Oẳn Tù Tì – Wikipedia Tiếng Việt

Oẳn tù tì
Loại trò chơiTrò chơi bằng tay, trò chơi Ken
Người chơiKhông giới hạn
Thời gian chuẩn bịKhông
Thời gian chơiTùy tình huống
Cơ hội ngẫu nhiênCao
Kỹ năng cần thiếtMay mắn, yếu tố tâm lý

Oẳn tù tì, còn gọi là uyn đơ toa, xì mi cô, uyn đô xì, uyn, kéo búa bao, bao tiếng xùm, đấm lá kéo, sinh sằm bô hay sinh sầm ba, oẳn tù xì, sinh sầm (tiếng Anh: Rock paper scissors) là một trò chơi bằng tay mang tính đối nghịch giữa hai hoặc nhiều người chơi cùng lúc khi ra một trong ba hình dạng của bàn tay.

Cách thể hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Các kiểu đó là "kéo" (ngón trỏ và ngón giữa tạo thành hình chữ V), "búa" (cả bàn tay nắm chặt lại) và "bao" (nguyên bàn tay xòe ra).

Luật chơi

[sửa | sửa mã nguồn]
2 người chơi ra dấu hiệu búa và kéo

Trò chơi chỉ có ba kết quả duy nhất mang tính công bằng: nếu người này ra cây kéo thì sẽ thắng người ra cái bao (kéo cắt bao), đối phương ra cây búa thì người chơi thua (búa đập được cây kéo) và búa sẽ thua bao (búa bị bao vây chặt). Trong trường hợp các người chơi ra giống nhau thì sẽ hòa.

Luật chơi* Kéo Búa Bao
Kéo Hòa Thua Thắng
Búa Thắng Hòa Thua
Bao Thua Thắng Hòa

* Với kết quả của ô là kết hợp của cột và hàng giao nhau, so sánh hàng với cột.

* tương đương với Búa, tương đương với Bao, giữ nguyên

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc tên trò chơi (Phát âm)

[sửa | sửa mã nguồn]

Trò chơi này ở một số vùng còn được gọi là xú xì ba cà có gốc từ tiếng Trung (giản thể: 手势令; phồn thể: 手勢令; bính âm: Shǒushì lìng; Việt bính: sau2 sai3 ling6; Hán Việt:thủ thế lệnh). Một số quốc gia có các tên gọi khác là Rochambeau, Roshambo, Ro-sham-bo, Bato Bato Pik, và Jak-en-poy.

Nguồn gốc xuất xứ của one two three

[sửa | sửa mã nguồn]

"Oẳn tù tì" hay "oẳn tù xì" ở Việt Nam là phát âm trại từ tiếng Anh: one, two, three (một, hai, ba) ở miền Nam trước 1975, có lẽ vì trò chơi này du nhập khi người Mỹ xuất hiện vào đầu thập niên 1960. Trò chơi tồn tại đến tận ngày nay với tên gọi "Oẳn tù tì" hay "oẳn tù xì".

Thể thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Trẻ em ở Việt Nam chơi thì thường chỉ có hai người đứng đối diện nhau rồi đồng thanh hô: "Oẳn tù tì" hay "Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này!" rồi cùng chìa tay với một trong ba thế: kéo, búa hay bao. Lắm khi, người thắng dùng tay "búa" đập tay "kéo"; tay "kéo" cắt tay "bao" hay tay "bao" bọc tay "búa", thể hiện đúng địa vị thắng thua của từng vật.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Alonzo, Suzanne H.; Sinervo, Barry (2001). “Mate choice games, context-dependent good genes, and genetic cycles in the side-blotched lizard, Uta stansburiana”. Behavioral Ecology Sociobiology. 49 (2–3): 176–186. doi:10.1007/s002650000265.
  • Culin, Stewart (1895) Korean Games, With Notes on the Corresponding Games at China and Japan. (evidence of nonexistence of rock-paper-scissors in the West)
  • Gomme, Alice Bertha (1894, 1898) The traditional games of England, Scotland, and Ireland, 2 vols. (more evidence of nonexistence of rock-paper-scissors in the West)
  • Opie, Iona & Opie, Peter (1969) Children's Games in Street and Playground Oxford University Press, London. (Details some variants on rock-paper-scissors such as 'Man, Earwig, Elephant' in Indonesia, and presents evidence for the existence of 'finger throwing games' in Egypt as early as 2000 B.C.)
  • Sinervo, Barry (2001). “Runaway social games, genetic cycles driven by alternative male and female strategies, and the origin of morphs”. Genetica. 112–113 (1): 417–434. doi:10.1023/A:1013360426789.
  • Sinervo, Barry; Clobert, Jean (2003). “Morphs, Dispersal Behavior, Genetic Similarity, and the Evolution of Cooperation”. Science. 300 (5627): 1949–1951. Bibcode:2003Sci...300.1949S. doi:10.1126/science.1083109.
  • Sinervo, Barry; Lively, C. M. (1996). “The Rock-Paper-Scissors Game and the evolution of alternative male strategies”. Nature. 380 (6571): 240–243. Bibcode:1996Natur.380..240S. doi:10.1038/380240a0.
  • Sinervo, Barry; Zamudio, K. R. (2001). “The Evolution of Alternative Reproductive Strategies: Fitness Differential, Heritability, and Genetic Correlation Between the Sexes”. Journal of Heredity. 92 (2): 198–205. doi:10.1093/jhered/92.2.198. PMID 11396579.
  • Sogawa, Tsuneo (2000). “Janken”. Monthly Sinica (bằng tiếng Nhật). 11 (5).
  • Walker, Douglas & Walker, Graham (2004) The Official Rock Paper Scissors Strategy Guide. Fireside. (strategy, tips and culture from the World Rock Paper Scissors Society).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Tra Oẳn tù tì trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Oẳn tù tì.
  • Abrams, Michael (7 tháng 5 năm 2004). “Throwing for The Gold”. Pursuits. Forbes FYI. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  • Hegan, Ken (1 tháng 7 năm 2004). “Hand to Hand Combat: Down and dirty at the World Rock Paper Scissors Championship”. Rolling Stone Feature Article. Truy cập 30/3/2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  • A biological example of rock-paper-scissors: Interview with biologist Barry Sinervo on the 7th Avenue Project Radio Show
  • Rock Paper Scissors Programming Competition
  • Jenkins, Jolyon. “Rock Paper Scissors”. BBC Radio documentary explores links between RPS and game theory. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)

Từ khóa » Trò Chơi Oằn Tù Tì