Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Hậu Quả Của ô Nhiễm Nước
Có thể bạn quan tâm
Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề đang rất nóng và được nhiều sự quan tâm đến toàn xã hội. Đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường nước. Nó gây ra rất nhiều hậu quả, không chỉ trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng con người. Mà còn ảnh hưởng tới các thế hệ về sau.
Ô nhiễm môi trường nước là gì?
Như chúng ta đã biết, ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường trong tự nhiên bị bẩn làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên để lại hậu quả gây nguy hiểm tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.
Theo đó, ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm… bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại. Như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,…
Cụ thể, khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, ký sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ…
Sự thay đổi thành phần và chất lượng nước này không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng nước. Bởi vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe con người và sinh vật.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp tới cuộc sống và sức khoẻ của con người. Vậy nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là gì?
Nguyên nhân tự nhiên
Ô nhiễm nguồn nước bởi tự nhiên đến từ việc tuyết tan, mưa, lũ lụt, gió bão… Ngoài ra còn có thể đến từ các hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết. Khi cây cối và sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị vi sinh vật phân huỷ thành chất hữu cơ. Một phần chất hữu cơ sẽ ngấm vào lòng đất và nước ngầm. Điều này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm rồi dần dần ngấm vào sông hồ, suối, biển…
Lụt lội là một trong những nguyên nhân dễ thấy nhất. Bởi khi đó, chúng khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh,… Đồng thời mang theo nhiều chất thải độc hại trở lại môi trường sống.
Ngoài ra, hiện tượng băng tan, nước biển dâng, xâm nhập mặn cũng làm cho nguồn cung cấp nước bị nhiễm mặn. Thu hẹp lại tài nguyên đất cũng như con người thiếu nước ngọt để phục phụ sinh hoạt và đời sống.
Ô nhiễm tự nhiên rất ít xảy ra nhưng khi xảy ra thì khá nghiêm trọng. Ô nhiễm tự nhiên cũng không phải tác nhân gây suy thoái chất lượng nước.
Nguyên nhân nhân tạo
Ý thức của con người
Đây được coi là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường nước. Bởi sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của con người. Đặc biệt là do những suy của nhiều người rằng những việc mình làm chỉ là việc quá nhỏ bé, không đủ để tác động làm hại môi trường.
Thế nhưng, hàng ngày con người sử dụng một lượng lớn nguồn nước sinh hoạt. Và đồng nghĩa với đó là họ thải ra môi trường hàng triệu lít nước mà không qua xử lý.
Mặt khác số dân số ngày càng tăng nhanh, theo đó là lượng nước thải ngày càng nhiều theo cấp số nhân.
Ô nhiễm nước xuất phát từ vấn đề nông nghiệp
Không cần phải nhắc nhở nhiều đối với một đất nước nông nghiệp như chúng ta. Việc người dân có thói quen sử dụng lạm phát các chất bảo vệ thực vật. Hay các thức ăn chăn nuôi, nước tiểu của gia súc điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đối với nguồn nước tự nhiên. Đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt. Bởi vậy giờ đây chúng ta cần có những biện pháp để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước.
Ô nhiễm nguồn nước bắt nguồn từ công nghiệp
Đây được coi là nguyên nhân tác động nhiều nhất tới nguồn nước. Bởi xã hội càng phát triển thì những nhu cầu phục vụ cho con người đang ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, kèm theo đó là những hệ luỵ tới môi trường.
Bài toán phát triển công nghiệp xanh, sạch và đẹp đã gây nhức đầu cho không biết bao các vị lãnh đạo của các cấp các ban ngành. Đặc biệt hơn trước sự biến đổi khí hậu sâu sắc thì việc quy hoạch các khu công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường càng cấp bách. Đây được cho là một vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước.
Hậu quả của ô nhiễm nước
Đối với con người
Trong cơ thể chúng ta có 70% là nước. Con người cần nước để duy trì trạng thái cân bằng trong cơ thể. Với việc khai thác nguồn tài nguyên quá nhiều của người, nguồn nước sạch không chỉ bị khan hiếm mà còn bị ô nhiễm trầm trọng. Việc thiếu nước sạch và ô nhiễm nước sẽ gây những hậu quả nặng nề mà chúng ta không thể ngờ tới.
Những nguồn nước chưa qua xử lý sẽ có các chất như Asen, Flo và phèn. Nếu 3 chất này thâm nhập vào cơ thể ít thì không sao. Tuy nhiên, nếu tích dần trong cơ thể trong thời gian dài, đặc biệt là trẻ em sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ. Cụ thể như thần kinh, sắc tố da, tim mạch, đường ruột, thậm chí là ung thư.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, những trẻ em sống ở gần nguồn nước nhiễm Flo sẽ có IQ thấp hơn so với trẻ em ở vùng khác.
Ô nhiễm nguồn nước tác động tới tự nhiên
Nước không chỉ là một trong những thành tố quyết định sự sống còn của con người. Mà nó còn quyết định tất cả sự sống trên trái đất. Bao gồm từ các loài thực vật, động vật,… Đến cả các yếu tố địa lý và môi trường.
Chình vì thế, khi nguồn nước bị ô nhiễm thì các sinh vật sống trên trái đất đều sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Cây cỏ thì bị khô héo, các loài động vật bị nhiễm độc,… Đặc biệt là các sinh vật sống dưới nước sẽ chịu các tác động nguy hiểm nhất.
Ngoài ta, nếu vi khuẩn có hại có trong nước mà không được qua quá trình xử lý. Nó có thể sẽ quay ngược trở lại tác động lên con người. Làm con người mắc các bệnh như tả, ung thư da, thương hàn và bại liệt,…
Đối với xã hội
Ô nhiễm nước có thể gây tổn hại rất lớn cho nền kinh tế. Bởi nó ảnh hưởng và gây ra những tốn kém về chi phí để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Theo đó, các biện pháp để ngăn xử lý nguồn nước không hề đơn giản, cần có các công nghệ hiện đại. Ví dụ như: bộ lọc sinh học, hóa chất, bộ lọc cát,…
Đối với nền kinh tế
Ô nhiễm môi trường nước có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế của một quốc gia, bao gồm:
- Giảm sản xuất nông nghiệp: Ô nhiễm môi trường nước có thể gây ra sự suy giảm chất lượng nước, làm giảm sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Điều này có thể dẫn đến giảm thu nhập của nông dân và tăng giá cả sản phẩm nông nghiệp.
- Ảnh hưởng đến ngành công nghiệp và thủy sản: Nước bị ô nhiễm cũng có thể ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác như sản xuất giấy, dệt may, hóa chất, và đặc biệt là ngành thủy sản. Nếu nguồn cung cấp nguồn nước của các nhà máy, xưởng sản xuất bị ô nhiễm, sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất và doanh thu của các doanh nghiệp.
- Điều chỉnh chi phí sản xuất: Sự ô nhiễm môi trường nước có thể yêu cầu các doanh nghiệp phải đầu tư vào các công nghệ và thiết bị xử lý nước, tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận.
- Thiệt hại về du lịch: Nếu môi trường nước của một khu vực bị ô nhiễm, đây có thể làm giảm số lượng khách du lịch đến đó và ảnh hưởng đến doanh thu của các cơ sở lưu trú, nhà hàng, v.v.
- Chi phí xử lý ô nhiễm: Chính phủ và các tổ chức phải đầu tư vào các công nghệ và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước, tạo ra một chi phí lớn cho quốc gia.
Vì vậy, ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của con người mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia.
Có những biện pháp nào có thể làm giảm ô nhiễm môi trường?
Xã hội ngày càng phát triển thì lượng chất thải sinh hoạt, công nghiệp cũng tăng lên theo cấp số nhân. Lượng thải ngày càng nhiều nhưng các hệ thống xử lý tập trung không đủ để giải quyết làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước. Thực trạng trên đòi hỏi chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để có thể làm giảm tình trạng nguy hiểm này.
Đối với Nhà nước
Đối với Nhà nước, để nâng cao hiệu quả kiểm soát xả thải môi trường nước. Đồng thời, phải tìm ra các giải pháp giảm thiểu trước mắt. Theo đó nghiên cứu, bổ sung và chỉnh sửa những thiếu sót trong các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm soát xả thải môi trường nước.
- Từ đó, đòi hỏi Nhà nước ta cần tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng thoát nước.
- Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
- Xử lý nước thải ở nhà máy, xí nghiệp trước khi thải ra môi trường cần phải xử lý đúng cách, phù hợp theo quy định.
- Tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường nước nói riêng;
- Tăng cường xã hội hóa, huy động sự tham gia của các tổ chức. Đoàn thể, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trong công tác vệ sinh môi trường.
- Tăng cường nạo vét, khơi thông cống rãnh thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường tại các đầm, hồ,… Để cải thiện nguồn nước ô nhiễm.
Đối với mỗi con người
- Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác đúng quy định. Không được xả rác bừa bãi.
- Phân loại rác thải: rác phân hủy, rác thải chế, rác độc hại. Bỏ rác đúng nơi quy định
- Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa khi xử lý cống thoát nước nghẹt.
- Nghiêm khắc xử phạt các hành vi vi phạm làm ô nhiễm môi trường. Để răn đe các đối tượng vi phạm.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong xã hội. Tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành bảo vệ môi trường. Như giáo dục trẻ nhỏ ý thức bỏ rác đúng nơi quy định và cách tận dụng các phế liệu bỏ đi. Như lon nước, chai nhựa, dây điện đồng, giấy thải loại, vải vụn,…
- Tổ chức nhiều hơn các sự kiện về bảo vệ môi trường với các loại rác tái chế, phế liệu bỏ đi. Sáng tạo nhiều hơn những slogan hay để bảo vệ môi trường.
Nhìn chung hiện nay thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam khá nghiêm trọng. Nhưng nếu chúng ta cùng chung tay, góp sức bảo vệ môi trường sẽ đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Hãy Vì môi trường sống xanh sạch đẹp, vì cuộc sống tươi đẹp
>> Có thể bạn chưa biết?
- Ô nhiễm môi trường là gì? Các biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả
- Nước sạch là gì? Đánh giá chất lượng mức độ sạch của từng loại nước
- Những lợi ích tuyệt vời từ hệ thống lọc tổng bạn nên biết
Từ khóa » Nguồn Nước ô Nhiễm Nguyên Nhân Hậu Quả Biện Pháp
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân, Hậu Quả, Cách Khắc ...
-
NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ...
-
Ô Nhiễm Nguồn Nước Là Gì? Nguyên Nhân, Hậu Quả & Cách Khắc Phục
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Hậu Quả, Biện Pháp Khắc Phục ở VN
-
Nguyên Nhân, Giải Pháp Khắc Phục Tình Trạng ô Nhiễm Môi Trường ...
-
Hậu Quả Của ô Nhiễm Môi Trường Nước - Xử Lý Chất Thải
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Nguyên Nhân Gây Ra Và Hậu Quả để Lại
-
7 Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Nguồn Nước & Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Nguyên Nhân, Biện Pháp Khắc Phục Tình Trạng ô Nhiễm Nguồn Nước
-
5 Hậu Quả Của Ô Nhiễm Nguồn Nước Bạn Có Biết
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Biện Pháp Khắc Phục Hậu Quả
-
Ô Nhiễm Nguồn Nước Là Gì? Hậu Quả Của ô Nhiễm Nguồn Nước
-
Ô Nhiễm Nguồn Nước Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân Hậu Quả