Ô Nhiễm Không Khí Là Gì? Hậu Quả Và Các Biện Pháp Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe con người. Vậy ô nhiễm không khí là gì? Làm thế nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí trả lại môi trường trong lành, sạch đẹp? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi tiêu cực của các thành phần có trong không khí chủ yếu là do khói, bụi, khí lạ, làm gây mùi, giảm tầm nhìn xa, gây ra biến đổi khí hậu và bệnh tật cho con người, sinh vật sống và môi trường tự nhiên.
Tác nhân gây ô nhiễm
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do hoạt động của con người, bao gồm:
- CO2: đây là khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính, đây là chất gây nên ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất.
- Sox: Được hình thành trong quá trình phun trào núi lửa và sản xuất công nghiệp khí đốt như dầu mỏ, lưu huỳnh,…
- Nox: Khí được thải ra trong quá trình đốt cháy có màu nâu đỏ, mùi đặc trưng và rất độc hại.
- CO: Sản sinh trong quá trình đốt các nhiên liệu như gỗ, than đá, phương tiện giao thông.
- Hợp chất hữu cơ VOC
- Các hạt mịn
- Kim loại độc như chì, thủy ngân
- CFCs có hại cho tầng ozon, NH3 trong sản xuất công nghiệp và các chất phóng xạ khác.
Tham khảo: Thông cống nghẹt giá rẻ hỗ trợ nhanh sau 15 phút, làm sạch triệt để
Các hoạt động gây ô nhiễm
Các hoạt động gây ra tình trạng ô nhiễm không khí được phân loại như sau:
Tự nhiên
- Bụi từ môi trường tự nhiên
- Methane được thải ra từ quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật.
- Khí Radon phân rã trong lớp vỏ trái đất.
- Khói và carbon monoxit do cháy rừng.
- Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi do con người và sinh vật thải ra.
- Hoạt động của núi lửa tạo ra khói, bụi, clo và lưu huỳnh.
Công nghiệp
- Khói, khí thải từ các xí nghiệp nhà máy.
- Khói đốt các nhiên liệu như gỗ, than đá,…
- Khí thải từ các phương tiện giao thông.
- Hơi khói từ sơn và các chất dung môi khác.
- Chất thải rắn lắng đọng tạo nên khí mê tan.
- Tài nguyên quân sự: vũ khí hạt nhân, chiến tranh hóa học, khí độc, tên lửa.
Giao thông vận tải
Các phương tiện giao thông thải ra khí Co, Co2, SO2, Nox, Pb, CH4 cùng bụi đất đá gây nên tình trạng ô nhiễm không khí.
Sinh hoạt
Đây là tác nhân gây hại nhỏ nhất, chủ yếu là nhiệt và khói bụi do các hoạt động đun nấu, khí thải từ các máy móc gia dụng.
Hậu quả của ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí để lại rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với con người, sinh vật, hệ sinh thái và cả sự phát triển của nền kinh tế, xã hội.
Đối với động – thực vật
- Gây ảnh hưởng đến tất cả các sinh vật sống.
- Các khí độc gây hại trực tiếp khi đi vào cơ thể sinh vật, làm giảm khả năng kháng lại các bệnh nguy hiểm,
- Cây cối nhạy cảm với nồng độ HF lớn gây đốm lá, rụng lá.
- Hiệu ứng nhà kính gây nhà nhiều biến đổi của động, thực vật.
- Mưa axit khiến hệ thực vật bị phá hủy, làm đứt chuỗi thức ăn và gây bệnh cho sinh vật. Mưa axir cũng làm thay đổi tính chất của nước, gây tổn hại nghiêm trọng tới sinh vật sống trong nước.
Đối với con người
- Bụi: Gây nên những kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp, mắt, da, đường máu và các hệ thống khác trong cơ thể. Thậm chí bụi chứa chất độc hại có thể gây ung thư.
- SO2: Gây nên sự tăng tiết niêm mạc hô hấp ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây bệnh hen, tim mạch. SO2 còn có khả năng gây độc qua da, làm rối loạn chuyển hóa cơ thể.
- NO2: Khí màu nâu tác động mạnh đến hệ hô hấp của các nhóm người già, trẻ nhỏ.
- CO: Khiến máu giảm khả năng vận chuyển oxy, lưu thông máu.
- NH3: Khí độc mạnh gây kích ứng hệ hô hấp dễ nguy hiểm tới tính mạng.
- H2S: ở nồng độ thấp có thể gây kích ứng mắt, hệ hô hấp nhưng nồng độ cao cáo thể gây nên nhiễm độc cấp tính thậm chí tử vong.
- Hợp chất hữu cơ bay hơi VOCs gây nhiễm độc cấp tính khi tiếp xúc liều cao.
- Chì: Gây rối loạn tủy xương, nhiễm độc hệ thần kinh, phá vỡ hồng cầu, ngộ độc chì có thể tử vong.
- Khí Randon có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, da gây nên các bệnh ung thư.
Đối với tài sản
- Làm han gỉ kim loại, ăn mòn bên tông
- Làm mất màu, xuống cấp công trình nhanh chóng
- Giảm độ bền dẻo và màu sắc của sợi vải, giấy, thuộc da
Đối với toàn cầu
- Gây nên những cơn mưa axit
- Hiệu ứng nhà kính
- Suy giảm tầng ozon, biến đổi nhiệt độ theo hướng tiêu cực.
Xem thêm: Đơn vị thông cống nghẹt quận 11 cực kỳ chuyên nghiệp và uy tín
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm không phí
Bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay những biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí hiệu quả nhất dưới đây!
Biện pháp kỹ thuật
- Thay thế các loại máy móc, dây chuyền công nghệ đã lạc hậu gây ô nhiễm không khí bằng công nghệ hiện đại.
- Sử dụng điện để giảm thiểu nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut,…
Biện pháp quy hoạch
- Quy hoạch khu công nghiệp cách xa khu dân cư, hạn chế xây dựng trong thành phố.
- Khuyến khích đi lại, tham gia giao thông trên các phương tiện công cộng để giảm ùn tắc và khí thải vào môi trường.
- Tích cực trồng cây xanh tại tất cả các khu vực có thể giúp thanh lọc không khí tốt nhất.
Một số phương tiện khắc phục ô nhiễm không khí
Để hiệu quả khắc phục ô nhiễm không khí tốt hơn bạn có thể sử dụng một số phương tiện hỗ trợ đắc lực như:
Lọc không khí bằng phương pháp sinh học
Lọc không khí bằng phương pháp sinh học chính là xử lý và tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với các chất ô nhiễm.
Hệ thống lọc khí thải này là nơi chứa các nguyên liệu lọc và nơi sinh sản cho các vi sinh vật. Trong hệ thống này, các vi sinh vật sẽ tạo thành một màng sinh học, đây là mọt màng ẩm, mỏng bao quanh các nguyên liệu lọc.
Trong quá trình lọc, khí thải được bơm chậm xuyên qua hệ thống lọc, các chất ô nhiễm trong khí thải sẽ bị các nguyên liệu lọc hấp thụ. Các chất khí gây ô nhiễm sẽ bị hấp phụ bởi màng sinh học
Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học
Công nghệ xử lý khí thải sinh học (Biofilter) là biện pháp vừa hiệu quả, chi phí thấp và còn rất thân thiện với môi trường. Phương pháp này dùng để xử lý khí thải có mùi hôi, hợp chất hữu cơ bay hơi nồng độ thấp.
Máy lọc không khí
Máy lọc không khí được sử dụng phổ biến tại các cơ quan, trường học và hộ gia đình. Máy có chứa các ion âm để bám dính vào chất độc hại trong không khí. Màng tĩnh điện dương sẽ hút giữ chúng lại và trả lại cho không gian nhà bạn không khí trong lành, thoáng sạch nhất.
Với những chia sẻ hữu ích trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ ô nhiễm không khí là gì, cách khắc phục tinh trạng ô nhiễm không khí hiệu quả nhất. Hãy chung tay cùng cộng đồng khắc phục và bảo vệ bầu không khí luôn trong lành, thoáng sạch nhé!
5/5 - (1 bình chọn) closeBài Viết Mới
-
Thông Cống Nghẹt Huyện Phú Giáo – Hóa Đơn Đỏ – BH 6 Tháng
11/12/2024 No Comments -
Thông Bồn Cầu Nghẹt Quận 8 – Hóa Đơn Đỏ – BH 6 Tháng
05/12/2024 No Comments -
Hút Hầm Cầu Thủ Dầu Một – Hóa ĐƠn Đỏ – BH 10 Năm
30/11/2024 No Comments -
Hút Hầm Cầu Tân Uyên – Chỉ 39k – Không Đục Phá
28/11/2024 No Comments -
Hút Hầm Cầu Tân Uyên – Hóa Đơn Đỏ – BH 10 Năm
27/11/2024 No Comments -
Hút Hầm Cầu Thuận An – Chỉ 39k – Không Đục Phá
26/11/2024 No Comments
- Trang Chủ
- Gọi Số Vina tel:0949392535
- Gọi Số Viettel tel:0964981378
- Zalo
Từ khóa » Thế Nào Là Không Khí Bị ô Nhiễm
-
Nguyên Nhân Gây Tình Trạng ô Nhiễm Môi Trường Không Khí Và Giải ...
-
Ô Nhiễm Không Khí – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ô Nhiễm Không Khí Là Gì? Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Không Khí
-
Ô Nhiễm Không Khí Là Gì ? Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Không Khí Là Gì ?
-
Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí Là Gì? Nguyên Nhân & Giải Pháp Khắc ...
-
Ô Nhiễm Không Khí ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Con Người Thế Nào?
-
Ô Nhiễm Không Khí ở Việt Nam
-
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ - Health Việt Nam
-
Không Khí Là Gì? Chất Lượng Và Tác động Của Không Khí ô Nhiễm
-
Ô Nhiễm Không Khí Là Gì? Vì Sao Không Khí Bị ô Nhiễm? - VLOS
-
Không Khí ô Nhiễm: Làm Thế Nào để Bảo Vệ Sức Khỏe?
-
Lí Thuyết Bài 39: Không Khí Bị ô Nhiễm | SGK Khoa Học Lớp 4
-
Ô Nhiễm Không Khí - Bệnh Liên Quan - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Khắc Phục ô Nhiễm Không Khí Trong Nhà ở