Ô Nhiễm Môi Trường đất Là Gì? Nguyên Nhân, Tác Hại Và Cách Khắc ...

Định nghĩa ô nhiễm môi trường đất là gì? Nguyên nhân do đâu? Hậu quả như thế nào? Và làm cách nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm đất? và ô nhiễm đất là gì? Để giải đáp tất tần tật những vấn đề trên, các loại máy quét rác có thể giải quyết ô nhiễm không? xin mời các bạn đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây nhé!

Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Ô nhiễm môi trường đất là sự suy thoái của đất, chỉ sự thay đổi tính chất của đất theo chiều hướng xấu đi. Những hóa chất độc hại từ các hoạt động trong công nghiệp, quá trình sản xuất nông nghiệp bị xả thải ra ngoài mà chưa được xử lý đúng cách khiến tài nguyên đất bị nhiễm bẩn, suy thoái,...Từ đó, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người, động vật,... đây cũng là câu trả lời cho ô nhiễm đất là gì?

O-nhiem-moi-truong-dat-la-gi

Ô nhiễm môi trường đất chính là sự suy thoái của đất, đất thay đổi theo chiều hướng xấu đi

Tình trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam

  • Theo thống kê, tổng số lượng diện tích đất tự nhiên hiện nay ở Việt Nam là 33 triệu ha. Trong đó, có 68,83% tức khoảng 22 triệu ha diện tích đất đang được sử dụng, còn lại hơn 10 triệu ha đất là chưa được sử dụng tương đương với 33,04% tổng diện tích đất. Diện tích đất được sử dụng trong nông nghiệp chiếm khoảng 7-8 triệu ha.
  • Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, thường mưa nhiều nên các quá trình khoáng hóa trong đất diễn ra rất mạnh khiến đất dễ bị rửa trôi, xói mòn,...đặc biệt là địa hình ở khu vực đồi núi,... Đất sau khi bị thoái hóa thí khả năng phục hồi về trạng thái màu mỡ ban đầu là rất khó.
  • Trong những năm gần đây, Việt Nam có nhiều dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất và ngày càng trầm trọng. Từ ô nhiễm môi trường ở nông thôn đến các thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác.
  • Ở Hà Nội, vấn đề ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là do hàm lượng kim loại nặng cao từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nổi bật là một số khu công nghiệp đô thị và những làng nghề như Khu công nghiệp An Khánh, Khu đồng mương nổi Tam Hiệp – Thanh Trì, Làng nghề dệt vải Hà Đông, Khu đô thị Nam Thăng Long,...
  • Thực trạng ô nhiễm đất ở Tp. Hồ Chí Minh cũng không mấy khả quan hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do chất thải đô thị và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật,… Ví dụ, ở Hóc Môn, bình quân một vụ rau sẽ được phun thuốc bảo vệ thực vật khoảng 10 – 25 lần. Trong 1 năm, lượng thuốc sử dụng cho 1ha có thể đạt đến 100 – 150 lít. Các khu công nghiệp Hồ Chí Minh mỗi ngày đã thải ra ngoài môi trường hơn 600 nghìn m3 nước thải.

Tình trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam như thế nào?

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Sau khi đã biết ô nhiễm môi trường đất là gì? tiếp theo chúng ta tìm hiểu các nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất là gì? và thế nào là ô nhiễm đất?

Nguyên nhân tự nhiên

Sự gia tăng hàm lượng những chất tự nhiên trong đất cùng việc có thêm nhiều chất độc lạ (vượt quá tiêu chuẩn cho phép). Gây ảnh hưởng độc hại đến môi trường - là nơi ở của nhiều loài sinh vật trong đất. Từ đó, làm xấu đi cảnh quan thiên nhiên.

Đất nhiễm mặn

Nguyên nhân do lượng muối trong nước biển, nước thủy triều dâng cao hay từ các mỏ muối. Nồng độ Na, Cl hoặc K cao làm tăng áp suất thẩm thấu và gây hạn sinh lý cho giới thực vật phát triển.

Đất nhiễm phèn

Nguyên nhân chính là do nước đã bị nhiễm các chất sắt từ một nơi khác theo mạch nước ngầm dưới lòng đất di chuyển đến. Khiến cho độ pH môi trường giảm nên gây ngộ độc cho cây, động vật sinh sống và phát triển ở trong môi trường đó.

Tình trạng đất bị nhiễm phèn

Nguyên nhân nhân tạo

Một số nguyên nhân nhân tạo khiến môi trường đất bị ô nhiễm như:

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất do tro than và xỉ than

  • Than thường được sử dụng để chạy nhà máy nhiệt điện, quá trình khai thác mỏ, sản xuất nhựa dẻo, nylon, hóa chất,… Chất thải công nghiệp này chưa được qua xử lý đã thải trực tiếp vào môi trường đất. Đồng thời thải vào môi trường nước và không khí. Hành động này tưởng chừng như vô hại nhưng trong quá trình vận chuyển, lắng đọng lại. Từ đó di chuyển ngấm dần vào đất khiến môi trường đất bị ô nhiễm.
  • Khi đất bị nhiễm tro than hoặc xỉ thì trong đất thường xuất hiện các hạt màu trắng. Đất thường có màu xám và không đồng nhất. Đặc biệt hơn, khi đất có xỉ than thường có nhiều bọt và các hạt sỏi có lỗ hổng.

Đất bị nhiễm tro than do hoạt động khai thác

Thuốc trừ sâu, diệt cỏ

  • Hiện nay, thuốc trừ sâu thường được sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp. Mặc dù sử dụng thuốc trừ sâu sẽ giúp ngăn ngừa sâu bệnh phá hoại mùa màng. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu được ví như “con dao hai lưỡi”. Bởi vì độc tính tiềm ẩn trong hóa chất có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, các loại sinh vật và đặc biệt là con người.
  • Ngoài thuốc trừ sâu thì thuốc diệt cỏ cũng được người dân sử dụng phổ biến. Thuốc diệt cỏ thường được sử dụng để tiêu diệt các loại cỏ dại. Mặc dù hầu hết các loại thuốc diệt cỏ có thể dễ dàng phân hủy trong đất. Thế nhưng có một nhóm thường bị lẫn tạp chất dioxin. Chất này rất độc hại và thậm chí có thể gây tử vong ngay cả khi ở nồng độ thấp. Thuốc diệt cỏ có tác động trực tiếp đến nguồn nước mặt (ao, hồ, sông, suối,..) và gây nguy hiểm tới hệ sinh thái dưới nước như tôm, cua, cá,…

Ví dụ về ô nhiễm môi trường đất: việc vất bừa bãi các loại thuốc hóa chất như vỏ lon, túi đựng hóa chất, hộp, chai được hóa chất ra đất,...

>> Tìm hiểu chi tiết ô nhiễm môi trường đất là gì?

Thuốc trừ sâu đang “âm thầm” giết chết các sinh vật giúp đất khỏe mạnh

Các ngành công nghiệp

  • Nhiều nhà máy sản xuất xi măng, các cơ sở khai thác đá,... “ung dung” thải ra ngoài môi trường bụi bẩn, nước thải và rác thải,...
  • Ngoài ra các chất thải khác còn đến từ các hoạt động sản xuất cơ khí, gia công kim loại, sửa chữa ô tô, xe máy,…có chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ. Mà công nghệ xử lý chất thải lại chưa bảo đảm tiêu chuẩn. Thêm nữa, các chất thải từ quá trình sản xuất giấy và bột giấy có chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy, sunfua. Gây ảnh hưởng đến những vi sinh vật sống trong đất.

Ví dụ về ô nhiễm môi trường đất như: các loại xi măng đã trộn được đổ ra đất, hay các chất nước thải của công nghiệp thải trực tiếp ra đất, vùng đất đó sẽ bị hư hại và nhiễm kim loại. Từ đó vùng đất đó sẽ chết dần.

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất do rác thải của người dân

  • Chất thải sinh hoạt trong quá trình sinh hoạt của con người như rác thải, đồ ăn, chai nhựa, túi nilon, nước thải sinh hoạt,… Do các loại rác thải này xả trực tiếp lên mặt đắt khiến cho môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
  • Ngoài ra, việc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, mạng lưới giao thông cùng những tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị cũng gây nên ô nhiễm môi trường đất.

Người dân thải rác ra ngoài môi trường ngày càng nhiều

Như vậy các bạn đã hiểu ô nhiễm đất là gì rồi chứ? Phía trên chính là câu trả lời cho câu hỏi thế nào là ô nhiễm đất? Vậy tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu phần hậu quả ô nhiễm đất gây nên cho con người và cho tự nhiên nhé.

Hậu quả ô nhiễm môi trường đất

Dưới đây là những hậu quả của ô nhiễm môi trường đất:

Đất bị thoái hóa

Hầu hết phần đất trên bề mặt sẽ bị thay đổi, các loại nấm gây hại dễ bị xói mòn khi có mưa lớn, lượng muối và các chất dinh dưỡng bị dư thừa. Dẫn đến đất đai bị chua, mặn, chai cứng và không còn khả năng khai thác.

Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm

Môi trường đất bị ô nhiễm tác động tới các mạch nguồn nước ngầm. Điều này gây nguy hại cho con người bởi vì hầu hết lượng nước phục vụ nhu cầu ăn uống và sinh hoạt đều là nước ngầm.

Ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp

Ô nhiễm môi trường đất cùng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp khiến mùa màng kém bội thu, thiếu chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng của nông sản.

Môi trường đất bị ô nhiễm để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng

Hậu quả ô nhiễm môi trường đất dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe con người

Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất tiếp theo đó là gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mối liên quan mật thiết giữa sự phát triển của con người và môi trường đất. Cụ thể, khi môi trường đất bị ô nhiễm còn là tác nhân gây các bệnh ngoài da, ung thư, dị tật bẩm sinh, rối loạn hô hấp,… khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn đất bị ô nhiễm hoặc sử dụng nguồn nước bị nhiễm độc.

Hậu quả ô nhiễm môi trường đất tác động tới hệ sinh thái

Môi trường đất khi bị ô nhiễm cũng làm thay đổi hệ thực vật, giảm năng suất của các loại cây trồng và làm mất cân bằng sinh thái. Từ đó gây ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật.

Ô nhiễm đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái

Cách khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm đất, bạn có thể tham khảo một số biện pháp hữu ích sau:

Giảm thiểu tối đa rác thải ra môi trường đất

Biện pháp đầu tiên cần làm đó chính là hạn chế thải rác sinh hoạt ra ngoài môi trường đất. Đặc biệt, cần cấm tuyệt đối việc xả thải các loại chất thải chưa được qua xử lý, chất thải sinh hoạt, chất hóa học ra ngoài gây ô nhiễm môi trường đất.

Tăng năng suất nông nghiệp

Thực hiện tăng năng suất nông nghiệp bằng cách áp dụng nhiều loại gen cây trồng chống chịu bệnh tật, sâu hại tốt, cho sản lượng cao để tránh việc phải sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu. Ngoài ra, khi sử dụng những giống cây trồng có chất lượng tốt còn giúp các loại cây có khả năng chống chọi, thích nghi được với cả những dạng thời tiết cực đoan, duy trì độ phì nhiêu cho đất trồng. Đồng thời nên áp dụng những phương pháp trồng cây đan xen giữa cây hàng năm và những cây lâu năm.

Chọn những giống cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt

Thường xuyên vệ sinh môi trường sống

Phải thường xuyên thực hiện vệ sinh môi trường sống xung quanh và bảo vệ chúng luôn sạch sẽ. Hãy thực hiện giảm thiểu rác thải, loại bỏ những chất hóa học, phân khoáng để bảo vệ môi trường đất.

Áp dụng những biện pháp canh tác chống xói mòn

Bên cạnh đó, cần áp dụng các biện pháp canh tác giúp chống xói mòn đất đai như: kết hợp canh tác nông – lâm – ngư nghiệp cùng các loại hình đa dạng; xây dựng mô hình trồng trọt – chăn nuôi hợp lý, xây dựng thêm kênh tưới tiêu và thoát nước kịp thời.

Tái chế các loại rác thải

Bên cạnh đó, cần biết cách phân loại và tái chế rác để bảo vệ môi trường. Các loại rác có thể tái chế như nhựa, nhôm, thủy tinh, thùng carton,… Bạn nên phân loại rác theo quy định của công ty tái chế hoặc theo quy định chung của chính quyền đô thị.

Tăng cường thêm việc tái chế các loại rác thải

Bớt sử dụng nhựa

Rác thải nhựa được đánh giá là loại rác thải khó phân hủy. Bạn nên hạn chế việc sử dụng nhựa, các sản phẩm từ nhựa như túi nilon, đồ dùng bằng nhựa,… Bạn có thể thay thế chúng bằng cách đựng đồ đạc vào trong thùng giấy, túi vải để bảo vệ môi trường.

Sử dụng các loại máy quét rác

Như các bạn biết rác thải tồn đọng trên đất hay được chôn xuống lòng đất cũng làm ảnh hưởng tới môi trường đất, vì vậy nếu chúng ta sử dụng máy quét rác thì cũng có thể góp một phần công sức vào việc bảo vệ môi trường bởi vì:

  • Máy quét rác có khả năng làm sạch rác thải có ở trên mặt đất, tạo ra môi trường sạch trên đất
  • Có thể thu gon rác một cách nhanh chóng và sạch sẽ, máy có thể làm việc đa dạng các địa hình khác nhau.
  • Tiết kiệm sức lao động cho người lao động

>> Có thể bạn quan tâm:

  • Ô nhiễm tiếng ồn là gì
  • Ô nhiễm môi trường không khí là gì

Bài viết trên đây của santhuongmaihoanglien.vn đã giúp các bạn hiểu được ô nhiễm môi trường đất là gì? cũng như nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất là gì? và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất. Mỗi chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ môi trường luôn xanh – sạch – đẹp nhé!

Từ khóa » Ví Dụ ô Nhiễm Môi Trường đất ở Việt Nam