Nuôi Trâu, Bò Vỗ Béo: Hướng Giảm Nghèo Của Người Dân Vùng Cao
Có thể bạn quan tâm
Năm 2014, khi triển khai dự án chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng ở thôn Tiên Tốc, xã Bình An (Lâm Bình) người dân gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật. Để hỗ trợ người dân, cán bộ Khuyến nông huyện về tận thôn, vào tận nhà “cầm tay chỉ việc”, từ cách làm chuồng chống nóng, chống rét cho trâu, bò; kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh.
Đặc biệt, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện về tận xã cho vay vốn. Từ đó, 31 hộ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư nuôi trâu bò vỗ béo, bình quân vay 30 - 50 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn vay được xoay vòng liên tục, đến nay đã tăng hạn mức vay lên hơn 50 triệu đồng, đã giúp nhiều hộ đầu tư chăn nuôi trâu, bò vỗ béo vươn lên thoát nghèo, điển hình như gia đình anh Cháng A Nghêng, Cháng A Thăng, Cháng A Mà. Các hộ chăn nuôi thường xuyên 5 - 12 con mỗi lứa, thu về khoảng 100 triệu đồng mỗi năm.
Xã Bình An có 800 hộ, chủ yếu đồng bào dân tộc Tày, Dao, Mông... Mô hình chăn nuôi trâu, bò vỗ béo mới phát triển mạnh 3 năm gần đây, nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Anh Giàng A Cồ, thôn Nà Coóc cho biết, đất sản xuất nông nghiệp ít, phát triển kinh tế khó khăn, gia đình anh thuộc diện hộ nghèo của xã. Năm 2015, anh mạnh dạn làm đơn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư nuôi 2 con trâu vỗ béo. Lứa đầu có lãi gia đình nuôi tăng dần lên, đến nay mỗi lứa anh nuôi 8 -10 con, mỗi năm nuôi được 3 lứa, thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Để có nguồn thức ăn ổn định cho chăn nuôi, anh Giàng A Cồ tận dụng đất bờ, vạt nương trồng cỏ voi, tăng gia sản xuất thêm vụ 3 trồng cây ngô làm thức ăn cho vật nuôi. Ngoài ra, để chủ động nguồn thức ăn trong những tháng mùa Đông, gia đình anh thực hiện tích trữ rơm, cỏ, lá ngô và ủ chua làm thức ăn cho trâu.
Ông Ma Công Thành, Chủ tịch UBND xã Bình An cho biết, chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng vỗ béo đang trở thành một nghề của người dân xã Bình An. Để nghề này duy trì và phát huy hiệu quả kinh tế, xã đã và đang tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích bà con nhân rộng mô hình chăn nuôi; tạo điều kiện để người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư chăn nuôi trâu, bò vỗ béo. Toàn xã hiện có hơn 1.000 con trâu, 300 con bò. Nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, hộ nghèo toàn xã giảm từ 60% năm 2020, xuống còn 56% năm 2021.
Gia đình ông Ma Văn Va, thôn Nặm Kép, xã Hùng Mỹ (Chiêm Hóa) có kinh nghiệm nuôi trâu vỗ béo. Theo ông Va, trâu nuôi vỗ béo đúng kỹ thuật trọng lượng có thể tăng 10 - 15kg/tháng, nuôi trong 3,5 - 4 tháng xuất chuồng. Ông Va cho biết, kỹ thuật nuôi trâu vỗ béo khá đơn giản, có thể nuôi bán chăn thả, hoặc nhốt chuồng hoàn toàn. Thức ăn để vỗ béo chủ yếu là rau, cỏ voi và phụ phẩm nông nghiệp như cây ngô, rơm; thường xuyên bổ sung thức ăn tinh như ngô, khoai, sắn... Trâu nuôi vỗ béo phải là trâu đã đủ 2 tuổi có khung to. Bên cạnh đó, luôn chú trọng công tác vệ sinh chuồng trại và tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ theo hướng dẫn.
Liên kết chuỗi giá trị trong chăn nuôi trâu, bò vỗ béo giữa Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Công nghệ cao Tiến Thành (Yên Sơn) với HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Thành Công, xã Hùng Mỹ được triển khai theo hình thức hợp đồng thỏa thuận và cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra. Do vậy, những năm gần đây, xã Hùng Mỹ đẩy mạnh chăn nuôi trâu bò vỗ béo, coi đây là hướng phát triển kinh tế, giảm nghèo của xã.
Hùng Mỹ là xã đi đầu của huyện Chiêm Hóa trong phát triển kinh tế từ chăn nuôi trâu, bò vỗ béo. Hiện tổng đàn trâu, bò của xã là 2.248 con, trong đó có gần 30 hộ chăn nuôi trâu bò vỗ béo. Năm 2020, xã đã mang sản phẩm thịt trâu tươi, khô tham gia Chương trình OCOP và đã đạt 3 sao. Đây là điều kiện để xã tiếp tục phát triển chăn nuôi trâu, bò vỗ béo để tạo dựng sản phẩm đặc trưng của xã, mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân.
Thực tế cho thấy, trâu, bò nhốt chuồng sẽ tăng trọng lượng nhanh nhờ chế độ ăn uống tốt, có sức đề kháng cao, ít bị bệnh; chất lượng thịt tốt nên được thương lái ưa chuộng, bán được giá cao... Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khiến trâu, bò nuôi vỗ béo khó tiêu thụ, một số hộ khó khăn về vốn không có điều kiện đầu tư phát triển. Trong khi đó, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không có điều kiện thành lập trang trại hoặc chăn nuôi quy mô lớn nên chưa phát huy hết thế mạnh của địa phương.
Vì vậy, trong thời gian tới, các địa phương cần tạo điều kiện giúp người dân được vay vốn phát triển chăn nuôi đàn gia súc. Đồng thời, thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật để người dân nâng cao hiệu quả chăn nuôi, nhất là chất lượng con giống, chuyển đổi diện tích đất không chủ động nguồn nước sang trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc./.
Chăn nuôi đại gia súc - Hướng phát triển kinh tế nhiều tiềm năng ở vùng DTTS và miền núiTừ khóa » Cách Vỗ Béo Trâu Bò
-
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỖ BÉO TRÂU, BÒ
-
Bí Quyết Vỗ Béo Bò Thịt Siêu Nhanh | VTC16 - YouTube
-
Phương Thức Vỗ Béo Bò Thịt | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Hướng Dẫn Một Số Kỹ Thuật Nuôi Vỗ Béo Bò Trước Khi Giết Thịt Và Các ...
-
Chia Sẻ Bí Kíp Kỹ Thuật Nuôi Trâu Vỗ Béo Hiệu Quả Cao
-
Kỹ Thuật Vỗ Béo Bò Thịt - Trung Tâm Khuyến Nông
-
Kỹ Thuật Vỗ Béo Bò - Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học
-
Thu Nhập Cao Từ Nghề Vỗ Béo Trâu, Bò - Báo Sơn La
-
Hiệu Quả Nghề Nuôi Trâu, Bò Vỗ Béo - Báo Sơn La
-
CÁCH VỖ BÉO CHO BÒ
-
1 Kg VỖ BÉO TRÂU, BÒ KÍCH THÍCH THÈM ĂN, TĂNG TRỌNG ...
-
KỸ THUẬT VỖ BÉO BÒ THỊT - Trung Tâm Khuyến Nông Ninh Bình
-
Kỹ Thuật Nuôi Và Vỗ Béo Trâu Thịt - Báo Đại Đoàn Kết