Ở Vương Quốc Phơ Răng Nông Nô Có Nguồn Gốc Tư Giai Cấp Nào

Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô là?

Nội dung chính Show
  • Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A
  • 1. Giai cấp nông nô là gì ?
  • 2. Nô lệ là gì?
  • 3. Nông dân là gì?
  • 4. Sự khác nhau giữa nông nô, nô lệ và nông dân
  • Câu hỏi: Nông nô là gì?
  • Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án B
  • Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về nông nô
  • Video liên quan

A.Nô lệ và nông dân

B.Tù binh chiến tranh

Bạn đang xem: Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô là?

C.Người dân Rôma

D.Người dân nghèo Giéc man

Đáp án đúng A.

Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô là Nô lệ và nông dân, tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A

Sự hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu

– Từ thế kỷ III, đế quốc Rô ma lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong, giữa lúc ấy người Giéc man từ phương Nam tràn xuống xâm chiếm.

– Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

– Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rô ma, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ang lô – Xắc xông, Phơ răng, Tây Gốt, Đông Gốt.

+ Chủ đất của chủ nô cũ được chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự.

+ Tự phong các tước vị, hình thành tầng lớp quý tộc.

+ Ki tô giáo dần dần có vai trò và có ưu thế trong đời sống nhân dân.

+ Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa. Quan hệ sản xuất phong kiến Châu Âu hình thành.

Xã hội phong kiến Tây Âu

– Sự hình thành

+ Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong gọi là lãnh địa phong kiến, đây là thời kỳ phân quyền.

+ Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa.

+ Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

+ Người sản xuất chính là nông nô, nô lệ phụ thuộc vào lãnh chúa, phải nộp tô phục dịch, cung đốn cho lãnh chúa, bị bóc lột họ đã vùng lên đấu tranh.

– Sự phát triển và đặc điểm kinh tế

+ Kỹ thuật canh tác tiến bộ.

+ Quan hệ sản xuất phong kiến: lãnh chúa bóc lột nông nô.

+ Kinh tế tự cung tự cấp.

+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập, chế độ phong kiến phân quyền.

+ Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. Nông nô nổi dậy đấu tranh như khởi nghĩa Giắc cơ ri ở Pháp năm 1358.

Câu hỏi: Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô?

A. Nông dân và nô lệ.

B. Chủ nô Rôma.

C. Nô lệ.

D. Nông dân công xã.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Nông dân và nô lệ.

Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô là nông dân và nô lệ.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về nông nô, nông dân, và nô lệ nhé!

1. Giai cấp nông nô là gì ?

Nông nô(tên gốc: Serf) là tình trạng của những ngườinông dânhaytá điềndướichế độ phong kiếnmà địa vị của họ phụ thuộc vào người chủ đất và thân phận giống như một ngườinô lệở cácnông tranghaynông trạithời kỳ đó. Nói một cách khác, nông nô là một nô lệ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông nô xuất hiện ởchâu Âuthời kỳ Trung Cổ và kéo dài đến giữa thế kỷ 19 (điển hình là nướcNga).

Chế độ nông nô bao gồm việc cưỡng bức lao động của nông nô bị ràng buộc về thân thể trên những mảnh đất thuộc sở hữu của một lãnh chúa. Những người nông nô tham gia không chỉ làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp mà còn là thuộc về chủ sở hữu của các hầm, mỏ, rừng và công trình giao thông.

Có thể nói, nông nô là người bị áp bức bóc lột nhất trong chế độ phong kiến, họ hoàn toàn bị phụ thuộc vào ruộng đất của phong kiến, địa chủ, bị phong kiến, địa chủ chiếm đoạt sản vật, ngoài ra còn phải làm nhiều công việc tạp dịch phục vụ phong kiến, địa chủ. Nông nô tuy không phải là tài sản của phong kiến địa chủ, nhưng khi phong kiến, địa chủ bán ruộng đất thì bị bán theo, sản vật do nông nô làm ra bị phong kiến địa chủ chiếm hữu.

2. Nô lệ là gì?

- Nô lệ:không có bất cứ quyền hành gì, quyền làm người cũng không có, nô lệ được coi như một món hàng để buôn bán.

3. Nông dân là gì?

Nông dânlà những người lao động cư trú ởnông thôn, tham gia sản xuấtnông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằngruộngvườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính làđất đai. Tùy từngquốc gia, từng thời kìlịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nêngiai cấpnông dân, có vị trí, vai trò nhất định trongxã hội.

Nông nô dù làm việc cho lãnh chúa và là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nhưng vẫn được tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ và gia súc, … nên xét thấy số phận của nông nô có nhiều điểm khác so với nô lệ.

4. Sự khác nhau giữa nông nô, nô lệ và nông dân

- Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chắt và lệ thuộc vào lãnh chúa phong kiến, nhận ruộng đất về cày cấy phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác. Song nông nô vẫn tự sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.

- Nô lệ là giai cấp bị trị dưới chế độ chiếm nô, họ bị tước quyền chiếm hữu về tư liệu sản xuất và cả quyền tự do về thân thể. Họ bị xem như con vật biết nói. Nô lệ là lực lượng chính trong xã hội những không có quyền lợi về kinh tế và chính trị.

- Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.

Nông nô là một trong những giai cấp thấp kém nhất trong lịch sử xã hội phong kiến. Nông nô là do nông dân và nô lệ chuyển thành và họ hoàn toàn phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến. Hãy cùng Top tài liệu trả lời câu hỏi dưới đây nhé!

Câu hỏi: Nông nô là gì?

A. Là người sản xuất nông nghiệp

B. Do nô lệ và nông dân chuyển thành, hoàn toàn phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến

C. Là những người có quyền lực nhất trong xã hội phong kiến

D. A và B đều sai

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Do nô lệ và nông dân chuyển thành, hoàn toàn phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến

Nông nô là do nông dân và nô lệ chuyển thành và họ hoàn toàn phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.

Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án B

Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu diễn ra như sau:

Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến cuối thế kỉ V thì bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm tiêu diệt. Khi vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ như vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt v.v... mà sau này phát triển thành các vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý (I-ta-li-a) v.v...

Người Giéc-man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn, đồng thời cũng được phong các tước vị cao, thấp khác nhau như công tước, hầu tước, bá tước, nam tước...

Thế là những người này vừa có ruộng đất, vừa có tước vị. Họ trở nên có quyền thế và rất giàu có. Đó là các lãnh chúa phong kiến, còn nông nô là do nông dân và nô lệ chuyển thành và họ hoàn toàn phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến. Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành.

Có thể nói, trong xã hội phng kiến, nông nô là người bị áp bức bóc lột nhất trong chế độ phong kiến, họ hoàn toàn bị phụ thuộc vào ruộng đất của phong kiến, địa chủ, bị phong kiến, địa chủ chiếm đoạt sản vật, ngoài ra còn phải làm nhiều công việc tạp dịch phục vụ phong kiến, địa chủ. Nông nô tuy không phải là tài sản của phong kiến địa chủ, nhưng khi phong kiến, địa chủ bán ruộng đất thì bị bán theo, sản vật do nông nô làm ra bị phong kiến địa chủ chiếm hữu.

Như vậy,từ những kiến thức trên ta có thể biết được rằng: Nông nô là do nông dân và nô lệ chuyển thành và học hoàn toàn phụ thuộc và các lãnh chúa phong kiến.

Lựa chọn đáp án B là đúng.

>>> Xem thêm: Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô?

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về nông nô

Câu 1: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ tầng lớp nào trong xã hội?

A. Nông dân tự do có nhiều ruộng đất

B. Quý tộc có nhiều ruộng đất

C. Nô lệ được giải phóng

D. Tất cả các ý trên

Đáp án đúng: B. Quý tộc có nhiều ruộng đất

Câu 2: Hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến Châu Âu là:

A. Địa chủ và nông dân

B. Nông nô và nông dân

C. Lãnh chúa và nông nô

D. Tư sản và nông dân

Đáp án đúng: C. Lãnh chúa và nông nô

Câu 3: Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là

A.Nông dân

B.Nông nô

C.Thợ thủ công

D.Nô lệ

Đáp án đúng: B. Nông nô

Câu 4:Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là

A.Địa chủ và nông dân

B.Chủ nô và nô lệ

C. Lãnh chúa và nông nô

D.Tư sản và nông dân

Đáp án đúng: C.Lãnh chúa và nông nô

Câu 5: Nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?

A.Binh lính thất bại trong chiến tranh

B.Nông dân

C.Nô lệ

D.Nông dân và nô lệ

Đáp án đúng: D.Nông dân và nô lệ

------------------------

Trên đây giáo viên Top lời giải đã cũng các bạn tìm hiểu “Nông nô là gì?” và giải một số bài tập trắc nghiệm.Chúng tôi hi vọng bạn có những kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc bạn học tốt!

Từ khóa » Giai Cấp Nông Nô Có Nguồn Gốc Từ đâu