Ô Nhiễm Tiếng ồn - Wikipedia
Có thể bạn quan tâm
Ô nhiễm tiếng ồn (Tiếng Anh: Noise pollution hoặc noise disturbance) là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Hầu hết ở các nước, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa.[1][2] Tiếng ồn ngoài trời còn được nói gọn từ tiếng ồn môi trường.
Quy hoạch đô thị không tốt có thể làm phát sinh ô nhiễm tiếng ồn, vì bên cạnh các tòa nhà công nghiệp và dân cư có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trong khu dân cư. Những ghi chép liên quan đến tiếng ồn đô thị đã được nhắc đến từ thời Rome cổ đại.[3]
Tiếng ồn ngoài trời có thể được gây ra bởi hoạt động của máy móc, xây dựng hay các buổi biểu diễn âm nhạc, đặc biệt là ở một số nơi làm việc. Điếc do tiếng ồn có thể bị gây ra ở bên ngoài (ví dụ như tàu hỏa) hoặc ở bên trong (ví dụ như âm nhạc).
Mức tiếng ồn cao có thể góp phần gây các bệnh tim mạch ở người như bệnh động mạch vành.[4] Ở một số loài động vật, tiếng ồn quá mức có thể làm tăng nguy cơ tử vong bằng cách thay đổi vật ăn thịt, cản trở việc phát hiện con mồi, khó khăn trong việc sinh sản và có thể gây ra mất thính lực vĩnh viễn.[5]
Nguồn phát sinh tiếng ồn
[sửa | sửa mã nguồn]Ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu do 2 nguyên nhân cơ bản.
Do nguồn gốc thiên nhiên
[sửa | sửa mã nguồn]Do hoạt động của núi lửa và động đất.Tuy nhiên đây chỉ là một nguyên nhân thứ yếu, chỉ lúc nào có núi lửa và động đất thì lúc đó mới có ô nhiễm về tiếng ồn và chỉ thực sự tác động đến các hộ dân sống gần khu vực núi lửa hoặc động đất. Mặt khác đây không phải là nguyên nhân có tính chu kỳ mà nó xảy ra một cách ngẫu nhiên.
Do nguồn gốc nhân tạo
[sửa | sửa mã nguồn]Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn.
Hiện nay phương tiện giao thông đang ngày càng tăng với mức độ chóng mặt, mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn, gây nên ô nhiễm về tiếng ồn do tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe. Ở Việt Nam, số lượng phương tiện kém chất lượng lưu thông trên đường phố khá nhiều đã tạo nên sự ô nhiễm về tiếng ồn đáng kể.
Máy bay cũng là một nguồn gây ô nhiễm không thể bỏ qua. Lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh là lúc mà các hộ dân sống gần sân bay phải chịu một tần số âm thanh không nhỏ. Nên có biện pháp di dời sân bay ra xa khu vực đông dân cư để giảm thiểu tiếng ồn.
Hơn nữa, việc sử dụng các loại máy móc trong xây dựng là khá phổ biến. Đây là một nguồn góp phần gây ô nhiễm tiếng ồn không nhỏ.
Hoạt động công nghiệp và sản xuất thì việc sử dụng máy móc được xem là không thể thiếu. Tuy nhiên do ý thức của các cơ sở sản xuất, của một số khu công nghiệp đã làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn đang ngày càng tăng cao.
Trong sinh hoạt, việc bật máy nghe nhạc quá lớn cũng tác động không nhỏ đến thính giác của người xung quanh, nhất là trong các vũ trường hay quán bar. Đây là nguồn gây ô nhiễm mà được xem là khó xử lý nhất và chỉ dựa vào ý thức của người dân là chủ yếu.
Một số nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn khác như: Các cuộc biểu tình, các sự kiện công cộng, các sự kiện thể thao (trường bắn, karting...). Nguồn từ động vật như tiếng chó sủa, tiếng heo, vịt kêu từ các hộ chăn nuôi. Tiếng ồn từ nhà hàng xóm, như tiếng nhạc bật lớn, la hét, tiếng ồn máy cắt, báo động vô tình, pháo hoa. Đặc biệt tiếng điện thoại di động ở những nơi công cộng, bao gồm phòng học, hội nghị cũng là một nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn.
Tác động đến sức khỏe
[sửa | sửa mã nguồn]Con người
[sửa | sửa mã nguồn]Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và hành vi con người. Âm thanh không mong muốn (âm thanh nhiễu) tác động xấu đến sức khỏe tâm lý, tâm thần. Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ và các tác hại khác.[6][7][8][9]
Âm thanh sẽ trở thành không mong muốn khi chúng cản trở những hoạt động bình thường của con người như trò chuyện, nghỉ ngơi, gây cản trở, rối loạn và giảm chất lượng cuộc sống.[10]
Tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài có thể gây mất thính lực. Đàn ông lớn tuổi tiếp xúc nhiều với tiếng ồn nghề nghiệp biểu diễn hiện mức giảm độ nhạy thính giác hơn những người khác, mặc dù sự khác biệt trong nghe giảm nhạy cảm với thời gian của hai nhóm này là không có sự khác biệt ở độ tuổi 79.[11] Một nghiên cứu của Rosen trong việc so sánh giữa bộ lạc Maaban (một dân cư xa xôi ở Ghana) - những người tiếp xúc hạn chế với các phương tiện giao thông hay những tiếng ồn công nghiệp - với một nhóm dân cư điển hình ở Hoa Kỳ, đã cho thấy rằng tiếp xúc lâu dài,vừa phải ở mức độ cao tiếng ồn môi trường góp phần làm giảm thính giác (chứ không phải do lão hóa).[6]
Mức độ tiếng ồn cao ảnh hưởng đến tim mạch, việc tiếp xúc với tiếng ồn trong khoảng thời gian tám giờ, có thể gây ra sự tăng huyết áp từ 5-10 độ[6]. Ngoài ra tiếng ồn làm gia tăng căng thẳng, gây co mạch dẫn đến tăng huyết áp đã nói ở trên, cũng tăng tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành.
Động vật hoang dã
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng ồn có thể có một ảnh hưởng bất lợi đối với động vật hoang dã làm tăng nguy cơ tử vong khi thay đổi cân bằng sinh học. Ở một số loài động vật ăn thịt, việc kiếm thức ăn đã trở nên khó khăn hơn, việc săn mồi không còn được hiệu quả khi mà tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng tăng cao do hoạt động của con người gây nên.
Chim sẻ vằn trở nên ít trung thành với bạn tình hơn khi tiếp xúc với tiếng ồn giao thông. Điều này có thể làm thay đổi quy luật tiến hóa của một loài động vật, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đến di truyền và tiến hóa.[12]
Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng tăng tại các đại dương đang đe dọa sự tồn tại của các loài cá voi và cá heo... Trong khi động vật biển sử dụng sóng âm để giao tiếp với đồng loại, tìm kiếm thức ăn. Tuy nhiên, âm thanh mà chúng phát ra bị lại bị lấn át bởi tiếng động phát ra từ các tàu biển, sóng siêu âm của quân đội và tình trạng thay đổi khí hậu. Do đó, động vật biển bị mất phương hướng, không thể tìm bạn tình và có những hành vi khác thường. Theo một báo cáo của Quỹ quốc tế dành cho hoạt động bảo vệ động vật, khoảng cách mà cá voi xanh có thể giao tiếp với nhau bằng sóng âm đã giảm tới 90% do mức độ ô nhiễm tiếng ồn ngày càng tăng trong 40 năm qua.
Giảm thiểu tiếng ồn
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng ồn giao thông có thể được giảm thiểu bằng việc sử dụng các rào chắn tiếng ồn, hạn chế lưu lượng xe lưu thông trên đường phố, thay đổi kết cấu bề mặt đường, hạn chế những xe hạng nặng, sử dụng công nghệ để kiểm soát giao thông: dùng xe trơn để giảm phanh, thiết kế lốp xe, đặc biệt là tiếng còi nên được sử dụng hạn chế. Một yếu tố quan trọng trong việc áp dụng chiến lược này là mô hình máy tính cảnh báo tiếng ồn đường bộ, có khả năng giải quyết ở từng thời điểm cụ thể, cho biết tình trạng đường, thời tiết, cũng như hoạt động giao thông, nhằm giảm thiểu và giảm thiểu chi phí cho nhà nước. Việc giảm hoạt động xây dựng giao thông là rất hạn chế, nên tìm các giải pháp và có kế hoạch quy hoạch đô thị một cách khoa học, tránh phát sinh tiếng ồn.
Tiếng ồn máy bay có thể được giảm bằng cách sử dụng những động cơ phản lực không gây tiếng ồn. Thay đổi đường bay và thời gian của đường băng cũng là một giải pháp quan trọng, những người được hưởng lợi đầu tiên là các cư dân gần các sân bay.
Tiếng ồn công nghiệp đã được giải quyết kể từ năm 1930 thông qua thiết kế lại thiết bị công nghiệp, bằng cách các rào cản vật lý tại nơi làm việc. Trong những năm gần đây, đã có nhiều chương trình và sáng kiến trong một nỗ lực để chống phơi nhiễm tiếng ồn nghề nghiệp. Các chương trình này thúc đẩy việc mua các công cụ và thiết bị chạy êm, khuyến khích các nhà sản xuất thiết kế lại thiết bị nhiệt để giảm thiểu tiếng ồn đạt hiệu quả nhất.
Luật pháp
[sửa | sửa mã nguồn]Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Nghị định của Chính phủ Số 06/CP, ngày 20 Tháng 1 năm 1995. Quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động Về An Toàn Lao động, Vệ sinh lao động.
- Phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ít nhất mỗi năm một lần;
- Khi thấy có hiện tượng bất thường thì phải kiểm tra và có biện pháp xử lý ngay;
- Lập hồ sơ lưu giữ và theo dõi đúng quy định.
Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc được đánh giá bằng mức áp suất âm tương đương (sau đây gọi là mức âm) tại mọi vị trí làm việc, trong suốt ca lao động (8h), đo theo đặc tính A, không được vượt quá 85dBA, mức cực đại không được vượt quá 15 dBA.
Quy định của WHO
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2001 là năm thứ 6 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lấy ngày 25/4 làm ngày "Quốc tế phòng chống tiếng ồn". Đây là lần đầu tiên nước ta chính thức tham gia phong trào này. Theo khuyến cáo của WHO, ngưỡng tiếng ồn cho phép là:
- Môi trường nghỉ ngơi, độ ồn thường xuyên (âm nền) không quá 40 dB.
- Môi trường sinh hoạt, âm nền không quá 60 dB
- Môi trường sản xuất, âm nền không quá 80 dB. Nếu độ ồn cao hơn, thời gian tiếp xúc phải giảm.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Senate Public Works Committee, Noise Pollution and Abatement Act of 1972, S. Rep. No. 1160, 92nd Cong. 2nd session
- ^ C. Michael Hogan and Gary L. Latshaw, "The relationship between highway planning and urban noise" Lưu trữ 2007-05-18 tại Wayback Machine, Proceedings of the ASCE, Urban Transportation, May 21–23, 1973, Chicago, Illinois. By American Society of Civil Engineers. Urban Transportation Division
- ^ “Medscape Log In”. www.medscape.com. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2015.
- ^ Hoffmann, Barbara; Moebus, Susanne; Stang, Andreas; Beck, Eva-Maria; Dragano, Nico; Möhlenkamp, Stephan; Schmermund, Axel; Memmesheimer, Michael; Mann, Klaus (ngày 1 tháng 11 năm 2006). “Residence close to high traffic and prevalence of coronary heart disease”. European Heart Journal. 27 (22): 2696–2702. doi:10.1093/eurheartj/ehl278. ISSN 0195-668X. PMID 17003049.
- ^ “Results and Discussion - Effects - Noise Effect On Wildlife - Noise - Environment - FHWA”. www.fhwa.dot.gov. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2015.
- ^ a b c S. Rosen and P. Olin, Hearing Loss and Coronary Heart Disease, Archives of Otolaryngology, 82:236 (1965)
- ^ J.M. Field, Effect of personal and situational variables upon noise annoyance in residential areas, Journal of the Acoustical Society of America, 93: 2753-2763 (1993)
- ^ “Noise Pollution”. World Health Organisation.
- ^ “Road noise link to blood pressure”. BBC News. ngày 10 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2010.
- ^ Jefferson, Catrice. “Noise Pollution”. U.S. Environmental Protection Agency. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2013.
- ^ Rosenhall U, Pedersen K, Svanborg A (1990). “Presbycusis and noise-induced hearing loss”. Ear Hear. 11 (4): 257–63. doi:10.1097/00003446-199008000-00002. PMID 2210099.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Milius, S. (2007). High Volume, Low Fidelity: Birds are less faithful as sounds blare, Science News vol. 172, p. 116. (references Lưu trữ 2008-04-24 tại Wayback Machine)
Từ khóa » định Nghĩa Về ô Nhiễm Tiếng ồn Bằng Tiếng Anh
-
Viết Về ô Nhiễm Tiếng ồn Bằng Tiếng Anh
-
Viết đoạn Văn Về ô Nhiễm Tiếng ồn Bằng Tiếng Anh (3 Mẫu)
-
Viết đoạn Văn Về ô Nhiễm Tiếng ồn Bằng Tiếng Anh (2 Mẫu)
-
Viết Về ô Nhiễm Tiếng ồn Bằng Tiếng Anh - .vn
-
Viết đoạn Văn Nói Về Noise Pollution - Toploigiai
-
Ô Nhiễm Tiếng ồn (Tiếng Anh Là Gì) - Cùng Hỏi Đáp
-
Ô Nhiễm Tiếng ồn - IELTS Việt | Facebook
-
ô Nhiễm Tiếng ồn Bằng Tiếng Anh - Glosbe
-
Viết đoạn Văn Về ô Nhiễm Tiếng ồn Bằng Tiếng Anh (2 Mẫu) - Chiase24
-
Bài Tập 5 Trang 23 SGK Tiếng Anh Lớp 9 - Sách Mới
-
Viết đoạn Văn Về ô Nhiễm Tiếng ồn Bằng Tiếng Anh - MTrend
-
Viết Một đoạn Văn Bằng Tiếng Anh Về ô Nhiễm Tiếng ồn
-
Viết Bài Viết Tiếng Anh Về ô Nhiễm Tiếng ồn. Gợi ý: Noise Pollution ...
-
Tuyên Truyền Về ô Nhiễm Tiếng ồn - Hải Châu I