Ốc Bươu Vàng - Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode Skip Ribbon Commands Skip to main content

TỈNH BẮC KẠN

  • Giới thiệu chung
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Danh bạ điện thoại
  • Bộ máy tổ chức
    • Ban Giám đốc
    • Các phòng ban chuyên môn
    • Đơn vị trực thuộc Sở
  • Tin tức - sự kiện
    • Bản tin thị trường
    • Bản tin thời tiết
    • Tin tức trong ngành
    • Tin nội bộ
  • Thủ tục hành chính
  • Văn bản điều hành
    • Hệ thống văn bản QPPL
    • Văn bản chỉ đạo của Sở
    • Văn bản chỉ đạo của tỉnh
    • Văn bản chỉ đạo của Trung ương
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Sơ đồ trang
  • Trang chủ
  • Giới thiệu chung
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Danh bạ điện thoại
  • Bộ máy tổ chức
    • Ban Giám đốc
    • Các phòng ban chuyên môn
    • Đơn vị trực thuộc Sở
  • Tin tức - sự kiện
    • Bản tin thị trường
    • Bản tin thời tiết
    • Tin tức trong ngành
    • Tin nội bộ
  • Thủ tục hành chính
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Văn bản điều hành
    • Văn bản chỉ đạo của Sở
    • Văn bản chỉ đạo của tỉnh
BẮC KẠN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Tin chuyên ngành/ Trồng trọt và Bảo vệ thực vật/ Email Bản in

Ốc bươu vàng

( Cập nhật lúc: 28/03/2011 )

1. Tập tính sinh sống và phá hại:

Ốc bươu vàng vừa thở bằng mang, vừa thở bằng phổi nên ốc có thể sống trên cạn trong điều kiện ẩm ướt vài ngày mà không chết.

Ốc bươu vàng ăn nhiều thực vật như: Bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo cái, bèo tây, rau xanh các loại…chúng ăn cả lá sắn, lá khoai, sơ mít, cùi dưa hấu…

   Ôc bươu vàng

Ốc bươu vàng chủ yếu phá hại lúa và hoa màu trồng dưới nước, đặc biệt chúng thích ăn lá bánh tẻ và lá lúa non. Ốc bươu vàng không chỉ ăn tạp mà còn ăn liên tục, ốc hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối, trong một ngày đêm ốc có thể ăn một lượng thức ăn bằng 80 -120% trọng lượng của cơ thể. Nghĩa là: 1kg ốc một ngày ăn từ 0,8 - 1,2kg thức ăn. Vì vậy ốc có thể ăn trụi ruộng lúa mới cấy đang hồi xanh hoặc ruộng gieo thẳng thời kỳ 3 - 5 lá. Nếu bị hại nặng, lúa khó có khả năng hồi phục.

Ốc bươu vàng có khả năng sinh sản rất nhanh, ốc đẻ trứng thành từng ổ, mỗi ổ khoảng 100 - 600 trứng. Một ốc cái đẻ 11- 12 ổ trên một chu kỳ sinh sản.

   Trứng ốc bươu vàng

Ốc bò lên trên mặt nước đẻ trứng vào các gốc cây, cọc cắm, gốc lúa, bờ bụi, tảng đá…ốc thường đẻ vào ban đêm, 3 - 4 ngày ốc đẻ trứng một lần, thời gian đẻ thường kéo dài 1 giờ, đẻ xong ốc nghỉ 3 - 4 phút, sau đó ốc mẹ thả mình rơi xuống nước.

Thiên địch ăn trứng ốc và ốc: Rái cá, rắn, ếch, cóc, nhái, ba ba, các loài cá, chim, cò, gà, vịt, ngan, ngỗng…nếu có nhiều loài thiên địch này thì làm giảm sự phát triển của ốc.

2. Biện pháp quản lý ốc bươu vàng:

Để diệt trừ ốc bươu vàng, bà con cần thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như sau:

- Bảo vệ nguồn thiên địch ăn ốc.

- Sau khi thu hoạch cày ải phơi đất, rắc vôi bột với lượng 50 - 70kg/1.000m2 để diệt ốc.

- Trước khi gieo cấy, cần vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, thu gom ốc để tiêu diệt. Khi đưa nước vào ruộng phải sử dụng lưới chắn 3 lớp để ngăn ốc xâm nhập: lớp ngoài cùng mắt lưới 2cm; lớp giữa 0,5 - 1cm; lớp trong cùng 1 - 2mm.

- Thả vịt vào ruộng để vịt ăn ốc và trứng ốc.

- Làm rãnh sâu 20cm để thoát nước xung quanh và trong ruộng, rút nước dần ốc sẽ tập trung vào rãnh nên dễ dàng bắt bằng tay hay phun thuốc diệt ốc.

- Cắm cọc ở các vùng trũng nhử ốc lên đẻ trứng để tiêu diệt. Dùng các loại thức ăn ốc ưa thích như xơ mít, dây - lá khoai lang, lá cây dâm bụt, rau diếp, rau xà lách, lá bắp cải... để nhử ốc.

- Thường xuyên kiểm tra ruộng nhất là thời kỳ lúa mới cấy, liên tục diệt ốc bằng cách bắt ốc và trứng ốc.

Khi ốc phát triển thành dịch và lây lan rộng phải phát động cộng đồng bắt ốc và trứng ốc tiêu huỷ.

Hiện nay có nhiều loại thuốc hoá học trừ ốc bươu vàng khá hiệu quả và an toàn với tôm cá như: Clodan supe 700WP, Mossade 70WP, Buorbo 8,3BR, Tictack 13,2BR, Dioto 250EC,...

Cách sử dụng: Với lúa sạ, sau khi lúa đã mọc 7 ngày, cho nước ngập xâm xấp, phun một trong các loại thuốc hoá học trừ ốc bươu vàng cho lúa với nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì thuốc.

Đối với lúa cấy, trước khi cấy hoặc ngay sau khi cấy, tháo cạn xâm xấp nước phun thuốc diệt ốc cho lúa, sau 24 giờ phun thuốc mới cho thêm nước để cấy hay dưỡng lúa.

Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát là lúc ốc bươu vàng hoạt động mạnh nhất để tăng hiệu quả của thuốc.

Không dùng những loại thuốc có độ độc cao, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam ảnh hưởng đến thiên địch, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái./.

Hồng Thắng
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC

Lịch công tác tuần của Lãnh đạo Sở

Lịch tiếp dân

THÔNG TIN QUY HOẠCH

Quy hoạch nông nghiệp

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT UBND TỈNH BẮC KẠN CÔNG BÁO CHÍNH PHỦ CÔNG BÁO BẮC KẠN TRA CỨU VĂN BẢN Văn bản sao lục Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản của Sở Văn bản chỉ đạo điều hành PHẦN MỀM DÙNG CHUNG Phần mềm QLVB & HSCV Mail công vụ Hệ thống một cửa điện tử DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRAO ĐỔI, HỎI ĐÁP
  • Trang chủ
  • Sơ đồ trang
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

CỔNG TTĐT SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trưởng Ban biên tập: Hà Sỹ Huân - Giám đốc Sở

Địa chỉ : Số 13, Đường Trường Chinh, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại: 0209.3870.164 Fax: 0209.3870.525 Email:sonnptnt@backan.gov.vn

Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » đặc điểm Sinh Học Của ốc Bươu Vàng