Nứt Sàn Bê Tông - Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Vết Nứt - GROUP 4N
Có thể bạn quan tâm
Hiện tượng nứt sàn bê tông gặp rất phổ biến ở nhiều loại công trình và nhiều loại kết cấu. Ở cấu kiện bê tông cốt thép có tồn tại vết nứt, theo thời gian lâu dài cốt thép sẽ bị ăn mòn dần và dễ dẫn đến sự cố nguy hiểm cho kết cấu. Cốt thép sét gỉ sẽ nở thể tích gây chèn lấn và bung nứt bê tông, ngoài ra do giảm cường độ nên rất dễ đứt gãy, ảnh hưởng tuổi thọ công trình. Ngoài ra, vết nứt ở sàn mái và các hạng mục sàn bê tông có tiếp xúc với nước sẽ dễ dàng gây thấm xuống bên dưới, là nỗi khổ của không ít gia đình.
Sự cố nứt sàn bê tông có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có thể phòng tránh cũng như xử lý trong trường hợp không may gặp sự cố nứt sàn bê tông, chúng ta cần tìm hiểu các nguyên nhân gây nứt sàn bê tông.
Danh mục bài viết
- Các nguyên nhân gây nứt sàn bê tông
- Nứt sàn bê tông do co ngót
- Đối với hạng mục bê tông nhỏ hoặc mỏng như sàn bê tông dân dụng
- Đối với hạng mục bê tông khối lớn
- Đối với hạng mục là tấm sàn bê tông có diện tích khá rộng
- Nứt sàn bê tông do lún
- Do tải trọng bên trên mặt sàn
- Do các vấn đề đối với bê tông trong quá trình thi công
- Do chất lượng của bê tông trong quá trình thi công
- Do mạch ngừng của cấu kiện bê tông
- Do biện pháp thi công bê tông
- Do bố trí cấu tạo cốt thép
- Do sàn bê tông bị võng
- Nứt sàn bê tông do co ngót
- Hướng dẫn xử lý vết nứt bê tông
- Chuẩn bị vật liệu thi công
- Chuẩn bị bề mặt thi công
- Tiến hành thi công xử lý vết nứt sàn bê tông
Các nguyên nhân gây nứt sàn bê tông
Nứt sàn bê tông do co ngót
Đây là hiện tượng gây nứt thường xuyên và dễ thấy nhất của bê tông, đặc biệt là sau khi đổ bê tông được 24-48h. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bảo dưỡng bê tông không tốt dẫn đến hơi nước bên trong bê tông bốc hơi nhanh chóng, tạo ra lực căng kéo giữa các hạt cấu tạo bê tông (xi măng, cát, đá…). Bên cạnh đó, lực dính giữa các hạt xi măng chưa đủ mạnh để chống lại lực kéo nêu trên, dẫn đến hiện tượng nứt co ngót của bê tông.
Biểu hiện của nứt co ngót là các vết nứt bị rạn ra theo nhiều đường khác nhau, không theo một hướng nhất định. Các vết nứt co ngót cũng thường được gọi là vết nứt chân chim do hình thù vết nứt gần giống như hình chân chim.
Để phòng tránh hiện tượng nứt co ngót, bạn cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo dưỡng bê tông ngay sau khi đổ bê tông. Một số biện pháp bảo dưỡng thông dụng như sau:
Đối với hạng mục bê tông nhỏ hoặc mỏng như sàn bê tông dân dụng
Ngay sau khi đổ bê tông xong cần tưới nước giữ ẩm ngay (lưu ý: cần đặt vòi nước xả nhẹ lên tấm lót như miếng ván, bao xi măng tránh xói xi măng), hoặc có thể phủ bao bố ẩm hoặc tấm bạt lên bề mặt bê tông rồi tưới nước lên. Tốt nhất cần giữ ẩm sàn bê tông liên tục 3 ngày đầu sẽ tránh tối đa hiện tượng nứt co ngót.
Đối với hạng mục bê tông khối lớn
Do nhiệt sinh ra trong khối bê tông rất lớn nên cần có các biện pháp dẫn nhiệt ra ngoài, sau đó tưới nước mát liên tục để tránh chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài khối bê tông gây ra nứt co ngót. Nên đổ bê tông vào ban đêm để tránh hiện tượng chênh lệch nhiệt độ và đông kết quá nhanh. Ngoài ra có thể giảm hàm lượng xi măng nhờ dùng các loại phụ gia chuyên dụng để giảm nhiệt lượng do xi măng tỏa ra.
Đối với hạng mục là tấm sàn bê tông có diện tích khá rộng
Cần bố trí các khe co và khe giãn. Đây còn gọi là vết nứt chủ động.
Nứt sàn bê tông do lún
Khi nền móng của công trình dịch chuyển, hoặc lún không đều sẽ gây ra hiện tượng nứt sàn, nứt tường. Nứt do nền móng là những trường hợp khá nghiêm trọng, để lại hậu quả lớn và khó xử lý.
Hiện tượng lún móng có thể do một trong những nguyên nhân sau:
- Do lu lèn nền đất chưa đủ độ chặt.
- Do đất nền dưới móng bị xói lở gây lún.
- Do nền đất yếu nhưng đặt móng không đủ khả năng chịu tải.
- Một trường hợp có thể xảy ra đối với công trình móng nông ở khu vực nhiều cây cối là rễ cây lớn chèn ép gây dịch chuyển móng.
Để phòng tránh hiện tượng lún móng dẫn đến nứt sàn bê tông, cần chú ý đầm lèn, xử lý kỹ nền đất trước khi thi công. Đối với khu vực có nền đất yếu, cần có biện pháp xử lý nền đất yếu như vét bùn thay cát, thi công móng cọc, đóng cọc cừ… trước khi đặt kết cấu móng lên trên.
Do tải trọng bên trên mặt sàn
Sàn bê tông thường được thiết kế chịu một tải trọng không lớn lắm, chủ yếu phục vụ tải trọng của người và vật dụng, thông thường khoảng 200-400 kg/m2. Trong khi đó, một số sàn bê tông đã phải chịu tải trọng vượt quá tải trọng thiết kế như:
- Sàn bê tông có xe hoạt động bên trên (như sàn bãi giữ xe, sàn nhà xưởng công nghiệp có xe nâng chạy…)
- Sàn bê tông bị chất tải trong quá trình thi công nhà (như cát, đá, xi măng, gạch…) trong khi đã tháo dỡ hệ thống giàn giáo đỡ bên dưới.
- Do tường đặt trực tiếp và quá tải lên sàn.
Ngoài ra, có một số trường hợp, sàn bê tông không được tính toán chịu lực trước khi thi công dẫn đến thiếu khả năng chịu lực, gây ra vết nứt kết cấu. Trường hợp này sẽ có vết nứt dọc theo dầm và nằm chính giữa sàn nhà, song song với phương cạnh dài của dầm.
Do các vấn đề đối với bê tông trong quá trình thi công
Do chất lượng của bê tông trong quá trình thi công
- Bê tông được thiết kế không đủ cường độ chịu lực.
- Bê tông được trộn không đều hoặc bị phân tầng dẫn đến giảm cường độ bê tông.
- Đổ bê tông không đều về chiều dày sinh ra ứng suất nội bộ gây nứt
Do mạch ngừng của cấu kiện bê tông
Khi công trình có kích thước quá lớn, thường sẽ được thiết kế các mạch ngừng thi công. Nếu các mạch ngừng không được xử lý đúng kỹ thuật sẽ dễ gây ra vết nứt tại vị trí này.
Do biện pháp thi công bê tông
Các cấu kiện bê tông mác cao (>= 300 kg/cm) thường được thiết kế cấp phối có ít nước, do đó rất dễ gây nứt bê tông khi bảo dưỡng không kịp thời.
Hoặc một trường hợp khác là bê tông có sử dụng phụ gia vượt định mức gây chậm đông kết nhưng lại tháo giàn giáo sớm làm cho bê tông không đủ khả năng chịu tải trọng bản thân cũng gây ra nứt.
Do bố trí cấu tạo cốt thép
- Lớp thép mũ bị đạp bẹp làm mất tác dụng có thể gây nứt phần mặt trên bê tông tại vị trí sát thành dầm.
- Do đặt thép với khoảng cách quá thưa dẫn đến không chịu lực đều.
- Do thiếu lớp bê tông bảo vệ cốt thép dẫn đến cốt thép dễ bị tiếp xúc với môi trường, trở nên sét gỉ, giảm khả năng chịu lực và gây nứt cấu kiện bê tông
Do sàn bê tông bị võng
Các sàn bê tông dù có kích thước dày đến đâu, bố trí thép nhiều bao nhiêu vẫn sẽ bị võng. Sàn có độ cứng cao, khả năng chịu lực lớn thì độ võng giảm xuống. Ngược lại, sàn có chiều dài nhịp càng lớn thì độ võng càng tăng lên.
Đối với các sàn có chiều dài quá lớn nhưng khi thiết kế độ cứng và khả năng chịu lực của cấu kiện bê tông không tính đến phần này, có thể làm độ võng gia tăng đến quá mức chịu kéo của bê tông, dẫn đến nứt bê tông.
Một phương pháp đơn giản để tránh nứt sàn do võng là nâng cao độ vị trí giữa sàn bê tông lên một đoạn tính toán để bù độ võng sau khi tháo giàn giáo.
Hướng dẫn xử lý vết nứt bê tông
Do có nhiều nguyên nhân gây ra nhiều loại vết nứt đa dạng nên GROUP 4N xin giới thiệu đến bạn cách xử lý vết nứt bê tông đối với sàn bê tông nhà dân dụng, là những vết nứt thông dụng, dễ gặp nhất mà bất cứ chủ nhà nào cũng có thể tự làm được.
Chuẩn bị vật liệu thi công
- Phụ gia kết nối bê tông có độ nhớt thấp như Sikadur 752. Loại phụ gia này có khả năng tạo cường độ kết nối bê tông rất cao, và có độ nhớt thấp nên dễ dàng thâm nhập sâu vào bên trong vết nứt.
- Tấm lưới thủy tinh gia cường
- Phụ gia chống thấm gốc xi măng Masterseal 540 hoặc Sikatop Seal 107. Đây là phụ gia gốc xi măng có polime nên có khả năng bám dính tốt với bề mặt sàn bê tông, đồng thời co giãn tốt dưới tác dụng của môi trường.
- Ống xilanh
- Cát, xi măng
Chuẩn bị bề mặt thi công
- Định vị vết nứt: từ vị trí vết nứt dưới trần, đo khoảng cách đến dầm để tìm vị trí tương đối của vết nứt trên mặt sàn.
- Đục bỏ lớp phủ vữa hoặc gạch trên bề mặt bê tông tại vị trí định vị để lộ ra vết nứt.
- Sử dụng máy cắt cầm tay mở rộng vết nứt theo hình chữ V với bề rộng miệng khoảng 2-3mm, chiều sâu 1-2cm.
- Đục và dọn sạch sẽ diện tích xung quanh vết nứt, chiều rộng mặt bằng thi công dọc theo vết nứt khoảng 30-40cm.
- Vệ sinh cẩn thận sạch sẽ vết nứt sau khi cắt và khu vực xung quanh để phụ gia chống thấm có thể bám dính trực tiếp trên bề mặt bê tông sàn.
- Tưới ẩm bão hòa bề mặt sàn tại vị trí chuẩn bị thi công.
Tiến hành thi công xử lý vết nứt sàn bê tông
- Trộn các thành phần phụ gia kết nối bê tông (Sikadur 752) theo quy định, sau đó dùng xilanh bơm vào vết nứt cho đến khi trám đầy vết nứt bằng mặt sàn.
- Trộn các thành phần của phụ gia chống thấm (Masterseal 540) theo quy định.
- Dùng con lăn hoặc máy phun để thi công lớp thứ nhất của Masterseal 540 lên bề mặt thi công tại vị trí vết nứt.
- Phủ bề mặt thi công bằng lớp lưới thủy tinh gia cường lên lớp chống thấm thứ nhất khi vừa ráo nước nhằm gia tăng khả năng chống nứt.
- Sau khi lớp Masterseal 540 thứ nhất khô, tiến hành quét tiếp lớp thứ 2 lên trên lớp lưới thủy tinh. Có thể thi công đến lớp thứ 3 để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
- Sau khi lớp Masterseal 540 trên cùng khô hoàn toàn, tiến hành cán vữa tạo mặt bằng và bảo vệ lớp chống thấm.
- Cuối cùng ngâm thử nước để nghiệm thu kết quả.
Trên đây là quy trình thi công xử lý vết nứt bê tông mà GROUP 4N đã thực hiện nhiều lần, có chi phí thấp và đem lại hiệu quả cao. Hy vọng với chia sẻ trên đây, bạn sẽ có hướng để khắc phục sự cố nứt sàn bê tông không mong muốn.
Để tránh ngôi nhà của bạn gặp sự cố không mong muốn, hãy liên hệ để được hỗ trợ tư vấn miễn phí với Công ty xây dựng nhà trọn gói uy tín GROUP 4N theo form dưới đây nhé.
Nếu Quý khách có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn về thông tin báo giá xây nhà trọn gói, tư vấn thiết kế nhà, tiến độ xây dựng, cách thức hợp đồng xây nhà..., đừng ngại điền form dưới đây, chúng tôi sẽ gọi lại bạn ngay sau 5 phút
Xem thêm
- Chống thấm sàn mái – Các biện pháp chống thấm và quy trình bê tông
- Chống thấm sàn bê tông bằng phương pháp tự nhiên, không tốn chi phí
- Có nên thuê xây nhà trọn gói không?
- Phong thủy phòng làm việc – Cách bố trí phù hợp để đem lại thành công
Từ khóa » Hiện Tượng Nứt Sàn Bê Tông
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Nứt Sàn Mái Bê Tông Triệt để - Chống Thấm
-
Nứt Sàn Bê Tông - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục √ Chi Tiết
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Nứt Sàn Bê Tông đơn Giản, Hiệu Quả - A2Z
-
06 Nguyên Nhân Nứt Sàn Bê Tông - Võ Vinh
-
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHIẾN SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP BỊ NỨT
-
Cách Xử Lý Sàn Bê Tông Bị Nứt | Nguyên Nhân | Cách Khắc Phục
-
Nguyên Nhân Và Biện Pháp Xử Lý Vết Nứt Sàn Bê Tông - SBS House
-
Xử Lý Sàn Bê Tông Mới đổ Bị Nứt (CHUẨN) Nhanh Nhất - Kosago
-
Sàn Bê Tông Bị Nứt - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất!
-
Nứt Bê Tông,nguyên Nhân Nứt Bê Tông Và Cách Khắc Phục
-
CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY NỨT BÊ TÔNG CỐT THÉP
-
Nứt Bê Tông. Phân Loại, Nguyên Nhân Và Phòng Ngừa Nứt Bê Tông.
-
Những Nguyên Nhân Dẫn Tới Nứt Sàn Bê Tông
-
Nguyên Nhân Nứt Sàn Bê Tông Cách Phòng Tránh Và Phương Án ...