Ô Nhiễm Nguồn Nước Mặt, Nước Ngầm - Nguy Cơ Cạn Kiệt Nguồn Nước!
Có thể bạn quan tâm
70% hành tinh của chúng ta được bao phủ bằng nước, một con số lượng vô cùng lớn. Vì vậy chúng ta khó có thể tin rằng nguồn nước hiện nay đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Nhưng đó là một sự thật!
Nước bao phủ 71% diện tích bề mặt Trái Đất
Nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia. Nhưng hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề từ chính con người. Trong đó ô nhiễm nguồn nước sông đang là vấn đề nan giải.
1. Ô nhiễm nguồn nước mặt
1.1. Thực trạng
Ô nhiễm nước tự nhiên là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,... tất cả có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Nước cống, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu. Trong đó tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông là nghiêm trọng nhất. Ô nhiễm nguồn nước sông được chia làm 2 loại: Ô nhiễm thượng nguồn và ô nhiễm hạ nguồn.
1.2. Nguyên nhân
Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Tại các thành phố lớn vẫn còn một số cơ sở sản xuất công nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc trong việc xử lý nước thải ra môi trường. Ở khu vực nông thôn, tình trạng ô nhiễm nguồn nước cũng không ngừng gia tăng. Theo thống kê, có 76% số dân đang sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng còn kém, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Bên cạnh đó, việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ của con người.
1.3. Hậu quả
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm da, tiêu hoá, tiêu chảy và nguy cơ ung thư ngày càng cao. Tại một số địa phương, trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư, viêm nhiễm phụ khoa chiếm từ 40 - 50%, nguyên nhân là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Nước thải từ hoạt động nông nghiệp có chứa hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Người dân vẫn còn nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong nuôi trồng, thức ăn thừa hay chất thải lắng xuống ao hồ làm phát triển một số loại sinh vật gây bệnh, tảo độc, nấm,... thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thủy triều đỏ ở một số vùng ven biển nước ta.
Theo đánh giá của Bộ Y tế và NN&PTNT (Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn), trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Trên 100.000 trường hợp mắc ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước đang gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản…
1.4. Đề xuất giải pháp
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt đang đáng báo động, nhưng để khắc phục tình trạng đó hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về tài chính, lẫn cách giải quyết. Trước tiên, người dân cần ý thức về việc bảo vệ môi trường nói chung cũng như môi trường nước nói riêng. Vứt rác đúng nơi quy định, hãy tập thói quen phân loại rác thải. Hạn chế tối thiểu việc sử dụng túi ni lông, vì độ phân hủy của nó phải mất hàng nghìn năm. Thay vào đó, dùng túi vải hay thùng cát tông để có thể tái sử dụng và dễ phân hủy. Môi trường sinh thái dưới sông, ao hồ hay biển cũng cần được bảo vệ. Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ phá hủy môi trường sống của các động vật và sinh vật dưới nước.
Hãy bỏ rác đúng nơi quy định
Tiếp theo, các nhà máy, xí nghiệp cần có hệ thống xử lý chất thải trước khi đưa ra ngoài nhằm hạn chế hết mức có thể việc ô nhiễm môi trường cũng như nguồn nước mặt. Cần khai báo các nguồn nước thải, rác thải,...cũng như nơi tiếp nhận, để dễ dàng nắm bắt cũng như xử lý kịp thời. Đồng thời, cần phải xử lý nghiêm khắc những trường hợp không nghiêm túc và cố tình không thực hiện.
2. Ô nhiễm nguồn nước ngầm
Nước ngầm là thuật ngữ chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau. Độ sâu của không gian có mặt khe nứt hoặc lỗ rỗng trong đá, mà ở đó bắt đầu bão hòa nước hoàn toàn thì được gọi là mực nước ngầm.
Nước dưới đất thường được khai thác phục vụ cho nông nghiệp, đô thị, và công nghiệp qua các giếng khai thác nước. Ngành nghiên cứu sự phân bố và vận động của nước dưới đất được gọi là địa chất thủy văn.
Nước ngầm là nguồn nước được dùng trong các hoạt động sinh hoạt của con người, trong nông nghiệp cũng như công nghiệp.
2.1. Hiện trạng
Cùng với sự gia tăng các đô thị trên toàn quốc là sự gia tăng dân số đô thị. Theo đó, nhu cầu sử dụng nước không ngừng tăng. Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng nước khai thác sử dụng cho các đô thị từ vài trăm đến hàng triệu m3/năm, trong đó khoảng 50% nguồn nước cung cấp cho các đô thị được khai thác từ nguồn nước ngầm. Các nguồn nước ngầm được khai thác nằm ngay trong đô thị hoặc ven đô thị.
Thế nên, theo thời gian, nhiều nguồn nước đã cạn kiệt hoặc đang bị ô nhiễm bởi sự xâm lấn quá nhanh của đô thị. Chỉ tính riêng Hà Nội, hiện mỗi ngày khai thác khoảng 800.000 m3 (khoảng 300 triệu m3/năm); TP.HCM khai thác khoảng 500.000 m3 (khoảng 200 triệu m3/năm). Các đô thị khu vực đồng bằng Nam bộ cũng đang khai thác khoảng 300.000 m3/ngày (110 triệu m3/năm).
2.2. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm. Trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính sau:
*Xảy ra tự nhiên (địa chất)
Ô nhiễm asen tự nhiên xảy ra do trầm tích tầng chứa nước có chứa chất hữu cơ tạo ra điều kiện yếm khí trong tầng chứa nước. Những điều kiện này dẫn đến sự hòa tan vi sinh vật của các oxit sắt trong trầm tích và do đó giải phóng asen, thường liên kết mạnh với các oxit sắt, vào trong nước. Do đó, nước ngầm giàu asen thường giàu sắt, mặc dù các quá trình thứ cấp thường che khuất sự liên kết của asen hòa tan và sắt hòa tan. Asen được tìm thấy trong nước ngầm phổ biến nhất là các loại arsenite bị khử và các loài bị oxy hóa arsenate, độc tính cấp tính của arsenite có phần lớn hơn arsenate. Các cuộc điều tra của WHO chỉ ra rằng 20% trong số 25.000 lỗ khoan được thử nghiệm ở Bangladesh có nồng độ asen vượt quá 50 μg / l.
Sự xuất hiện của florua có liên quan chặt chẽ đến sự phong phú và khả năng hòa tan của các khoáng chất có chứa fluoride như fluorite (CaF2). Nồng độ fluoride cao trong nước ngầm thường là do thiếu canxi trong tầng chứa nước. Các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiễm fluor răng có thể xảy ra khi nồng độ fluor trong nước ngầm vượt quá 1,5 mg / l, đó là giá trị hướng dẫn của WHO kể từ năm 1984.
Nồng độ cao của các thông số như độ mặn, sắt, mangan, urani, radon và crom, trong nước ngầm, cũng có thể có nguồn gốc địa chất. Chất gây ô nhiễm này có thể quan trọng tại địa phương nhưng chúng không phổ biến như asen và flour.
*Hệ thống vệ sinh tại chỗ
Ô nhiễm nước ngầm với mầm bệnh và nitrat cũng có thể xảy ra từ các chất lỏng xâm nhập vào lòng đất từ các hệ thống vệ sinh tại chỗ như bể tự hoại, tùy thuộc vào mật độ dân số và điều kiện thủy văn.
Các yếu tố kiểm soát số phận và vận chuyển mầm bệnh khá phức tạp và sự tương tác giữa chúng không được hiểu rõ. Nếu các điều kiện địa chất thủy văn địa phương (Có thể thay đổi trong một không gian vài km vuông) bị bỏ qua, cơ sở hạ tầng vệ sinh kém có thể gây ra rủi ro sức khỏe cộng đồng đáng kể thông qua nước ngầm bị ô nhiễm.
Chất lỏng lọc từ hố và đi qua vùng đất không chứa đầy nước. Sau đó, các chất lỏng từ hố này xâm nhập vào nước ngầm, nơi chúng có thể dẫn đến ô nhiễm nước ngầm. Đây là một vấn đề nếu một giếng nước gần đó được sử dụng để cung cấp nước ngầm cho mục đích nước uống. Trong quá trình đi qua trong đất, mầm bệnh có thể chết đi hoặc bị hấp phụ đáng kể, chủ yếu phụ thuộc vào thời gian di chuyển giữa hố và giếng. Hầu hết, nhưng không phải tất cả mầm bệnh đều chết trong vòng 50 ngày sau khi đi qua lớp dưới bề mặt.
*Nước thải và bùn thải
Ô nhiễm nước ngầm có thể được gây ra bởi chất thải không được xử lý dẫn đến các bệnh như tổn thương da, tiêu chảy ra máu và viêm da. Điều này là phổ biến hơn ở các địa điểm có cơ sở hạ tầng xử lý nước thải hạn chế, hoặc nơi có sự cố hệ thống của hệ thống xử lý nước thải tại chỗ. Cùng với mầm bệnh và chất dinh dưỡng, nước thải chưa được xử lý cũng có thể có một lượng kim loại nặng quan trọng có thể thấm vào hệ thống nước ngầm.
*Phân bón và thuốc trừ sâu
Số lượng phân bón, thuốc trừ sâu được sử dụng khá nhiều trong nông nghiệp. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. Một phần phân bón dựa trên nitơ được chuyển đổi để sản xuất và các chất thực vật khác. Phần còn lại tích lũy trong đất hoặc bị mất khi hết. Tỷ lệ ứng dụng cao của phân bón chứa nitơ kết hợp với khả năng hòa tan trong nước cao của nitrat dẫn đến tăng dòng chảy vào nước mặt cũng như rò rỉ vào nước ngầm, do đó gây ô nhiễm nước ngầm. Việc sử dụng quá nhiều phân bón chứa nitơ (Có thể là tổng hợp hoặc tự nhiên) đặc biệt gây hại, vì phần lớn nitơ không được thực vật hấp thụ được chuyển hóa thành nitrat dễ bị lọc.
2.3. Hậu quả
Nguồn nước ngầm chưa qua xử lý sẽ không an toàn khi sử dụng. Bởi trong tự nhiên, nguồn nước ngầm còn thô sơ, chứa nhiều tạp chất và những chất không tốt cho cơ thể. Hiện nay, việc khai thác nguồn nước ngầm đang gia tăng dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nước ngầm cao.
Ô nhiễm nguồn nước có thể gây ra nhiều nguy cơ lớn cho sức khỏe. Khi chưa được xử lý mà đi vào cơ thể con người thì sẽ gây ra các vấn đề như:
- Dị ứng, mẩn ngứa, viêm da, rụng tóc,...
- Viêm gan và đường ruột
- Ngộ độc, ung thư
2.4. Đề xuất giải pháp
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm là vấn đề lớn đối với con người, do nước ngầm ở sâu trong lòng đất nên để khắc phục tình trạng ô nhiễm cũng gặp nhiều khó khăn về tài chính cũng như cách giải quyết.
- Để bảo vệ nguồn nước ngầm trước hết chúng ta phải tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng nước nhất có thể.
- Nên khai thác một cách hợp lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước ngầm
- Nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường nói chung cũng như môi trường nước nói riêng. Vứt rác thải đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng hóa chất trong công nghiệp và nông nghiệp.
- Thực hành nông nghiệp xanh
Nước mặt và nước ngầm đều đóng vai trò vô cùng to lớn và quan trọng. Việc ô nhiễm nguồn nước dẫn đến tình trạng nước bị khan hiếm và có nguy cơ cạn kiệt. Đó là mối đe dọa nghiêm trọng đến toàn nhân loại trong tương lai. Mỗi người chúng ta hãy nâng cao ý thức trách nghiệm để bảo vệ nguồn nước. Bảo vệ nguồn nước là bảo vệ chính sức khỏe của bạn.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Từ khóa » Các Loại ô Nhiễm Nước Ngầm
-
Ô Nhiễm Nguồn Nước Ngầm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ô Nhiễm Nước Ngầm Và ô Nhiễm Nước Mặt: Vấn đề Nào Tồi Tệ Hơn?
-
Nước Ngầm Là Gì? Ô Nhiễm Nguồn Nước Ngầm Và Cách Xử Lý - Wepar
-
9 Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Nước Ngầm - MaxDream
-
4 Loại Ô Nhiễm Nước Điển Hình Và Cách Khắc Phục
-
Báo Động Ô Nhiễm Nước Ngầm, Cần Giải Pháp Hữu Hiệu
-
Phân Loại ô Nhiễm Nước Và Các Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Nguồn ...
-
Nước Ngầm Là Gì? Các Tác Nhân Gây ô Nhiễm Và Suy Thoái Nước Ngầm
-
Tình Trạng ô Nhiễm Nguồn Nước Ngầm ở Việt Nam
-
Nguyên Nhân Nào Gây ô Nhiễm Nguồn Nước Ngầm - Thông Cống Nghẹt
-
Có Mấy Loại ô Nhiễm Môi Trường Nước? - The Water MAN
-
Báo động ô Nhiễm Nguồn Nước Ngầm