[Ợ Hơi Là Gì?] Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Lưu ý Từ Bác Sĩ
Bạn thường xuyên bị ợ hơi với cấp độ gia tăng kèm theo đó là dấu hiệu buồn nôn và khó thở. Điều này khiến bạn băn khoăn không biết ợ hơi là dấu hiệu của bệnh gì. Cách trị ợ hơi liên tục an toàn và hiệu quả? Tất cả những lo lắng này sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây qua sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
5/5 - (15 bình chọn)- 1. Ợ hơi là gì?
- 2. Nguyên nhân gây ợ hơi
- 2.1. Nuốt không khí quá nhiều và lặp đi lặp lại khiến bạn bị ợ hơi liên tục
- 2.2. Ợ hơi đầy bụng do ăn uống
- 2.3. Ợ hơi nóng rát cổ do tác dụng phụ của thuốc
- 2.4. Do Căng thẳng, stress
- 2.5. Ợ hơi buồn nôn, khó thở, thượng vị bị đau, do bệnh lý nền khác gây ra
- 3. Thường xuyên ợ hơi là bệnh gì?
- 3.1. Ợ hơi buồn nôn dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày
- 3.2. Ợ hơi ợ chua dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày
- 3.3. Viêm loét dạ dày
- 3.4. Loạn khuẩn đường ruột
- 3.5. Nhiễm khuẩn Hp
- 3.6. Chứng không dung nạp lactose
- 3.7. Viêm tụy
- 4. Đối tượng nào hay bị ợ hơi
- 4.1. Phụ nữ mang thai
- 4.2. Ợ hơi đầy bụng ở trẻ nhỏ
- 5. Có xét nghiệm nào để chẩn đoán nguyên nhân gây ợ hơi không?
- 6. Ợ hơi khi nào cần gặp bác sĩ?
- 7. Điều trị ợ hơi như thế nào?
- 7.1. Tự điều trị
- 7.2. Chăm sóc y tế
- 8. Mẹo ngăn ngừa chứng ợ hơi
- 8.1. Thay đổi cách ăn uống
- 8.2. Thay đổi chế độ ăn uống
- 8.3. Thay đổi lối sống
- 9. Phòng tránh ợ hơi
- 10. Lời khuyên bác sĩ khi gặp phải hiện tượng ợ hơi, đắng miệng, buồn nôn
1. Ợ hơi là gì?
Thông thường sau mỗi lần nạp thêm năng lượng hay sử dụng đồ uống có ga, khoang miệng của chúng ta sẽ “nuốt” phải một lượng không khí dư thừa khiến cho dạ dày bị căng lên. Điều này gây nên tiếng ợ ở khoang miệng, mọi người thường gọi là ợ hơi.
Ợ hơi là hành động giúp dạ dày “đào thải” lượng không khí bị dư thừa trong thực quản ra ngoài thông qua đường hô hấp. Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể. Nhưng nếu nó xảy ra một cách thường xuyên kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, bạn không được chủ quan. Bởi đây rất có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó thuộc hệ tiêu hóa.
2. Nguyên nhân gây ợ hơi
Vì sao bị ợ hơi? Có nhiều lý do khiến người ta nuốt vào cơ thể nhiều không khí hơn bình thường. Những lý do phổ biến nhất bao gồm:
2.1. Nuốt không khí quá nhiều và lặp đi lặp lại khiến bạn bị ợ hơi liên tục
Thực tế, khi bạn nuốt không khí quá nhiều lại lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ khiến lượng không khí ở trong dạ dày bị dư thừa.
Nếu như dạ dày của bạn lại chứa một lượng thức ăn lớn sẽ khiến lượng không khí này tăng lên. Lúc này dạ dày của bạn sẽ bị giãn nở quá mức gây ợ hơi liên tục.
2.2. Ợ hơi đầy bụng do ăn uống
Việc thường xuyên sử dụng thực phẩm nhiều đường, giàu chất béo, tinh bột, đồ uống có chất kích thích, nước uống có ga; ăn nhanh, nhai ẩu khiến dạ dày phải hoạt động với công suất lớn. Điều này vô tình khiến cho dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều, làm cho dạ dày phải co bóp nhiều hơn.
Bên cạnh đó, nồng độ acid trong dạ dày cũng bị tăng lên, vượt quá mức bình thường. Gây nên tình trạng dạ dày bị ức chế. Phản xạ lỗ môn vị bị kích thích và đóng lại, van tâm vị mở ra. Khiến cho lượng khí sinh ra ở dạ dày bị dồn nén lại, cơ thắt ở thực quản bị suy yếu đi.
2.3. Ợ hơi nóng rát cổ do tác dụng phụ của thuốc
Đôi khi, tác dụng phụ của thuốc và thực phẩm bổ sung có thể gây ợ hơi. Các loại thuốc phổ biến có thể dẫn đến ợ hơi bao gồm:
- Một loại thuốc trị tiểu đường loại 2
- Thuốc nhuận tràng, chẳng hạn như lactulose và sorbitol
- Thuốc giảm đau, chẳng hạn như naproxen, ibuprofen và aspirin
Việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau có thể gây viêm dạ dày, một tình trạng có thể gây ợ hơi.
Do các loại thuốc này khiến hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa bị rối loạn. Lượng men trong dạ dày không đủ để chuyển hóa thức ăn. Làm thức ăn trong dạ dày bị dư thừa và lên men.
2.4. Do Căng thẳng, stress
Khi cảm thấy căng thẳng, stress, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol, làm tăng tiết axit dạ dày và gây ợ chua, ợ nóng, đau bụng.
Căng thẳng, stress cũng có thể làm giảm hoạt động của cơ trơn trong dạ dày và ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ợ hơi, đầy hơi.
2.5. Ợ hơi buồn nôn, khó thở, thượng vị bị đau, do bệnh lý nền khác gây ra
Theo các chuyên gia, ngoài các nguyên nhân kể trên, ợ hơi còn là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
Bị một số bệnh lý về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, không dung nạp lactose…
Những bệnh lý này có thể gây viêm, loét, xuất huyết, hoặc tắc nghẽn ở dạ dày hoặc ruột, làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Khi mắc những bệnh này, cũng làm tăng tiết axit dạ dày, gây ợ chua, ợ nóng, đau bụng…
3. Thường xuyên ợ hơi là bệnh gì?
Các bệnh lý có thể gây ra tình trạng ợ hơi có thể kể đến như:
3.1. Ợ hơi buồn nôn dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày
Đây là bệnh lý phổ biến có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng hay bị bệnh nhất. Với các triệu chứng kèm theo như:
- Thực quản dạ dày bị nóng rát
- Vùng ngực bị đau tức và khó thở.
3.2. Ợ hơi ợ chua dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày
Nếu bạn thường xuyên bị
- Ợ hơi, ợ chua
- Vùng hạ sườn bên trái bị đau âm ỉ
- Cảm giác bụng bị chướng và khó tiêu,…
Các bạn tuyệt đối không được coi thường và bỏ qua. Bởi đây là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày. Bệnh xảy ra khi các niêm mạc ở thành dạ dày bị tổn thương do hệ tiêu hóa của bạn thường xuyên bị rối loạn.
3.3. Viêm loét dạ dày
Cũng giống với bệnh viêm dạ dày, tuy nhiên mức độ tổn thương ở niêm mạc đã trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời bệnh cũng bắt đầu gây ra nhiều biến chứng không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Người bệnh bắt đầu bị nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
3.4. Loạn khuẩn đường ruột
Khi hệ khuẩn ở đường ruột bị mất cân bằng do bệnh viêm loét dạ dày, hay viêm đại tràng gây ra. Hệ tiêu hóa của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Lượng thức ăn không thể chuyển hóa hết mà bị ứ đọng ở dạ dày, gây nên hiện tượng:
- Ợ hơi liên tục
- Thường xuyên chán ăn
- Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.
3.5. Nhiễm khuẩn Hp
Theo như nhiều số liệu thống kê, có đến 80% người bị mắc bệnh viêm loét dạ dày đều dương tính với vi khuẩn Hp. Đây là loại vi khuẩn duy nhất có thể tồn tại trong môi trường acid ở dạ dày. Chúng thường ẩn nấp ở bên dưới niêm mạc dạ dày để phá hủy đi lớp chất nhầy.
Đối với loại vi khuẩn này, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ làm xét nghiệm.
3.6. Chứng không dung nạp lactose
Đây là tình trạng thiếu enzyme lactase, cần thiết để phân giải đường lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa.
Khi lactose không được tiêu hóa hoàn toàn, nó sẽ bị lên men bởi các vi khuẩn trong ruột, tạo ra khí và gây ợ hơi, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy.
3.7. Viêm tụy
Bệnh lý xảy ra khi tụy bị viêm do nhiễm trùng, sỏi tụy, rượu, thuốc, béo phì. Người bệnh có thể bị ợ hơi, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, sốt, da vàng
4. Đối tượng nào hay bị ợ hơi
Ợ hơi buồn nôn, khó thở có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của cả 2 giới. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ gặp hiện tượng này nhất.
4.1. Phụ nữ mang thai
Hệ tiêu hóa có mối quan hệ mật thiết với cơ quan sinh sản của nữ giới. Khi mang thai cơ thể của thai phụ sẽ có nhiều biến đổi. Hormone nội tiết trong cơ thể của thai phụ cũng sẽ tăng cao. Khiến cho cơ thắt ở thực quản dưới bị giãn ra fây nên tình trạng ợ hơi buồn nôn ở nữ giới.
4.2. Ợ hơi đầy bụng ở trẻ nhỏ
Thực tế, trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh. Nếu như cha mẹ cho bú hoặc cho ăn sai tư thế. Lượng không khí sẽ theo khoang miệng của trẻ đi vào dạ dày, gây nên hiện tượng đầy hơi ở trẻ.
Bên cạnh đó, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, lượng thức ăn quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ không có đủ dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Thức ăn sẽ bị tích tụ ở dạ dày, sau đó lên men, sinh hơi khiến trẻ thường bị ợ hơi và đầy bụng, nôn trớ.
> Đừng bỏ lỡ: Hiện tượng nóng bụng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
5. Có xét nghiệm nào để chẩn đoán nguyên nhân gây ợ hơi không?
Chẩn đoán vấn đề ợ hơi thường liên quan đến việc kiểm tra triệu chứng, lịch sử y tế của bệnh nhân, và có thể đòi hỏi một số xét nghiệm hoặc thăm bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán phổ biến:
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ thăm hỏi bệnh nhân về các triệu chứng cụ thể, thời gian xảy ra ợ hơi, mức độ đau hoặc bất tiện đi kèm, và các yếu tố khác như thức ăn, tình trạng tâm lý, và thói quen ăn uống.
Xét nghiệm
Bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân:
- Xét nghiệm máu
- Chụp X-quang và nội soi để phát hiện trào ngược dạ dày thực quản
- Chụp MRT, chụp cắt lớp CT.
- Kiểm tra hơi thở
6. Ợ hơi khi nào cần gặp bác sĩ?
Nguyên tắc chung là nếu bạn trải qua tình trạng ợ hơi thường xuyên, kéo dài, hoặc đi kèm với các triệu chứng khác không bình thường, bạn nên thăm bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Dưới đây là một số tình huống khi nào việc thăm bác sĩ là cần thiết:
- Trải qua tình trạng ợ hơi liên tục trong thời gian dài mà không có sự cải thiện, đặc biệt là khi thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống.
- Đi kèm với đau ngực, khó thở, hoặc các triệu chứng bất thường khác, đặc biệt là khi có các dấu hiệu của vấn đề tim mạch.
- Sụt cân một cách đột ngột mà không có lý do rõ ràng.
- Đi kèm với cảm giác lo lắng, bất an, hoặc nếu bạn cảm thấy có vấn đề về tâm lý liên quan đến tình trạng này.
- Bị nôn mửa hoặc buồn nôn
- Giảm vị giác…
- Gây mất ngủ, mệt mỏi nghiêm trọng.
7. Điều trị ợ hơi như thế nào?
Để điều trị dứt điểm tình trạng này, trước hết cần phải tìm ra được nguyên nhân. Dưới đây là một số cách điều trị ợ hơi các bạn có thể tham khảo.
7.1. Tự điều trị
Bạn có thể khắc phục hiện tượng này bằng các cách sau:
- Nằm nghiêng về một bên
- Áp dụng tư thế đầu gối lên ngực, nên giữ tư thế này cho đến khi lượng khí dư thừa được thoát hết ra bên ngoài.
- Các bạn có thể đi bộ hoặc tập những bài thể dục nhẹ nhàng sau khi ăn 15 – 30 phút. Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ thức ăn, tránh gây tình trạng bị chướng bụng ợ hơi.
Ngoài ra, các bạn có thể cải thiện tình trạng ở hơi bằng cách sử dụng một số loại trà như:
- Trà gừng
- Trà bạc hà
- Trà hoa cúc
- Hoặc nước cốt chanh với mật ong.
Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, phụ nữ đang mang thai tốt nhất không nên áp dụng cách này.
7.2. Chăm sóc y tế
Nếu đã áp dụng các cách chữa ợ hơi tại nhà mà không có hiệu quả, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
Bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi như: Thời điểm hay bị ợ hơi, các loại thực phẩm hay sử dụng, các dấu hiệu đi kèm với hiện tượng ợ hơi.
Tiếp đó bác sĩ sẽ thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết; chụp CT; siêu âm; thử nghiệm hidro và metan… Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả và an toàn.
Nếu như ợ hơi liên tục kèm các dấu hiệu bất thường do các bệnh lý gây ra. Căn cứ vào từng diện bệnh, bác sĩ sẽ kê những toa thuốc phù hợp. Ví dụ như:
- Thuốc Esomeprazol, Lansoprazol… Công dụng của thuốc là làm giảm nồng độ axit trong dạ dày. Giúp cải thiện hiện tượng ợ hơi và các triệu chứng đi kèm khác.
- Thuốc điều hòa sự co bóp của dạ dày như: thuốc Domperidon
- Hoặc sử dụng một số loại men tiêu hóa như: Neopeptine, T.Pepsin….
Lưu ý: Các loại thuốc kể trên chỉ phát huy hiệu quả khi được sử dụng đúng liều lượng, đúng diện bệnh. Vì thế, người bệnh không được tự ý mua bất cứ loại thuốc nào về điều trị.
8. Mẹo ngăn ngừa chứng ợ hơi
Có thể ngăn ngừa chứng ợ hơi không? Hay mẹo ngăn ngừa chứng ợ hơi như thế nào? Theo các chuyên gia về tiêu hóa, chứng ợ hơi đầy bụng, buồn nôn hoàn toàn có thể khắc phục và khống chế được. Chỉ cần các bạn áp dụng các mẹo nhỏ dưới đây:
8.1. Thay đổi cách ăn uống
- Nên ăn chậm, nhai kỹ
- Ăn đúng bữa đúng giờ
- Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói
- Sau khi ăn nên nghỉ ngơi, không nên vận động mạnh
- Trong quá trình ăn không nên nói chuyện nhiều để tránh không khí lọt quá nhiều vào dạ dày thông qua khoang miệng.
8.2. Thay đổi chế độ ăn uống
- Nên ăn các thực phẩm mềm, dạng lỏng
- Không nên ăn thực phẩm cứng, thực phẩm cay nóng, chứa nhiều tinh bột, chất xơ như: Đậu lăng; bông cải xanh;….
- Kiêng các loại đồ uống có cồn có ga như rượu, cà phê,…
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm có lợi cho đường ruột như sữa chua, đu đủ, thanh long,…
>> Đừng bỏ lỡ: [Ợ hơi nên ăn gì và kiêng gì?] Lưu ý, lời khuyên bác sĩ chuyên khoa
8.3. Thay đổi lối sống
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan thoải mái. Không để stress kéo dài
- Từ bỏ những thói quen không tốt như uống rượu, hút thuốc lá,…
- Hạn chế sử dụng nước uống có ga
- Không nên nhai kẹo cao su thường xuyên để tránh tình trạng bị ợ hơi, đầy bụng.
9. Phòng tránh ợ hơi
Để phòng tránh hiện tượng ợ hơi, cũng như các hệ lụy do ợ hơi đầy bụng gây ra. Các bạn nên:
- Sử dụng thực phẩm sạch, nên ăn chín uống sôi.
- Ăn uống khoa học như ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc
- Uống đủ 2 lít nước /ngày.
- Không sử dụng đồ uống có chất kích thích.
- Xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý
- Tránh stress kéo dài
- Nên xây dựng cho bản thân cuộc sống vui vẻ hòa nhã
- Có thể dùng một số vị thảo dược giúp tăng cường đào thải khí trệ gây tích trướng ợ hơi như: trần bì, mộc hương…
10. Lời khuyên bác sĩ khi gặp phải hiện tượng ợ hơi, đắng miệng, buồn nôn
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết: Ợ hơi là một hiện tượng sinh lí bình thường mà ai cũng sẽ bắt gặp ít nhất một lần trong đời.
Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị ợ hơi trong nhiều ngày liên tục. Các bạn tuyệt đối không được chủ quan và bỏ qua. Bởi nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Các bạn nên:
- Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày khoa học hợp lý.
- Nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa về tiêu hóa để thăm khám và điều trị khi thấy bản thân bị ợ hơi kèm thêm các dấu hiệu bất thường khác.
- Trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được bỏ điều trị giữa chứng hay tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Như vậy, bài viết đã cung cấp đến các bạn những thông tin hữu ích xoay quanh triệu chứng ợ hơi bao gồm: Nguyên nhân, cách điều trị; biện pháp phòng tránh cũng như lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc phòng tránh và khắc phục hiện tượng này. Nếu như các bạn cũng đang bị ợ hơi, tuyệt đối không được bỏ qua nội dung bài viết này nhé. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- [Đắng miệng là gì?] Nguyên nhân, điều trị và lưu ý từ bác sĩ
- [CẢNH BÁO] Buồn nôn nhưng không nôn là biểu hiện bệnh gì?
- Bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Từ khóa » Cứ Bị ợ Hơi Liên Tục
-
Ợ Hơi Liên Tục Trong Ngày Là Bệnh Gì?
-
Bị ợ Hơi Liên Tục Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
Ợ Hơi Liên Tục Là Bệnh Gì? 10 Bệnh Gây ợ Liên Tục, Biết Sớm Chữa Dễ ...
-
Giải đáp: Ợ Hơi Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Ợ Hơi Quá Nhiều Có Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục
-
Ợ Hơi Nhiều Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả
-
Ợ Hơi Liên Tục Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu ...
-
Bị ợ Hơi Liên Tục Sau Khi ăn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Ợ Hơi Nhiều, Liên Tục Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Tốt Nhất
-
Bị Nghẹn ở Cổ Họng Và ợ Hơi Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Đau Dạ Dày (Bao Tử): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị AN ...
-
10 NGUYÊN NHÂN KHIẾN DẠ DÀY KHÓ CHỊU - AIH
-
Ợ Hơi Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Trị
-
Ợ Hơi Sau Khi Ăn Là Bệnh Gì? Các Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhất