Ô Tô Có được Rẽ Phải Khi đèn đỏ Không? - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Chào Luật sư,luật sư có thể cho tôi hỏi là xe ô tô có được rẽ phải khi đèn đỏ không? ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ô tô có được rẽ phải khi đèn đỏ không? là câu hỏi thắc mắc của nhiều người; bởi theo quy định ta biết được trong một số trường hợp xe máy; xe đạp; kể cả đạp điện sẽ được phép rẽ trái; vậy còn ô tô thì sao.
Để có thể tìm hiểu về việc xe ô tô có được rẽ phải khi đèn đỏ không?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Nghị định 123/2021/NĐ-CP
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020
Ô tô là gì?
Ô tô hay còn được gọi với cái tên là xe hơi là loại xe được người Việt Nam hay dùng để chỉ các loại xe di chuyển bằng 04 bánh.
Theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì:
18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Theo QCVN 41:2019/BGTVT ô tô sẽ có các dạng như sau:
– Xe ô tô con (hay còn gọi là xe con): Là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái).
– Xe bán tải (xe pickup), xe tải VAN: Có khối lượng hàng chuyên chở chophép tham gia giao thông dưới 950 kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg, trong tổ chức giao thông, được xem là xe con.
– Ô tô tải (hay còn gọi là xe tải): Là xe ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa (bao gồm cả ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc và các loại xe như xe PICK UP, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên).
– Ô tô khách (hay còn gọi là xe khách): Là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để chở người với số lượng lớn hơn 9 người.
– Ô tô đầu kéo kéo sơ-mi rơ-moóc: Là xe cơ giới chuyên chở hàng hóa mà thùng xe là sơ-mi rơ-moóc được thiết kế nối với ô tô đầu kéo và truyền một phần trọng lượng đáng kể lên ô tô đầu kéo và ô tô đầu kéo không có bộ phận chở hàng hóa hoặc chở người (ô tô đầu kéo là ôtô được thiết kế để kéo sơ-mi rơ-moóc).
– Ô tô kéo rơ-moóc: Là xe ô tô được thiết kế để dành riêng kéo rơ-moóc hoặc là xe có kết cấu để kéo thêm rơ-moóc, có khối lượng cho phép kéo theo được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Ô tô có được rẽ phải khi đèn đỏ không?
Ô tô có được rẽ phải khi đèn đỏ không? Câu trả lời chính xác là tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xe ô tô sẽ được phép hoặc không được phép rẽ phải khi đèn đỏ.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; cũng như QCVN 41:2019/BGTVT; thì xe ô tô sẽ được phép rẽ phải khi có đèn đỏ trong 05 trường hợp sau:
Thứ nhất, có đèn báo hiệu màu xanh cho phép rẽ phải được lắp kèm với đèn tín hiệu giao thông:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ thì:
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
Thứ hai, tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông đường bộ:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ thì:
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Thứ ba, có biển báo phụ chỉ dẫn cho phép rẽ phải:
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ thì:
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
Cho nên tại các khu vực mà có biển báo phụ cho phép rẽ phải khi đèn thì xe ô tô sẽ được phép rẽ phải.
Thứ tư, khu vực có vạch mắt võng:
QCVN 41:2019/BGTVT; thì vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
Chính vì lẽ đó là khu di chuyển trong khu vực có vạch mắt võng; nếu muốn rẽ phải thì ô tô vẫn có thể rẽ phải được.
Thứ năm, khu vực có tiểu đảo phân luồng cho phép rẽ phải:
Khi có một tiểu đảo chỉ dẫn phân luồng sang bên phải kế bên đèn tín hiệu chỉ dẫn; thì bạn sẽ được phép rẽ phải.
Như vậy ngoài 05 trường hợp này ra khi di chuyển xe ô tô sẽ không được phép rẽ phải khi đèn đỏ; đặc biệt là không được phép rẽ phải khi đèn đỏ ở các khu vực có bảng cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe.
Phạt lỗi ô tô rẽ phải khi đèn đỏ theo quy định luật giao thông
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
Loại xe ô tô | Hình phạt chính | Hình phạt bổ sung | Căn cứ pháp luật |
Ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô | 300.000 – 400.000 | Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng | Điểm a khoản 1và điểm b khoản 11 Điều 5 |
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Ô tô có được rẽ phải khi đèn đỏ không?″.Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsuxTiktok: https://www.tiktok.com/@luatsuxYoutube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Dừng ô tô ở trạm xe buýt bị phạt bao nhiêu tiền?– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:đ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau; hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng ;hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa
Dùng chân điều khiển ô tô trên cao tốc bị xử phạt như thế nào?– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường“.– Ngoài việc bị phạt tiền, hành vi này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung theo điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP“11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”
Xe ô tô đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền?– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;”– Nếu người điều khiển xe đi ngược với chiều của đường một chiều hoặc đi xe ngược chiều ở đoạn, tuyến đường đặt biển “ Cấm đi ngược chiều” mà gây ra hậu quả tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 triệu – 12 triệu ( điểm a khoản 7 điều 5). Cùng với áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng ( điểm c khoản 11 điều 5)– Nếu người điều khiển xe đi ngược với chiều của đường một chiều hoặc đi xe ngược chiều ở đoạn đường cao tốc hay hành vi lùi xe tại đường cao tốc trừ trường hợp có các xe mà đi làm nhiệm vụ khẩn cấp thì bị xử phạt từ 16 triệu đến 18 triệu đồng (điểm a khoản 5 điều 5). Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là từ 5 – 7 tháng ( đ khoản 11 điều 5)
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » đèn đỏ ô Tô Có được Rẽ Phải Không
-
Đèn Đỏ Có Được Phép Rẻ Phải Không?
-
Khi Nào đèn đỏ Vẫn được Rẽ Phải? | Hướng Dẫn - Giao Thông Hà Nội
-
Đèn đỏ được Rẽ Phải, Rẽ Trái, đi Thẳng Trong Các Trường Hợp Sau
-
Đèn đỏ Có được Phép Rẽ Phải Không? - Công Ty Luật Hùng Thắng
-
Có được Rẽ Phải Khi đèn đỏ? - Thư Viện Pháp Luật
-
Có được Rẽ Phải Khi đèn đỏ Bật Sáng Không? - Báo Lao Động
-
Oto Có được Rẻ Phải Tại Những Chỗ Này Khi đèn đỏ Không? - Otosaigon
-
Rẽ Phải Khi đèn đỏ Bật Sáng Có Bị Phạt Không?
-
Đèn Đỏ Xe Máy Rẽ Phải Có Đúng Luật Không? - Học Lái Xe Ôtô
-
Đèn đỏ Có được Phép Rẽ Phải Không? - Fimexco
-
Rẽ Phải Khi Có đèn đỏ Có Thể Bị Phạt đến... 2 Triệu đồng!
-
Lỗi Rẽ Phải Khi đèn đỏ Năm 2022 Phạt Bao Nhiêu?
-
Đèn đỏ Khi Không Có Biển Cấm Liệu Có được Rẻ Phải Không?
-
Đèn đỏ Có được Rẽ Phải Không Bị XỬ PHẠT Như Thế Nào?
-
Ít Ai Biết: Đèn Đỏ Vẫn Được Rẽ Phải, Rẽ Trái, Đi Thẳng ... - YouTube
-
Đèn đỏ Có được Phép Rẽ Phải Không? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO KHI ĐÈN ĐỎ ĐƯỢC RẺ PHẢI, ĐI ...