Ợ Chua, Nóng Rát Cổ Họng Có Phải Là Triệu Chứng Trào Ngược Dạ Dày
Có thể bạn quan tâm
Ợ chua là hiện tượng sinh lý thường gặp của đường tiêu hóa. Tình trạng ợ chua, nóng rát cổ họng có thể kéo dài trong vài phút đến vài giờ. Ợ chua có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau như trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thai kỳ, sử dụng thuốc chống viêm hay aspirin.
Nội dung bài viết
- 1. Ợ chua là gì?
- 2. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
- 3. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
- 4. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản
1. Ợ chua là gì?
Ợ chua là tình trạng thực quản bị kích thích bởi acid dạ dày. Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn được đưa từ miệng xuống thực quản, dạ dày. Bên trong dạ dày chứa acid và các men tiêu hóa để phân giải thức ăn. Khi cơ thắt thực quản dưới không hoạt động không tốt sẽ khiến dịch acid từ dạ dày trào lên thực quản. Ợ chua có thể là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm thực quản, phụ nữ mang thai, người có tiền sử sử dụng các thuốc chống viêm hay aspirin. Thói quen ăn uống sử dụng nhiều cà chua, cam, chanh, đồ uống có cồn, đồ uống có ga cũng có thể gây nên ợ chua. Ợ chua thường đi kèm các triệu chứng như:
- Cảm giác nóng rát cổ họng, lồng ngực.
- Đau tức ngực khi cúi hoặc nằm xuống.
- Cảm thấy vị đắng, chua ở cổ họng.
- Khó nuốt.
2. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Triệu chứng thường gặp nhất của trào ngược dạ dày là ợ chua, nóng rát cổ họngXem thêm
https://thaythuocvietnam.vn/o-hoi-mot-trong-cac-trieu-chung-viem-loet-da-day/
Mặc dù ợ chua, nóng rát cổ họng có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, ợ chua trào ngược dạ dày thường gặp nhất. Trào ngược dạ dày có tên khoa học là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD). Bệnh xảy ra khi có sự trào ngược dịch vị vào trong thực quản. Hút thuốc, béo phì, tiểu đường, hen suyễn, các bệnh lý đường tiêu hóa khác có thể làm tăng nguy cơ mắc mắc trào ngược dạ dày. Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản gồm:
- Ợ chua, nóng rát cổ họng hoặc sau xương ức thường xuất hiện sau khi ăn. Đây là dấu hiệu trào ngược dạ dày phổ biến nhất.
- Đau tức ngực hoặc vùng thượng vị. Các triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn với bệnh lý về tim mạch.
- Miệng có vị đắng, chua do dịch dạ dày trào lên.
- Khó nuốt. Dịch vụ dạ dày có tính acid trào lên thường xuyên gây viêm thực quản, sưng nề thực quản. Đường kính thực quản hẹp gây ra tình trạng khó nuốt, nuốt vướng.
- Buồn nôn.
- Khản tiếng, nhất là vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy.
- Đau họng.
3. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Chế độ ăn uống là nền tảng của điều trị trào ngược dạ dày thực quảnĐiều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc thường khoảng 7 đến 10 ngày sẽ bắt đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát thường rất cao do không tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Thay đổi thói quen ăn uống và lối sống là nền tảng của điều trị trào ngược dạ dày.
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa khiến thức ăn tồn tại lâu trong dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược.
- Hạn chế các thức ăn cay, giàu chất béo, hành, tỏi, cà chua, bạc hà, socola, cam, quýt. Không uống trà, cà phê, rượu, bia, nước ngọt có ga.
- Không ăn trong vòng 03 giờ trước khi đi ngủ.
- Nhai kẹo cao su giúp tăng tiết nước bọt, trung hòa acid trong dịch vị.
- Nằm cao đầu khoảng 10-15cm, hạn chế nằm bằng.
- Không mặc đồ quá chật.
- Từ bỏ thuốc lá.
- Tập thể dục sau khi ăn tối thiểu 02 giờ.
- Giữ tinh thần thoải mái.
4. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Khi có các triệu chứng ợ chua, nóng rát cổ họng, miệng đắng,… người bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu chẩn đoán xác định là trào ngược dạ dày, phác đồ điều trị thường bao gồm các thuốc dưới đây:
- Thuốc trung hòa acid. Dịch vị dạ dày chứa acid HCl, thường có pH khoảng 3-4. Khi trào lên thực quản, tính acid của dịch vụ sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản. Bao gồm: nhôm cacbonat, nhôm hydroxit, magie, magie cacbonat, magie hydroxit, magie trisilicat,…
- Thuốc đối kháng thụ thể Histamine H2 có tác dụng giảm tiết dịch vị dạ dày. Bao gồm: nizatidinel, cimetidine,…
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI) ngăn tiết acid. Bao gồm: omeprazole, esoprazole, pantoprazole,…
- Trong trường hợp sử dụng thuốc không cho hiệu quả tốt, phẫu thuật sẽ là một trong các phương án điều trị trào ngược dạ dày thực quản được cân nhắc.
- Có thể sử dụng thêm như hoa cúc, gừng, cam thảo có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa.
Các triệu chứng ợ chua, buồn nôn, nóng rát cổ họng, đau vùng thượng vị,… là các triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày. Tuy nhiên cũng không loại bỏ khả năng các bệnh lý khác. Vì vậy, khi có các triệu chứng trên, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác bệnh. Không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Lối sống lành mạnh, tinh thần thư giãn sẽ giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.
BS Thanh Mai
Nội khoa Việt Nam
Từ khóa » đau Nóng Rát Cổ Họng
-
Nguyên Nhân Nào Gây Ra Bỏng Rát Cổ Họng? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Ợ Hơi Nóng Rát Cổ Họng Có Phải Do Trào Ngược Dạ Dày Không?
-
9 Bệnh Lý Nguy Hiểm Gây đau Rát Cổ Họng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Cổ Họng Nóng Rát, Viêm Họng, Hơi Thở Nặng Mùi Do đâu ?
-
Nóng Rát Cổ Họng - Tuổi Trẻ Online
-
[Cảnh Báo] Nóng Rát Cổ Họng - Tiềm ẩn Nguy Cơ Ung Thư - Anvitra
-
Nóng Rát Cổ Họng, đau đầu, Mệt Mỏi, Sốt Li Bì Cảnh Báo Bệnh Lý Gì?
-
Viêm Họng: Phân Biệt, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Nóng Cổ Họng Là Hiện Tượng Gì ? Người Bệnh Nên Làm Gì ? - Gastosic
-
Mách Bạn 6 Bí Quyết “dập Tắt” Nóng Rát Cổ Do Viêm Họng
-
Nóng Rát Cổ Họng: Hiểu Rõ Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Tình Trạng đau Cổ Họng Và Những điều Cần Biết
-
6 Cách Chữa Viêm Họng Không Dùng Thuốc Cực Hiệu Quả - Medlatec
-
Cách để Xoa Dịu Tình Trạng Nóng Rát Cổ Họng - WikiHow
-
Cách Chữa Trị đau Họng Tại Nhà đơn Giản An Toàn | Hapacol
-
Bị đau Họng Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Bệnh Mau Khỏi, Tránh Tái Phát
-
Cách Chữa đau Rát Cổ Họng Không Dùng Thuốc - Bệnh Viện Thu Cúc