hòa giữa các bên là điểm chi phối. Trong kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và người sản sản tốt nhất là liên kết với nhau. Để phát triển tốt loại hình nuôi này cần quan tâm đặt biệt vấn đề môi trường, không ngừng hoàn thiện quy trình chuẩn và tổ chức chuyển giao cho người nuôi, các giải pháp về vốn, đầu tư điện, quản lý phát triển theo quy hoạch, thực hiện đúng các quy định là ngành sản xuất có điều kiện… Nuôi thăm canh và bán thâm canh: Là loại hình có tính đột phá đã qua. Năng suất tôm sú tăng 10 lần, tôm thẻ chân trắng tăng 20 so với hình thức nuôi quảng canh; đã góp phần tăng khoảng 30% sản lượng tôm của tỉnh. Trong năm 2017, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh đạt 9.500 ha, với 15.672 hộ. Trong đó đang thả nuôi 45%, chuẩn bị thả nuôi 39%, bỏ trống 11%, chuyển nuôi đối tượng khác 5%. Loại hình này phát triển mạnh những năm đầu, nay phát sinh nhiều khó khăn: Hộ nuôi chạy theo “phong trào” chưa hội đủ điều kiện (vốn, tay nghề,…); nuôi không theo quy hoạch, quy chuẩn nên gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh, việc sử dụng hóa chất, kháng sinh tùy tiện làm thoái hóa ao đầm nuôi. Giá cả vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra bất lợi cho người sản suất, nhất là đối với kinh tế hộ. Nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT): Cùng với nuôi siêu thâm canh Cà Mau vẫn ưu tiên và tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến, vì phù hợp với khả năng sản xuất của hầu hết người nuôi tôm hộ gia đình, đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch và ổn định về môi trường vùng nuôi, nâng cao thu nhập, phát triển bền vững. Đối tượng nuôi theo hình thức này chỉ là con tôm sú, đáp ứng nhu cầu cho thị trường xuất khẩu. Đến hết năm 2017, toàn tỉnh Cà Mau có trên 98.500 ha nuôi tôm quảng canh chuyển sang quảng canh cải tiến, tăng 12,5% so với cùng kỳ, năng suất bình quân đạt từ 450 - 550 kg/ha/năm, diện tích đang thả nuôi đạt 100%. Phấn đấu đến năm 2025, nâng năng suất nuôi quảng canh cải tiến trung bình đạt 740 kg/ha/năm, đưa tổng sản lượng đạt 174.000 tấn. Theo đó, sẽ chuyển đổi mạnh phương thức nuôi tôm quảng canh sang quảng canh cải tiến và phấn đấu đạt diện tích ở loại hình nuôi này lên trên 235.000ha sau năm 2020. Để thực hiện được việc chuyển đổi này, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất. Để từ đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng, chất lượng cũng như xây dựng thương hiệu con tôm sú của Cà Mau. Nuôi tôm quảng canh kết hợp: Là loại hình nuôi phổ biến, năm 2017 toàn tỉnh hiện có trên 170.000 ha, với nhiều loại hình như tôm - rừng khoảng 28.000 ha, tôm - lúa khoảng 50.000 ha, còn lại kết hợp với các đối tượng nuôi khác. Ưu điểm của loại hình này là vốn đầu tư không nhiều, trình độ kỹ thuật thấp phù hợp với hầu hết người nuôi tôm. Hạn chế chủ yếu là năng suất thấp (khoảng 250 – 300 kg/ha/năm), rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, sử dụng phương pháp thu tỉa, thả bù, xã lấy nước thường xuyên, chẳng những không kiểm soát được chất lượng nước mà còn dễ xảy ra dịch bệnh và lây lan, người nuôi ít quan tâm chất lượng con giống,… Phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Cà Mau phát triển khá nhanh, bởi hiệu quả sản xuất khá cao cả về năng suất và tính ổn định của nghề nuôi. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ cao đã đạt những kết quả đáng khích lệ và tạo một số nhân tố mới như: Xây dựng định hướng, các chương trình phát triển có tính khả thi, hoàn thiện nhiều quy trình kỹ thuật tiên tiến cho từng loại hình nuôi được nhân dân ứng dụng hiệu quả. Tuy nhiên, nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nếu không thực hiện khép kín quy trình, tập trung vào vùng nuôi thì sẽ dễ dẫn đến gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Để nghề nuôi đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai, định hướng của tỉnh phải tuyệt đối phải gắn với bảo vệ môi trường, nhất là đối với loại hình nuôi siêu thâm canh. III. Đề xuất giải pháp thúc đẩy áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng tôm Để mở rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao cần hoàn thiện chính sách, tạo môi trường thuận lợi nhất thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; xã hội hóa tối đa đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như kinh phí giải phóng mặt bằng, giao đất cho doanh nghiệp...Trước mắt cần ổn định quy hoạch phát triển ngành đến năm 2025 đã được duyệt để tạo điều kiện cho nông dân yên tâm đầu tư sản xuất và nhân rộng mô hình. Hỗ trợ liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm: Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với các hộ gia đình trong việc sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Vì hiện nay, có đã có tình trạng người nuôi tôm tại một số thời điểm nhất định bị tư thương ép giá khiến đầu ra thiếu ổn định. Với từng quy trình nuôi sẽ có những quy định cụ thể về điều kiện bảo vệ môi trường. Đối với hộ có kế hoạch chuẩn bị nuôi, phải đảm bảo đủ điều kiện mới cho phép nuôi. Đối với những hộ đã nuôi, sẽ tiến hành rà soát, đối chiếu và yêu cầu bổ sung các điều kiện đúng quy định mới được tiếp tục nuôi… Để đầu tư mô hình cần nguồn vốn lớn đề nghị các cấp các ngành có thẩm quyền, ngân hàng... tạo điều kiện cho các hộ nuôi vay nguồn vốn ưu đãi để người nuôi yên tâm đầu tư sản xuất. Tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam

Từ khóa » Cá Nước Lợ ở Việt Nam