Ở Một Mình Với 4 Bức Tường Suốt 4 Tháng Giãn Cách, Tâm Lý Của ...

Suốt 4 tháng nay, nhiều bạn trẻ gần như không bước chân ra khỏi nơi mình sinh sống. Nhiều người cảm thấy cô đơn tột cùng, khi mà cả ngày dài chỉ nhìn thấy 4 bức tường là chính.

N.T.L.Q (sinh năm 1995, ngụ ở quận Phú Nhuận) cũng rơi vào cảnh như vậy. Làm việc ở nhà, trò chuyện với đồng nghiệp, trao đổi với khách hàng đều thông qua mạng xã hội. Những ngày đầu, Q. thậm chí thoải mái hơn vì không phải lo dậy sớm đi làm tránh kẹt xe.

Tuy nhiên, sang đến tháng thứ hai, Q. bắt đầu thấy khó chịu. “Một ngày nọ, mình nhận ra đã gần 4 tháng mình không chạm vào người khác. Xung quanh mình chỉ có 4 bức tường”, cô tâm sự.

Khoảng cuối tháng 7, thời điểm TP.HCM siết giãn cách, là giai đoạn Q. cảm thấy chán nản, mệt mỏi nhất. Cô thấy mình ủ dột, thường xuyên kiệt sức. 

Vốn là người hoạt bát, mình chưa bao giờ hình dung có ngày phải trải qua tình cảnh như vậy. Không dễ dàng gì khi sống một mình vào thời điểm này", Q. kết luận.

hình ảnh

L.Q. cho biết đôi lúc cô cảm thấy bất ổn vì phải ở nhà quá lâu (Ảnh: Zing)

Một trường hợp khác, vào một ngày giữa tháng 8, khi đứng bên cửa sổ tầng 4 khu nhà trọ ở quận Tân Bình, nghe tiếng xe cấp cứu chở F0 hú còi dưới đường lớn, cô gái tên T. đã bất giác nghĩ: “Hay là nhảy xuống!”.

Cô lập tức giật mình bởi ý nghĩ khủng khiếp vừa thoáng qua tâm trí. Lần đầu tiên sau nhiều tháng giãn cách, cô gái 24 tuổi phải nghiêm túc nhìn nhận về vấn đề tâm lý có thể nảy sinh do ở nhà quá lâu.

T. làm content marketing tự do, ở trọ một mình. Những tháng dịch, nhiều dự án bị hủy song cô vẫn có mức thu nhập đủ sống và không quá lo về chuyện tiền bạc. Vấn đề lớn nhất của một người có tính cách hướng ngoại như T. là không được ra ngoài, không gặp gỡ bạn bè và phải xa người yêu dù ở cùng một quận.

Vốn là người sống tích cực, khoảng 2 tháng đầu giãn cách, T. vẫn vui vẻ và lạc quan rằng dịch bệnh sẽ sớm kết thúc. Có nhiều thời gian rảnh, cô trang trí nhà cửa, tự nấu ăn và trồng cây. Mỗi ngày, cô đều nhắn tin cho bạn bè để cập nhật tình hình, động viên mọi người cố gắng và hẹn ngày tụ tập.

hình ảnh

Hình minh họa (Ảnh: clevelandclinic)

Rồi sau đó, có khoảng 2 tuần liền, cô không muốn liên lạc với ai, kể cả người yêu. Chỉ có vài ba lần cô gọi điện về nhà vì sợ cha mẹ lo lắng. Sau thời gian không thể tự giải quyết tâm trạng bất ổn của mình, T. chia sẻ và nhờ bạn bè tư vấn. Hóa ra không chỉ riêng cô mà những người bạn cũng gặp vấn đề tương tự.

Họ động viên T. cố gắng, buộc cô mỗi ngày đều phải ít nhất một lần cập nhật tình hình để chắc chắn không có chuyện bất trắc nào xảy ra. “Giờ gần 4 tháng phong tỏa rồi, tâm trạng của mình cũng lên xuống thất thường. Không có cách nào để hết hẳn suy nghĩ tiêu cực, chỉ đành đợi đến lúc được mở cửa ra ngoài thôi”.

Nhưng khi lệnh giãn cách cứ nới dài đến tháng thứ 3, mình bắt đầu cảm nhận tâm trạng đang dần bất ổn. Cả ngày mình cứ như người sống trên mây, không có chút năng lượng nào để làm việc. Có những đêm mình nằm trằn trọc tới sáng, có hôm chỉ ngủ 3-4 tiếng. Mình không tức giận, không lo lắng gì cả, chỉ cảm thấy trống rỗng tuyệt đối”.

hình ảnh

Hình minh họa (Ảnh: benarnews)

Có lẽ chưa bao giờ, Sài Gòn nói riêng và đất nước nói chung lại trải qua khoảng thời đầy căng thẳng và mệt nhoài đến thế. Không chỉ là nỗi lo về dịch bệnh, sợ hãi chuyện cơm áo gạo tiền, mà giãn cách xã hội cũng khiến người trẻ cảm thấy cô đơn đến tận cùng.

Đặc biệt, với những ai bỏ quê lên phố, xa gia đình, xa người thân và buồn hơn là vô tình trở thành F0, họ lại càng đơn độc trong những ngày giãn cách, nó là dạng tâm lý đột ngột bùng phát, vô tình ập tới mà chính các bạn trẻ, những người luôn hướng bản thân theo năng lượng tích cực, cũng không muốn mình rơi vào cảnh như thế này.

Nhưng ngẫm mà xem, 4 tháng không ra đường, 4 tháng không hít thở không khí trong lành, 4 tháng không trò chuyện với bạn bè, gặp gỡ với người thân. Kinh khủng hơn, trong suốt 4 tháng ấy, mở mắt ra hay nhắm mắt lại, dù sáng sớm bình minh hay là tối khuy đêm muộn, các bạn chỉ có thể đối mặt với 4 bức tường.

Đây là điển hình của bạn trẻ sống ở trong phòng trọ nhỏ xíu, không gian sống quá chật, không đủ để xua đi những bức bối trong lòng. Ngày bình thường, tất bật với chuyện đi học, đi làm, họ quên mất mình chỉ đang “tạm trú” ở phố thị. Dòng người hối hả và công việc bận rộn khiến họ không còn thời gian để cô đơn.

hình ảnh

Vậy mà những ngày qua, họ chợt nhận ra bản thân cũng có những lúc yếu mềm, không hề mạnh mẽ như đã tưởng. Ngoài chuyện tiền nong, tình yêu, công việc, cũng có thêm một thứ khiến họ dễ lo lắng, bồn chồn đó chính là bệnh tật.

Kể ra những điều như thế, không phải để thở than hay gieo năng lượng xấu, mà để chúng ta đồng cảm với nhau, để hiểu rằng người trẻ cũng có những góc khuất khó nói. Thế nên, hãy động viên nhau và động viên chính mình, hãy nói chuyện qua điện thoại nhiều hơn với bạn bè, người thân. Hãy tìm một sở thích có thể làm ở nhà để vượt qua khủng hoảng.

Đầu tháng 10 này, Sài Gòn đang dần mở cửa, những tín hiệu tích cực về dịch bệnh cho phép chúng ta hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Rằng sớm thôi, chúng ta sẽ lại bình ổn. Những tháng ngày sống với 4 bức tường, tuy hơi khó khăn một chút nhưng cũng sẽ là kỷ niệm ghi dấu ấn trong cuộc đời không thể nào quên.

Nguồn: Zing

Từ khóa » Một Mình Với 4 Bức Tường