Ô Văng Là Gì? Quy định Thiết Kế Và 25+ Mẫu ô Văng Cửa Sổ đẹp

Ô văng và lanh tô là những cụm từ rất thường hay được sử dụng trong thiết kế nhà ở. Cấu tạo của chúng như thế nào, có bao nhiêu loại? Chúng có tác dụng gì?

Trong bài viết viết này Tôn Nam Kim sẽ trình bày cho bạn ô văng là gì, phân loại và cách thi công chúng.

Không những thế Tôn Nam Kim còn tổng hợp hơn 23 mẫu ô văng cửa sổ đẹp cho bạn tham khảo để áp dụng cho chính ngôi nhà của mình.

Ok, bắt đầu thôi!

Ô văng là gì?

Ô văng (tiếng Anh là Chajja, Door Overhang hoặc Window Overhang) là kết cấu nhô ra khỏi tường, nằm phía trên hoặc ngang với lanh tô cửa đi và cửa sổ, có cấu trúc dốc hoặc ngang, dùng để bảo vệ và ngăn chặn nắng mưa cho cửa sổ và cửa đi.

Có thể bạn muốn biết: Lanh tô là gì? 7 Loại lanh tô + Cách triển khai bản vẽ 2021

Các loại ô văng

Hiện nay có rất nhiều loại ô văng khác nhau chúng ta có thể phân chia theo vật liệu cấu tạo chính:

  1. Ô văng bê tông cốt thép
  2. Ô văng kính gỗ hay thép kính
  3. Ô văng khung thép: sử dụng khi cần một

Hoặc phân chia theo hình thức thiết kế:

  1. Ô văng bê tông cốt thép chữ nhật đơn giản
  2. Ô văng kiểu nhà kiến trúc phục hưng, châu Âu, sử dụng gờ chỉ và hoa văn lớn.
  3. Ô văng mái chèo có ốp ngói
  4. Ô văng sắt tạo hình hiện đại
  5. Ô văng gỗ truyền thống
  6. Ô văng mái kết hợp
  7. Và một số loại khác…

Tôn Nam Kim sẽ chia sẻ kỹ hơn về mẫu thiết kế ô văng đẹp cho cửa đi và các mẫu ô văng cửa sổ đẹp ở phần cuối của bài để bạn tham khảo.

Cấu tạo ô văng

Hiện nay, với sự phát triển và phổ biến của nhà bê tông cốt thép, nhà khung thép thì ô văng bê tông cốt thép cũng là một sự lựa chọn được nhiều gia đình tin tưởng.

Khi đó người ta thường kết hợp cả lanh tô và ô văng với nhau thành một khối thống nhất.

Hình bên dưới là bản vẽ cấu tạo lanh tô ô văng:

cấu tạo ô văng lanh tô

Cách bố trí thép ô văng bê tông cốt thép cũng giống như việc bố trí một tấm sàn với diện tích nhỏ và nhẹ hơn rất nhiều. Bởi vậy nó vẫn tuân theo những nguyên tắc bố trí thép sàn tiêu chuẩn. Bạn có thể đọc kỹ hơn ở bài viết trước đây của Tôn Nam Kim nhé.

Ngoài ra bạn cũng có thể xem clip 4p bên dưới để biết rõ hơn cách bố trí thép sàn ô văng:

Quy định về thi công ô văng

Nếu bạn không biết thì việc xây dựng ô văng cũng phải tuân theo một số quy định của nhà nước. Cụ thể là tại điều 2 quyết định số 04/2008/QĐ-BXD, điều luật về xây dựng ô văng được quy định tại bộ xây dựng như sau:

Đối với phần nhô ra cố định

Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3.5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

  • Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;
  • Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

Trong khoảng không từ độ cao 3.5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những Điều kiện sau:

  • Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;
  • Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;
  • Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô văng

Chiều rộng lộ giới (m)Độ vươn ra tối đa Amax (m)
Dưới 7m0
7.120,9
>12.151,2
>151,4

Đối với phần nhô ra không cố định

Cánh cửa: ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa (trừ cửa thoát nạn nhà công cộng) khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

Phần ngầm dưới mặt đất

Bộ xây dựng quy định rằng mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

Đối với mái đón và mái hè phố

Nhà nước và bộ xây dựng khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Tuy nhiên mái đón, mái hè phố phải tuân theo các quy định sau:

  • Được thiết kế đồng bộ cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy
  • Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị
  • Không vượt quá chỉ giới đường đỏ
  • Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh…)

Ghi chú:

  1. Mái đón: là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà
  2. Mái hè phố: là mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè

Các quy định về các bộ phận nhà được phép nhô ra

Độ cao so với mặt hè (m)Bộ phận được nhô raĐộ vươn tối đa (m)Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)
>2.5Gờ chỉ, trang trí0.2
>2.5Kết cấu di động: Mái dù, cánh cửa1.0
>3.5Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy định trong tổng thể kiến trúc khu vực)
Ban công mái đua1.0
Mái đón, mái hè phố0.6

Trát ô văng chống thấm

Chống thấm cho ô văng cũng là một trong những vấn đề quan trọng khi thi công ô văng. Trực quan nhất là bạn hãy xem video bên dưới để hiểu quy trình chống thấm cho ô văng như thế nào:

Tổng hợp các mẫu ô văng cửa sổ đẹp nhất mà bạn có thể áp dụng ngay cho căn nhà

Ô văng bê tông cốt thép chữ nhật đơn giản.

mẫu ô văng cửa sổ đẹp

Thiết kế ô văng mái kết hợp.

ô văng kết hợp mái bê tông
ô văng kết hợp mái bê tông
ô văng mái kết hợp
ô văng mái kết hợp
ô văng mái bê tông kết hợp

Ô văng kiểu nhà kiến trúc phục hưng, châu Âu, sử dụng gờ chỉ và hoa văn lớn.

ô văng kiểu châu Âu
ô văng châu âu
ô văng châu âu
ô văng châu âu

Ô văng mái chèo có ốp ngói.

ô văng mái ngói

Ô văng sắt/thép tạo hình hiện đại.

ô văng sắt thép
ô văng sắt thép tấm poly
mau o vang cua so dep 9 min

Ô văng vải nhưng cũng rất dễ thương.

ô văng vải

Ô văng gỗ hiện đại.

ô văng gỗ
ô văng gỗ
ô văng gỗ
ô văng gỗ

Ô văng tôn mạ kẽm.

ô văng tôn mạ kẽm
ô văng tôn mạ kẽm

Ô văng treo khung thép.

ô văng treo khung thép
ô văng treo khung thép

Ô văng gỗ treo.

mau o vang cua so dep 14 min

Ô văng kính treo.

ô văng kính treo

Ô văng mái kính/tấm poly.

ô văng kính
ô văng tấm poly

Tổng kết

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có một cái nhìn tổng quan hơn về ô văng là gì, các loại ô văng kèm thiết kế của nó, cấu tạo ô văng ra sao và cách thi công ô văng như thế nào.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi.

Tôn Nam Kim – doanh nghiệp sản xuất tôn mạ hàng đầu Việt Nam – xin được đồng hành cùng bạn.

Từ khóa » Thiết Kế Văng