Ổ Cứng Bị Bad Sector Nguyên Nhân Do đâu? Cách Sửa Lỗi Hiệu Quả?

Mục lục

  • Bad Sector là gì?
    • Lỗi Bad Sector có tránh được không?
  • Nguyên nhân ổ cứng bị Bad Sector
    • 1. Máy tính bị rơi rớt, va chạm quá mạnh
    • 2. Do sử dụng máy tính không đúng cách
    • 3. Sử dụng ổ cứng trong thời gian quá dài
    • 4. Do các phần mềm độc hại, virus…
    • 5. Do ổ cứng quá nóng
    • 6. Do không vệ sinh máy tính thường xuyên
  • Các dấu hiệu nhận biết ổ cứng Bad Sector
  • Cách sửa lỗi ổ cứng bị Bad Sector hiệu quả

Bad Sector chính là tình trạng nguy hại nhất của ổ cứng, Bad Sector càng nhiều sẽ báo hiệu rằng ổ cứng đó đã gần hết tuổi thọ. Có rất nhiều cách để sửa lỗi ổ cứng bị Bad Sector đơn giản. Cùng EAVN tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Bad Sector là gì?

ổ cứng bị Bad Sector

Bạn có thể hiểu đơn giản, Bad Sector là một khu vực trên ổ cứng của máy tính không thể sử dụng được do đã bị tổn thương vĩnh viễn.

Cấu trúc vật lý của ổ cứng thông thường gồm 3 thành phần chính đó là:

  • Platter (đĩa hình tròn): Nơi lưu trữ firmware – phần điều khiển cấp thấp của HDD và dữ liệu.
  • Bộ đọc/ghi(Actuator): Bộ phận truyền tải thông tin.
  • Bản mạch điều khiển điện tử (PrintedCircuitBoard = PCB): Chứa đựng những cổng giao tiếp và phần điều khiển cấp cao của ổ cứng.

Lỗi Bad Sector có tránh được không?

Bạn có thể tránh được lỗi Bad Sector bằng cách hạn chế va đập, rơi ổ cứng, thường xuyên kiểm tra, vệ sinh ổ cứng và thường xuyên quét virus, tránh dừng đột ngột kho ổ cứng đang ghi dữ liệu.

Xem thêm:

  • Cách sửa lỗi ổ cứng bị Raw
  • Nhiệt độ ổ cứng ssd bao nhiêu là bình thường?
  • Phần mềm kiểm tra sức khỏe ổ cứng SSD

Nguyên nhân ổ cứng bị Bad Sector

Việc xác định nguyên nhân sẽ giúp cho quá trình sữa lỗi nhanh hơn. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất khi ổ cứng bị Bad Sector:

Ổ cứng bị Bad Sector

1. Máy tính bị rơi rớt, va chạm quá mạnh

Mặc dù nhà sản xuất ổ cứng đã thiết kế ổ cứng với chức năng chống sốc, tuy nhiên trong khi sử dụng, di chuyển nếu bị rơi rớt, va chạm quá mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ổ cứng và dẫn đến ổ cứng bị Bad Sector.

2. Do sử dụng máy tính không đúng cách

Một trong các nguyên nhân thường gặp khác đó là người dùng sử dụng máy tính không đúng cách. Việc thường xuyên tắt máy nhanh bằng nút nguồn hoặc bị mất điện đột ngột sẽ làm ổ cứng đang ghi dữ liệu và bị dừng đột ngột… tạo nên những vùng ổ cứng bị bad sector

3. Sử dụng ổ cứng trong thời gian quá dài

Mọi ổ cứng đều có tuổi thọ nhất định, nên việc sử dụng ổ cứng trong thời gian dài và hoạt động hiệu suất cao khiến ổ cứng làm việc quá sức, gây ảnh hưởng tới tốc độ truy xuất dữ liệu và xuất hiện lỗi Bad Sector.

4. Do các phần mềm độc hại, virus…

Ngoài ra, lỗi Bad Sector ổ cứng còn có thể là do máy tính bị virus độc hại tấn công hoặc tồn tại các phần mềm độc hại không rõ nguồn gốc. Khi bị ảnh hưởng từ virus và phần mềm độc hại nó sẽ làm tổn thường ổ cứng rất nhanh.

Bên cạnh đó, lỗi Bad Sector còn xuất hiện do lỗi hệ thống tệp tin. Nếu hệ thống tập tin bị xâm nhập, thì lỗi xảy ra và cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của các Bad Sector.

5. Do ổ cứng quá nóng

Thông thường, ổ cứng hoạt động tốt trong vùng nhiệt độ từ 20 ~ 25 ℃, nếu bạn sử dụng máy tính thường xuyên mà không sử dụng các phương pháp làm mát thì làm nhiệt độ tăng lên gây thiệt hại cho ổ cứng và xuất hiện lỗi Bad Sector.

6. Do không vệ sinh máy tính thường xuyên

Việc không vệ sinh máy tính, ổ cứng trong thời gian dài làm cho các hạt bụi xâm nhập vào. Bụi chính là kẻ thù với ổ cứng, chỉ cần hạt bụi rơi vào mặt đĩa sẽ xuất hiện các Bad sector ngay. Ngoài ra, khi bụi tích tụ trên thành phần mạch bên trong cũng ảnh hưởng đến phần tản nhiệt, làm cho ổ cứng nóng lên và tất nhiên là không thể tránh khỏi Bad Sector.

Các dấu hiệu nhận biết ổ cứng Bad Sector

  • Ổ cứng có dấu hiệu báo lỗi truy xuất dữ liệu, không thể khởi động hoặc máy tính tự động reset và tự động shutdown.
  • Máy tính bị treo trong khi đèn tín hiệu vẫn sáng…
  • Không thể truy cập vào một thư mục hay một phân vùng ổ cứng trên máy.
  • Bị treo trong môi trường DOS hoặc không ghost máy tính được.
  • Báo lỗi Bad Track 0- Disk Unsable khi Format ổ cứng.
  • Không Fdisk được, khi thực hiện Fdisk thì xuất hiện thông báo lỗi “No fixed disk present” (đĩa cứng hiện tại không thể phân chia), hoặc có thể bị treo trong quá trình Fdisk.
  • Báo lỗi Error reading data on driver C:, Retry, Abort, Ignore, Fail.. khi chạy một ứng dụng nào đó trên Windows.
  • Ổ cứng nóng và hoạt động không hiệu quả hoặc có tiếng động lạ.
  • Đang cài đặt Windows thì hệ thống bị treo mà không xuất hiện thông báo lỗi nào.

Cách sửa lỗi ổ cứng bị Bad Sector hiệu quả

Việc sử dụng các phần mềm sửa lỗi Bad Sector ổ cứng tốt nhất như: HDD Regenerator, CheckDrive hay HDD Scan có thể tìm ra lỗi và là cách sửa Bad ổ cứng đơn giản và hiệu quả nhất. Ở đây, chúng tôi hướng dẫn bạn sử dụng phần mềm HDD Regenerator, đây là phần mềm sửa lỗi hiệu quả lại khá dễ sử dụng.

  • Bước 1: Tải và cài đặt chương trình.
  • Bước 2: Tại cửa sổ chính chọn Click here to repair physical bad sector on damaged drive surface under Windows (XP,Vista,7,8), đây chính là tính năng quét và sửa Bad Sector. Còn Boot USB Flash/ Boot CD/DVD về căn bản có tính năng giống như trên, chỉ khác là phải tạo một USB hoặc CD/DVD để Boot hoặc sửa Bad sau khi khởi động lại máy. Để sử dụng chức năng sửa lỗi Bad trực tiếp trên Windows, bạn đóng hết các chương trình đang chạy trên máy. Nếu có thông báo hiện ra chọn Cancel vì nếu chọn Yes máy tính sẽ khởi động lại.
  • Bước 3: Chọn Choose driver to process, chọn ổ cứng và chọn Start Process, cửa sổ mới hiện lên thì chọn Cancel.
  • Bước 4: Có bảng xuất hiện với 2 lựa chọn là quét chứ không sửa lỗi và vừa quét vừa sửa lỗi, bạn chọn 2 và nhấn Enter. Tiếp theo chọn Scan and repair, chọn tiếp Start Sector 0 và chờ chương trình hoàn tất.

Như vậy là chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách sửa lỗi ổ cứng bị Bad Sector và chia sẻ nguyên nhân và dấu hiệu để nhận biết tình trạng ổ cứng bị lỗi nguy hiểm này. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn!

Từ khóa » Cách Sửa ổ Cứng Bị Bad Sector 0