Ô Nhiễm Bụi Amiăng Với Sức Khỏe Con Người Và Môi Trường, Chính ...

Sáng ngày 29 tháng 6 năm 2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội khoa học kỹ thuật An toàn, vệ sinh lao động đã tổ chức Tọa đàm “Nâng cao công tác an toàn vệ sinh lao động, kéo giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động”. Tham dự Tọa đàm có TS. Hà Tất Thắng, Cục trưởng cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; GS.TS. Lê Vân Trình, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật An toàn, vệ sinh lao động Việt Nam; TS. Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cùng gần 60 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, cán bộ an toàn, chủ các doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ An toàn, vệ sinh lao động khu vực Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh.

Toàn cảnh buổi Tọa đàm “Nâng cao công tác an toàn vệ sinh lao động,kéo giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động”. Ảnh Minh Ngọc

Trong những năm qua, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong khu vực Miền Đông Nam Bộ và Thành Phố Hồ Chí Minh đã có bước chuyển biến tích cực. Ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ của NSDLĐ và NLĐ đang từng bước được nâng lên. Công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của các đơn vị, doanh nghiệp được quan tâm tổ chức thực hiện. Trong đó việc tìm kiếm các giải pháp để giảm thiểu, hạn chế và ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp luôn là mối quan tâm, là trách nhiệm của các cấp, các ngành và người sử dụng lao động. Nhận thức được trách nhiệm của mình, các sở LĐTBXH, LĐLĐ đã tăng cường công tác ATVSLĐ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến NLĐ.

TS. Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Namphát biểu tại buổi Tọa đàm. Ảnh Minh Ngọc

Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển, công tác ATVSLĐ cũng vẫn còn đáng lo ngại, theo thông báo số: 1136/TB-BLĐTBXH ngày 21/03/2024 của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, năm 2023, 6 tỉnh MĐNB đã để xảy ra 3063 vụ tai nạn lao động, chiếm gần một nửa (44,5%) số vụ tai nạn lao động trên toàn quốc, làm cho 3120 người gặp nạn.

Để công tác An toàn, vệ sinh lao động của cả nước nói chung và trong khu vực Miền Đông Nam Bộ nói riêng có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, tại buổi Tọa đàm đã có nhiều đóng góp ý kiến, kiến nghị một số giải pháp, như:

  • Tiếp tục quán triệt thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác ATVSLĐ. Phối hợp khảo sát thực trạng về tình hình ATVSLĐ ở các doanh nghiệp để có kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp.
  • Thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo, huấn luyện, nâng cao nhận thức về ATVSLĐ cho NSDLĐ và NLĐ.
  • Thực hiện nghiêm túc và trung thực công tác kiểm định an toàn các thiết bị sử dụng trong quá trình lao động sản xuất để có những biện pháp kịp thời, ngăn ngừa những nguy cơ gây ra TNLĐ, BNN hay những vấn đề về thiết bị cần phải sửa hoặc thay thế để đảm bảo AT tính mạng cho NLĐ khi vận hành.
  • Đầu tư kinh phí hỗ trợ ứng dụng nghiên cứu khoa học ATVSLĐ vào phục vụ sản xuất tại doanh nghiệp.
  • Nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của NLĐ để hạn chế tối đa về TNLĐ và BNN tại doanh nghiệp.
  • Ngoài các nguy cơ hiện hữu gây tai nạn và bệnh tật, NSDLĐ cần chú ý chăm lo và đảm bảo các yếu tố về tâm sinh lý lao động như điều kiện làm việc, chế độ lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phù hợp với mức độ nặng nhọc của công việc, giới tính và độ tuổi lao động.
  • Xây dựng văn hóa an toàn tại các doanh nghiệp, kiện toàn bộ máy làm công tác ATVSLĐ; xây dựng đầy đủ các các quy phạm, quy trình an toàn tại các vị trí làm việc theo đúng các văn bản quy phạm pháp luật (như các TC, QC KTQG).
  • Thực hiện quan trắc môi trường lao động đầy đủ, trung thực và có các giải pháp kiểm soát hạn chế các tác động nguy hiểm và có hại.
  • Thực hiện đầy đủ và đúng hạn các báo cáo thống kê công tác ATVSLĐ, cũng như khi có các TNLĐ, BNN xảy ra.

Từ khóa » Bụi Amiang Là Gì