“Ô Sin” Cũng Cần Phải được đào Tạo Chuyên Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Tin nóng:
-
Người đại biểu nhân dân: Cần cơ chế huy động tối đa nguồn vốn hiệu quả để phát triển đất nước
-
Xây dựng Đảng - Chính quyền: Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến, chủ trương một số nội dung thuộc thẩm quyền
-
Chính trị: Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
-
Người đại biểu nhân dân: Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Đoàn ĐBQH Hà Nam tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự án luật
-
INFOGRAPHIC: Quy định về kiểm tra kiến thức để được phục hồi điểm giấy phép lái xe
-
Chính trị: Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia
-
Xã hội: Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới
-
Xây dựng Đảng - Chính quyền: Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến, chủ trương các nội dung kinh tế - xã hội theo thẩm quyền
Hiện nay, người giúp việc gia đình mà theo lối gọi quen thuộc của nhiều người là “ô sin” hầu hết chưa được đào tạo mà chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm, thói quen. Chính vì chưa qua đào tạo nên trong quá trình làm việc thường xảy ra bất đồng quan điểm và những hậu quả đáng tiếc.
Ảnh minh họa.
Bác Nguyễn Thị Ch. (phường Liêm Chính, TP. Phủ Lý) ngoài 60 tuổi đã làm người giúp việc gần chục năm nhưng thời gian làm nghề của bác không liên tục và cũng không cố định tại một gia đình. Là phụ nữ đơn thân, lúc trẻ bác làm đủ việc nặng nhọc, sau sức khỏe yếu bác chuyển sang làm giúp việc. Gần chục năm qua, bác giúp việc cho bốn, năm gia đình. Nhà lâu hơn 2 năm, nhà ít dăm, bảy tháng. Khi được hỏi nguyên nhân vì sao thay đổi nơi làm việc liên tục, bác cho biết phần vì sức khỏe, phần vì những cháu nhỏ sau một, hai năm chăm sóc tại nhà, gia đình cho các cháu đi lớp, nhưng phần lớn là do không phù hợp với công việc, lối sống, cách cư xử của gia chủ. Có chủ nhà trả lương cao nhưng quá khắt khe; có chủ nhà tốt bụng, dễ dãi nhưng lại có cha mẹ khó tính, khó chiều, hay nghi ngờ, không tin tưởng, nói xấu, thậm chí xúc phạm người giúp việc. Cũng như bác Ch., chị Vũ Thị N. (Liêm Chung, TP. Phủ Lý) làm nghề giúp việc hơn 5 năm nhưng thay đổi nơi làm việc liên tục do không hợp với chủ nhà, với công việc. Có nhà, chị đến làm việc, điều kiện rất tốt nhưng bị ông chủ thường tán tỉnh nên chị xin nghỉ.
Hầu hết những gia đình đã thuê người giúp việc đều tỏ thái độ chưa thật sự hài lòng và đưa ra những nhận xét không tốt: Không tận tâm, làm hết phần việc của mình; không chăm sóc con cái, người thân của họ chu đáo; không trung thực, thật thà... Anh Trần Đức A. (phường Thanh Châu, TP. Phủ Lý) chia sẻ: Tôi ân hận vì đã giao con cho người giúp việc không có chuyên môn. Do đặc thù công việc, vợ chồng tôi phải đi từ sáng tới tối muộn nên cả ngày con ở với người giúp việc. Để cháu không quấy khóc, người giúp việc thường xuyên cho cháu xem tivi, điện thoại, không cho cháu ra ngoài giao lưu, tiếp xúc với trẻ khác. Hậu quả là con tôi có triệu chứng tự kỷ, hơn 3 tuổi mà chỉ nói được vài từ đơn, không thích tiếp xúc, chơi đùa với những trẻ khác. Hiện tôi đang phải cho con đi điều trị tại bệnh viện ở Hà Nội. Bác sỹ cho biết, một trong những nguyên nhân khiến cháu chậm nói, không tương tác với người khác là do sử dụng smartphone, xem quá nhiều các chương trình trên máy tính, tivi. Chị Đỗ Phương Hà (trú tại Đồng Văn, Duy Tiên) cho biết: Nhà có con nhỏ phải nhờ đến “ôsin” nhưng vợ chồng tôi thay “ôsin” đến vài ba lần. Người trẻ khỏe thì không tập trung làm việc mà thường xuyên vào mạng, xem phim, không kiên trì, chăm sóc trẻ đúng cách. Người già thì sức khỏe yếu, chậm chạm, thường xuyên xin nghỉ. Có “ôsin” mặc dù đã hướng dẫn tỷ mỷ, cặn kẽ nhưng vẫn làm hỏng, cháy thiết bị trong nhà, lại còn sơ sẩy làm con tôi bị bỏng…
Hiện nay, hầu hết người giúp việc ở độ tuổi bốn, năm mươi trở lên, làm việc theo kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân và sự hướng dẫn của chủ nhà, hiếm người chủ động học những kỹ năng cơ bản, mong muốn của gia chủ. Bác Vũ Thị N. (Đức Lý, Lý Nhân) là người có thâm niên trong nghề nhiều năm, chuyên chăm sóc người già và hầu như lúc nào bác cũng có nhiều “đơn đặt hàng”. Ngoài cơm nuôi, thu nhập của bác ít nhất là 5 triệu đồng/tháng, có tháng lên tới hàng chục triệu đồng nếu bác chăm người bệnh tại viện. Những gia đình đã nhờ bác N. chăm sóc người thân đều đánh giá bác rất tận tụy, “chuyên nghiệp” như một nhân viên y tế. Nếu chăm sóc người bệnh tại nhà, mình bác có thể cho người bệnh ăn uống, vệ sinh, tắm giặt, theo dõi diễn biến sức khỏe người thân họ mà vẫn có thể giúp gia chủ làm nhiều việc khác. Chăm bệnh nhân tại viện, bác N. hiểu rõ tác dụng và cách thao tác của những máy móc điều trị cho người bệnh tại phòng cấp cứu, theo dõi sức khỏe, tình trạng, tâm lý, động viên người bệnh như người trong nhà. Ở bệnh viện, ngoài chủ động tự mua cơm cháo, phục vụ người bệnh được gia đình thuê, bác N. còn nhận chăm sóc thêm bệnh nhân khác rất chuyên nghiệp. Do vậy, hầu hết các gia đình thuê bác đều thấy hài lòng và sẵn sàng trả công cao để bác nhận lời giúp.
Do đánh giá cao vai trò của người giúp việc nên ở một số nước có cơ sở đào tạo riêng về công việc này. Bởi theo quan điểm của họ, người giúp việc phải có kiến thức, văn hóa, sức khỏe, không mắc bệnh xã hội, thậm chí có hình thức ưa nhìn và hiểu biết về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Có như vậy, người giúp việc mới chăm sóc, hướng dẫn, nuôi dạy con em gia chủ, chăm sóc người thân, thu xếp công việc cho gia chủ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, người giúp việc có trình độ kiến thức nhất định sẽ tiếp thu nhanh, cư xử văn hóa và sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại của gia đình. Hiện ở một số thành phố lớn trong nước, nhiều gia đình có điều kiện đã chọn thuê người giúp việc là người nước ngoài có văn hóa, kiến thức, nói tiếng Anh để chăm sóc, nuôi dạy con cái tốt hơn. Người giúp việc có trình độ được trả lương thỏa đáng, được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và được gia chủ rất coi trọng.
Theo xu hướng phát triển của xã hội, nhu cầu tìm người giúp việc ngày càng gia tăng. Yêu cầu đòi hỏi người giúp việc được học tập, đào tạo những kiến thức, kỹ năng cơ bản cũng vì thế ngày càng tăng cao, qua đó vừa tạo sự chuyên nghiệp, tăng thu nhập và khẳng định vị thế cho công việc mang tính đặc thù này.
Nguyễn Hằng
Nguyễn Hằng
Bình luận bài viết
Gửi bình luậnBình luận
Tin bài khác Nỗ lực giảm thiểu vi phạm trật tự an toàn giao thông trong học sinh Chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy Ghi nhận từ cuộc diễn tập chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ-
Diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia
-
Sôi nổi phong trào luyện tập yoga
-
Nhật Tựu quan tâm nâng cao đời sống nhân dân
-
Đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2024
-
UBND thành phố Phủ Lý hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam
-
Tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho cán bộ, hội viên, nhân dân xã Thanh Sơn
-
Tập huấn kỹ năng PCCC và CNCH cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Bình Mỹ
-
Bảo vệ và chăm sóc trẻ em hoàn cảnh khó khăn
Truyền hình Internet
Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 11
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, xã Thanh Hương
- Gần 230 VĐV tham gia Giải Bóng bàn Báo Hà Nam lần thứ XIII năm 2024
- Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 11
- Giải bóng Bàn cúp Báo Hà Nam, nơi hội tụ những người yêu bóng bàn tỉnh Hà Nam
Tin mới
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni
-
Đại hội Hội Doanh nghiệp thành phố Phủ Lý lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029
-
Cần cơ chế huy động tối đa nguồn vốn hiệu quả để phát triển đất nước
-
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến, chủ trương một số nội dung thuộc thẩm quyền
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
-
Hội Nông dân Bình Lục trao bò vàng sinh sản cho hội viên nghèo
-
Hội Chữ thập đỏ Lý Nhân trao kinh phí hỗ trợ các địa chỉ nhân đạo
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Đoàn ĐBQH Hà Nam tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự án luật
Đọc nhiều
-
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đinh Thị Lụa dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Trường THPT A Kim Bảng
-
Trường THPT C Thanh Liêm kỷ niệm 20 năm ngày thành lập
-
Bảo đảm quyền lợi cán bộ, công chức dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
-
Trường THCS xã Ngọc Sơn kỷ niệm 60 năm ngày thành lập
-
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Tiểu học Lương Khánh Thiện
-
UBND tỉnh thảo luận các nội dung trình Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh
- Đặt làm trang chủ
- Thông tin tòa soạn
- Liên hệ quảng cáo
- Đường dây nóng 0982 711 566
- Sơ đồ website
- Về đầu trang
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Osin
-
Osin Là Gì? Những điều Bạn Nên Biết Về Công Việc Này
-
Ô Sin – Wikipedia Tiếng Việt
-
Oshin – Wikipedia Tiếng Việt
-
Osin Cao Cấp Là Gì? - Giúp Việc Gia đình
-
Osin Là Gì - Nghĩa Của Từ Ôsin | TruongGiaThien.Com.Vn
-
Osin Là Gì - Nghĩa Của Từ Ôsin
-
Bạn Nghỉ Thế Nào Là Osin Chuyên Nghiệp
-
Học Làm ô Sin - Báo Thanh Niên
-
Osin Là Ai - Hỏi Đáp
-
Văn Hóa ô-sin - Báo Nhân Dân
-
Ô Sin Lấy Nước Mắt Hàng Triệu Khán Giả Việt - Giáo Dục Việt Nam
-
Trong “thế Giới” ôsin Thời Công Nghệ 4.0 - Công An Nhân Dân
-
NTO - Ô-sin - Báo Ninh Thuận
-
Khi Sinh Viên Làm “ô-sin” | Talent Community - CareerBuilder