Ổ Cứng SSD Và HDD Cái Nào Tốt Hơn? Nên Mua SSD Hay HDD

Bạn tìm mua máy tính mới hoặc bạn đang tìm hiểu về ổ cứng để nâng cấp thiết bị lưu trữ cho máy tính của bạn? Bạn sẽ thấy rất nhiều tài liệu tham khảo liên quan đến ổ cứng HDD và SSD. Vậy SSD và HDD cái nào tốt hơn? Để đưa ra được lựa chọn phù hợp với bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ổ cứng SSD và HDD.

SSD và HDD cái nào tốt hơn

1. Ổ cứng HDD là gì?

Ổ cứng HDD truyền thống có chứa một hoặc nhiều đĩa từ có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu, cho phép đầu từ đọc, ghi dữ liệu trên đĩa khi nó đi qua bằng cách sử dụng sử dụng đầu từ kết hợp với trục chuyển động. Đĩa càng quay nhanh, ổ cứng hoạt động càng nhanh, điều này có thể ảnh hưởng đến hệ điều hành của bạn phản ứng nhanh như thế nào và mất bao lâu để mở và chạy các ứng dụng chạy trên ổ cứng. Các ổ cứng HDD đời cũ sử dụng cổng IDE để kết nối với main của máy tính PC. Nhưng hầu hết các ổ cứng bây giờ đều sử dụng kết nối chuẩn SATA. Phiên bản mới nhất của ổ cứng là SATA, SATA III, được tìm thấy trên các main hiện đại và cho phép truyền dữ liệu nhanh nhất có thể.

ổ cứng HDD

2. Ổ cứng SSD là gì?

Ổ cứng SSD là công nghệ lưu trữ mới hơn ổ cứng truyền thống HDD. Ổ cứng SSD không có bộ phận chuyển động, thay vào đó, nó sử dụng bộ nhớ flash NAND. Càng nhiều chip nhớ NAND (Negative AND), dung lượng SSD càng lớn. Công nghệ hiện đại cho phép SSD sử dụng nhiều chip NAND, điều đó có nghĩa SSD cũng sẽ có dung lượng tương tự ổ cứng HDD. Một số ổ cứng SSD có chuẩn SATAIII, chúng có thể dễ dàng cài đặt thay cho ổ cứng HDD và những ổ cứng có kích thước 2,5 inch. Tuy nhiên, tốc độ tối đa của SATA III là 600MB / s, với HDD thì đó là tốc lý tưởng. Nhưng SDD có khả năng tốc độ nhanh hơn nhiều, điều đó có nghĩa là ổ SSD có kết nối SATA III thì hiệu suất bị giảm. Để tốc độ của ổ cứng SSD được phát huy nhanh nhất, bạn có thể sử dụng SSD có kết nối PCIe. Ổ cứng có khe PCIe được cắm trực tiếp vào main cho phép tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu main nhỏ hơn hoặc máy tính của bạn sử dụng khe PCIe cho các thiết bị khác, chẳng hạn như card đồ họa hoặc card âm thanh.

ổ cứng SSD khe PCIe Ngoài ra ổ SSD có chuẩn kết nối M.2 ngày càng phổ biến. Hiện nay máy tính xách tay thường sử dụng ổ cứng SSD chuẩn M.2 và hầu hết các máy tính PC đời mới trên main đều có cổng M.2. Ổ cứng SSD chuẩn M.2 thường nhỏ hơn các SSD khác, như vậy chúng ta có thể dễ dàng lắp đặt ổ cứng SSD mà không ảnh hưởng đến các bộ phận khác của máy tính. NVMe (Non-Volility Memory Express) là công nghệ SSD mới nhất và cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cực nhanh.

3. Giá SSD và HDD cái nào tốt hơn

Khi chọn giữa SSD và HDD, sự khác biệt lớn bạn sẽ nhận thấy đầu tiên là giá cả. SSD thường đắt hơn so với ổ cứng HDD có cùng dung lượng. Tuy nhiên, đáng chú ý là một số ổ SSD đắt hơn những ổ khác. SSD SATAIII rẻ hơn so với SSD M.2 và PCIe. Ổ cứng chuẩn SATAIII đã xuất hiện trên thị trường được một thời gian chính vì sử dụng công nghệ cũ nên SSD SATA III không đắt hơn ổ cứng HDD truyền thống là mấy. Nếu bạn muốn có nhiều dung lượng lưu trữ với chi phí thấp, thì ổ cứng HDD là sự lựa tốt nhất. Quy trình sản xuất cho ổ cứng HDD tương đối rẻ khiến chúng có giá cả phải chăng hơn. Giá tham khảo tính đến thời điểm này (5/2020)

Loại ố cứng Dung lượng Giá
HDD 2.5’ 500GB ~950 – 1.100k
HDD 3.5’ 1TB ~925 – 1.100k
SSD 2.5’ SATA III 500GB ~1.450 – 1.600k
SSD M.2 500GB ~1.600 – 1700k
SSD PCIe 500GB ~2.200 – 2.600k

Hoặc các bạn có thể tham khảo giá ổ cứng SSD tại MemoryzoneSSD

4. Dung lượng SSD và HDD

Tính đến thời điểm hiện nay (năm 2020). Ổ cứng HDD có dung lượng lưu trữ lớn hơn so với ổ cứng SSD. Nếu bạn muốn có nhiều dung lượng lưu trữ thì HDD là sự lựa chọn tốt nhất. Dung lượng ổ cứng HDD mới từ 500GB đến 12TB, phù hợp với nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp. Ổ cứng dung lượng 1TB được dùng phổ biến nhất hiện nay. Các ổ cứng có dung lượng lớn 8TB -14TB chủ yếu được sử dụng cho các thiết bị máy chủ và NAS. Theo chúng tôi nếu dữ liệu của bạn nhiều thì nên sử dụng nhiều ổ cứng có dung lượng nhỏ hơn là sử dụng một ổ cứng có dung lượng lớn. Vì nếu toàn bộ dữ liệu của bạn lưu trên 1 ổ cứng khi ổ cứng của bạn bị hỏng thì toàn bộ sẽ bị mất. Hơn thế, theo các chuyên gia ổ cứng nếu dung lượng ổ cứng HDD của bạn dung lượng lớn thì tỷ lệ ổ cứng lỗi sẽ cao hơn ổ cứng có dung lượng nhỏ do ổ cứng HDD có dung lượng lớn sử dụng nhiều đĩa mỗi đầu từ sẽ phân ra quản lý mỗi bề mặt đĩa, chỉ một đầu từ trong cụm đầu từ bị lỗi thì ổ cứng sẽ bị lỗi. Chính vì vậy càng nhiều đầu từ xác suất lỗi ổ cứng càng cao. Trước đây, SSD thường có dung lượng lưu trữ thấp, nhưng nhờ những tiến bộ trong công nghệ, giờ đây dung lượng ổ cứng SSD có thể lên đến vài Terabytes. Tuy nhiên ổ cứng SSD có dung lượng lớn thì tương ứng chi phí sẽ rất đắt. Nếu có thể, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng ổ SSD có dung lượng nhỏ khoảng 120GB hoặc 256GB để cài đặt hệ điều hành của máy tính, tận dụng tốc độ cao của ổ cứng SSD để giúp máy tính hoạt động nhanh hơn. Và lắp thêm ổ cứng HDD với dung lượng lớn để lưu trữ dữ liệu mà không cần đến tốc độ, hơn thế ổ cứng HDD lưu trữ dữ liệu an toàn hơn ổ cứng SSD

nêm mua SSD hay HDD

5. Tốc độ SSD vs HDD cái nào tốt hơn

Sự khác biệt rõ rệt giữa ổ cứng SSD và HDD đó chính là tốc độ. Ổ cứng SSD có tốc độ nhanh hơn nhiều so với HDD, nhưng so với công nghệ SSD luôn phát triển và chuẩn SATA III dần được loại bỏ. Như vậy tốc độ của SSD ngày càng được cải thiện rõ ràng. Tốc độ của ổ cứng cũng là tiêu chí đánh giá giữa SSD và HDD cái nào tốt hơn. Với ổ cứng HDD do sử dụng đĩa quay nên tốc độ của ổ cứng chủ yếu phụ thuộc vào RPM (vòng quay mỗi phút) mà ổ cứng có khả năng – và RPM càng cao, ổ cứng thực hiện càng nhanh. Ổ cứng có tốc độ vòng quay cho phép 5.400 RPM/ phút, đây là tốc độ phổ biến của ổ cứng. Một số dòng ổ cứng có tốc độ vòng quay có thể đạt tới 7.200 RPM/ phút.Và có rất hiếm ổ cứng có thể đạt tới 10.000 RPM/ phút và thậm chí cao hơn nhưng chi phí sẽ rất đắt. Tốc độ SSD và HDD được đo bằng MB/ s (megabyte mỗi giây) tính cho cả đọc (tốc độ ổ đĩa có thể đọc dữ liệu) và ghi (tốc độ có thể ghi dữ liệu vào ổ đĩa). Có nhiều yếu tố khác nhau để xác định tốc độ ổ cứng HDD, chẳng hạn như dung lượng, nhưng nói chung, ổ cứng SATA III ở tốc độ 5.400 vòng /phút sẽ có tốc độ khoảng 100MB /s, trong khi 7.200 vòng / phút sẽ là 150MB /s. Bởi vì ổ cứng SSD không có bất kỳ bộ phận chuyển động nào, tốc độ của chúng không phụ thuộc vào tốc độ của vòng quay RPM mà phụ thuộc vào công nghệ và chuẩn kết nối của ổ cứng. Ổ cứng SSD có chuẩn kết nối SATA III tốc độ đọc sẽ đạt khoảng 550 MB /s và tốc độ ghi 520 MB /s, một số chuẩn kết nối sẽ đạt tối đa 600 MB/s. Vì vậy, khi ổ cứng SSD của bạn có chuẩn kết nối SATA III (chuẩn có tốc độ thấp nhất) thì ổ cứng vẫn có tốc độ nhanh gấp 4 lần tốc độ của ổ cứng HDD. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một trong những kết nối được tối ưu hóa tốt hơn cho SSD như PCIe, M.2, NVMe sự khác biệt về tốc độ lại càng rõ rệt. Tốc độ trung bình cho SSD PCIe / M.2 từ khoảng 1,2 GB /s đến khoảng 1,4 GB /s và thậm chí có một số có thể đạt tới 2,2 GB /s. Vì vậy nếu chọn ổ cứng ưu tiên tốc độ và hiệu suất thì SSD là sự lựa chọn tốt nhất.

6. Nên mua ổ SSD hay HDD

Bạn đang cân nhắc về việc nên mua SSD hay HDD. Ổ cứng SSD không có bất kỳ bộ phận chuyển động nào như HDD chính vì vậy chúng trở thành lựa chọn tốt hơn cho máy tính xách tay và các thiết bị di động. SSD cũng có thể sử dụng ít năng lượng hơn so với HDD, điều đó có nghĩa là máy tính xách tay có thời lượng pin lâu hơn khi sử dụng SSD mặc dù điều này sẽ phụ thuộc vào loại SSD bạn sử dụng và bạn sử dụng nó để làm gì. Vậy ổ cứng SSD và HDD cái nào tốt hơn? Trong khi SSD nhanh hơn, mạnh hơn và tiết kiệm điện hơn. Nhưng khi lệnh TRIM trên ổ cứng SSD được kích hoạt, bạn xóa nhầm dữ liệu, Windows sẽ gửi thông tin đến ổ cứng SSD, ổ cứng SSD sẽ tự động xóa nội dung trong file dể duy trì hiệu suất nhanh cho ổ SSD. Chính vì lý do này lưu dữ liệu trên ổ cứng SSD sẽ không được an toàn, nếu không may xóa nhầm dữ liệu trên ổ SSD thì rất khó có khả năng lấy lại được. Ổ cứng HDD có giá cả phải chăng hơn , đặc biệt là khi có dung lượng lớn hơn, an toàn để lưu dữ liệu. Như chúng tôi đã đề cập trước đó, nếu có thể bạn nên dùng một ổ cứng SSD có dung lượng nhỏ để cài đặt hệ điều hành và ứng dụng song song đó lắp thêm một ổ cứng HDD để lưu trữ dữ liệu. Như vậy máy tính của bạn vừa tối ưu được tốc độ, hiệu suất lại vừa có dung lượng lớn để lưu trữ dữ liệu, chi phí vô cùng hợp lý. Với một ổ máy tính PC việc lắp thêm ổ cứng vô cùng đơn giản. Với một số máy tính xách tay có khay CD, để lắp thêm ổ cứng bạn mang laptop đến thợ sửa chữa họ sẽ thay thế khay CD bằng một khay để lắp ổ cứng. Nhưng đa số laptop bây giờ các nhà sản xuất đã bỏ không có khay CD. Bạn có thể lựa chọn sử dụng ổ cứng lai được gọi là SSHD cho những máy tính không lắp được 2 ổ cứng. Cung cấp tốt nhất về tốc độ của SSD và dung lượng của ổ cứng HDD trong một ổ cứng.

Xem thêm:

Ổ cứng di động loại nào tốt?

Nên sử dụng ổ cứng loại nào?

4.2/5 - (4 votes)

Related posts:

  1. Cứu dữ liệu máy chủ IBM bị virus mã hóa
  2. Top 5 ổ cứng SSD giá dưới 2 triệu
  3. SSD là gì? Các thông số kỹ thuật trên ổ cứng SSD

Từ khóa » Có Nên Dùng Hdd