Ô Mai - Vị Thuốc Dân Gian Trừ Ho, Dưỡng Họng

Theo đông y, vị thuốc ô mai được chế biến từ quả mơ (ô là màu đen, mai chính là quả mơ. Ô mai nghĩa là vị thuốc có màu đen, được chế biến từ quả mơ). Để làm thuốc, ô mai được chế biến khá cầu kì, theo y học cổ truyền, gọi là phương pháp cửu chưng cửu sái.

Cụ thể như sau: Quả mơ chín vàng được thu hái, đem phơi trong mát đến héo. Sau đó, cho vào vại, ngâm với muối, theo tỉ lệ 1 kg mơ: 300 g muối, sau 3 ngày 3 đêm thì vớt ra, tiếp tục đem phơi trong mát đến khi da quả mơ săn lại, rồi tiếp tục đem ngâm với muối theo cách trên. omai

Làm liên tục như vậy 9 lần (9 lần phơi, 9 lần ngâm, tức cửu chưng, cửu sái), tới khi da quả mơ săn chắc, có màu đen và các hạt muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt. Khi đó có thể cất ở nơi khô mát, đem dùng dần.

Khi chế biến thành món ăn, ô mai được gia thêm gừng sao khô và bột cam thảo, tạo nên một hương vị đặc trưng, hấp dẫn. Sự hòa quyện giữa vị chua nhẹ của quả mơ, vị mằn mặn của muối, vị cay nhẹ của gừng, và chút ngòn ngọt của cam thảo, khiến bất cứ ai cũng đều cảm thấy thú vị khi nhâm nhi thưởng thức, thậm chí cả khi vừa nghĩ tới.

Dân gian đã khéo léo chế biến món ăn ngon là ô mai để làm hài lòng người thưởng thức. Đồng thời cũng có thể sử dụng chính món ăn này làm vị thuốc dưỡng họng, trừ ho khi cần thiết.

Bởi vì ô mai có tính mát, vị chua nhẹ, nhanh chóng làm dịu họng, giảm ngứa rát họng, giảm khản tiếng và giảm ho. Muối lại có tác dụng sát trùng hầu họng, tốt đối với chứng viêm họng. Gừng giữ ấm, giúp đề phòng chứng ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh.

Còn cam thảo chính là vị thuốc có nhiều công dụng: hóa đờm, giảm ho, và chống viêm (theo y học cổ truyền và các nghiên cứu dược lý cũng đã chứng minh). Thế nên, có 1 gói nhỏ ô mai mang theo người trong những ngày gió lạnh, không chỉ có thêm món ăn ngon, có thể mời bạn bè cùng thưởng thức, vui thêm cuộc chuyện trò, mà còn là vị thuốc dưỡng họng, phòng ngừa ho hiệu quả

Từ khóa » Cây Thuốc Xí Muội