Nút Bần Chai Rượu Vang Được Sản Xuất Như Thế Nào?

Có thể bạn chưa biết, hầu hết những chai rượu vang đều có một nút gỗ đặc trưng ghi thông tin và biểu tượng của nhà sản xuất, hay những nét đặc trưng của chai rượu trên đó, nút gỗ đó được gọi là nút bần.

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang

Nút bần còn gọi là cork (phiên âm tiếng Anh) hay còn được gọi là nút li-e (phiên âm tiếng Pháp liège) được làm từ vỏ cây sồi, cho đến nay vẫn chứng tỏ là thứ có thể bảo vệ rượu vang tốt nhất thế giới. Không phải tất cả chai rượu vang trên thế giới đều sử dụng nút bần nhưng chúng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất.

Nút bần được sử dụng nhiều là vì có nhiều đặc tính nổi bật khác nhau, trong đó chủ yếu là nhẹ, không thấm nước, khó mục rữa, tính nén và độ đàn hồi cao…Nếu nút bần được xử lý đúng cách thì có thể tái tạo 100%.

Để làm ra được một nút bần có chất lượng tốt cần phải qua quy trình xử lý chế tạo rất nghiêm ngặt. Vậy quy trinh đó như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết này nhé.

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-1

Chỉ khi cây gỗ sồi đủ 25 năm tuổi người ta mới tách lớp vỏ bên ngoài thân cây để làm nút bần. Sau lần tách đầu tiên thì cứ 9 năm chăm sóc các nhà sản xuất mới thu hoạch tiếp, vì như vậy nút chai mới đạt đủ tiêu chuẩn tốt nhất. Việc tách vỏ cây như thế này không làm tổn hại đến cây vì lớp vỏ mới lại tự mọc lại được. Hai nơi sản xuất nút bần đứng đầu thế giới là Tây Ban Nha (khoảng 27%) và Bồ Đào Nha (khoảng 34%).

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-2

Thông thường, nếu chúng ta thu hoạch trong hai năm đầu tiên, nút bần sẽ có chất lượng kém hơn. Tuổi thọ của những cây sồi trung bình là 300 năm và trên thân cây thường có những con số biểu hiện cho năm thu hoạch của cây đó để tránh nhầm lẫn. Đặc điểm nổi bật của gỗ sồi là khả năng cách điện và sống sót sau các vụ cháy rừng do thời tiết rất tốt.

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-3

Đây là hình ảnh cây sồi vừa được thu hoạch vào năm trước

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-4

Lớp vỏ sồi sau khi đươc bốc ra khỏi cây sẽ được xếp chồng lên nhau và được lưu trữ cẩn thận trước khi đưa vào chế biến để tranh bụi bẩn.

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-5

Bước đầu tiên trước khi chế biến, những lớp vỏ sồi sẽ được xếp chồng lên nhau trên một tấm pallet và được đưa vào lò đun sôi với mục đích để khử trùng và làm vỏ cây mềm ra bằng phẳng dễ xử lý hơn. Để tránh tình trạng ô nhiễm, nước đun sôi lun được sạch, chắt lọc cẩn thận và bổ sung, thay đổi thường xuyên.

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-6
Đây là hình ảnh vỏ sồi sau khi được luộc xong.

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-7

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-8

Sau đó, vỏ sồi được phân loại và chia ra thành những tấm nhỏ hơn. Một số lớp vỏ được dùng để làm ra nút chai tự nhiên, số khác được dùng làm nút chai kỹ thuật.

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-9

Để đục thành nút chai có chất lượng cao, người ta có thể dùng tay hoặc dùng máy. Quy trình này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, bởi vì nếu đưa ra quyết định sai làm sẽ dẫn dến hậu quả cả lô nút chai sẽ bị hỏng.

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-10

Phần còn lại của vỏ cây sao khi được đục sẽ có hình dạng như thế này.

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-11

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-12

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-13

Tiếp theo đó nút bần được đưa vào phân loại qua một dây chuyền tinh vi bằng máy và được kiểm tra lai một lần nữa bằng tay

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-14

Cuối cùng những chiếc nút đạt tiêu chuẩn sẽ được đóng thùng và đưa đến nhà máy sản xuất rượu vang để sử dụng.

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-16

quy-trinh-san-xuat-nut-ban-chai-ruou-vang-17

Trên đây là quy trình sản xuất nút bần góp phần tạo ra những chai rượu vang tuyệt hảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về những chai rượu vang mình thưởng thức.

Từ khóa » Gỗ Làm Nút Rượu Vang