OEM Là Gì? Định Nghĩa Và Phương Thức Hoạt động - TPos

OEM là gì? Tại sao nhiều người hiện nay thường áp dụng hình thức này cho doanh nghiệp của họ? Nếu vẫn còn mơ hồ về vấn đề này thì ngay sau đây TPos sẽ giải đáp mọi thắc mắc về thuật ngữ OEM để bạn đọc có thể hiểu, và nếu phù hợp thì có thể triển khai phương pháp này với doanh nghiệp của bạn để tối ưu công việc kinh doanh.

OEM là gì?

OEM là gì?

OEM (viết tắt của Original Equipment Manufacturer) được định nghĩa là nhà sản xuất thiết bị gốc. Thuật ngữ này được sử dụng để miêu tả những doanh nghiệp, đối tác sản xuất, gia công, lắp ráp sản phẩm dựa trên đơn đặt hàng của thương hiệu khác. Và khi thành phẩm hoàn thiện và được đưa ra thị trường sẽ được gắn thương hiệu của công ty đã đặt hàng, gọi là sản phẩm OEM.

OEM dựa vào khả năng, lợi thế quy mô của họ để giảm chi phí sản xuất. Kết hợp với các nhà sản xuất thiết bị gốc sẽ cho phép bạn có được các thành phẩm/sản phẩm mà không cần xây dựng và vận hành nhà máy.

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới không tự sản xuất sản phẩm mà họ sẽ đặt hàng các OEM gia công. Điển hình như là Apple thuê Foxconn sản xuất điện thoại, Apple chỉ chịu trách nhiệm về nghiên cứu công nghệ và phân phối các sản phẩm ra thị trường, còn Foxconn là một Original Equipment Manufacturer sẽ gia công theo những gì được yêu cầu từ Apple. Một ví dụ khác nữa là hãng xe Ford, họ có sử dụng dịch vụ sản xuất kính chắn gió của PPG (OEM).

Những điều cần biết về sản phẩm OEM

Những điều cần biết về sản phẩm OEM

Hàng OEM nghĩa là gì?

Hàng OEM là những sản phẩm được gia công theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp khác. Các nhà sản xuất thiết bị gốc sẽ dựa trên đơn đặt hàng để làm ra những sản phẩm đúng theo yêu cầu. Sau đó chúng được đưa về với thương hiệu chủ sở hữu để kiểm tra chất lượng và phân phối ra thị trường. Các nhà sản xuất trung gian này không được tự ý đưa các sản phẩm OEM này ra phân phối ngoài thị trường.

Yêu cầu về hàng hóa OEM là gì?

Một sản phẩm được sản xuất theo mô hình OEM thì cần phải:

  • Đảm bảo đúng chất lượng đã cam kết

  • Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như các bên đã thoả thuận

  • Bảo mật về công nghệ của sản phẩm

Với vai trò là một doanh nghiệp theo mô hình Original Equipment Manufacturer mà bạn không đáp ứng được các tiêu chuẩn trên thì khó lòng tồn tại lâu dài trên thị trường.

Cách phân biệt hàng OEM và chính hãng

Sản phẩm chính hãng là những sản phẩm do chính thương hiệu đó cung cấp. Họ tự thiết kế, sở hữu công nghệ và có thể tự sản xuất hoặc đặt hàng từ bên trung gian. Tuy nhiên, nếu đặt hàng từ bên thứ 3 thì sẽ có một bộ phận kiểm tra chất lượng chặt chẽ, gắn nhãn mác của thương hiệu lên sản phẩm. Muốn mua được đồ chính hãng thì bạn cần đến các đại lý ủy quyền của thương hiệu đó. Thông thường mặt hàng này sẽ có giá cao nhất và được cung cấp các chính xác bảo hành đặc quyền của hãng.

Còn đối với hàng OEM, đây là các mặt hàng được sản xuất bởi bên trung gian. OEM này không phải là hàng thứ cấp, chất lượng kém mà hoàn toàn giống với sản phẩm chính hãng, chất lượng cũng vẫn được đảm bảo nhưng nó được bán với giá rẻ hơn. Tuy nhiên đi kèm với đó bạn sẽ không được hưởng những chế độ bảo hành của hãng.

Có nên mua hàng OEM không? Lưu ý khi mua các mặt hàng OEM

Bạn không cần phải băn khoăn về việc có nên mua hàng OEM hay không vì sản phẩm này rất tốt. Tuy nhiên, để tránh mua phải những mặt hàng kém chất lượng thì bạn nên trang bị những kiến thức cần thiết về loại hàng này. Có rất nhiều cá nhân lợi dụng sơ hở của khách hàng để trục lợi cho bản thân, vì thế bạn nên hết sức cảnh giác. TPos có 3 lưu ý sau dành cho bạn:

  • Để ý về mức giá: hàng được gia công bởi các nhà sản xuất thiết bị gốc không phải là hàng kém chất lượng, tuy giá không cao bằng những hàng được bán chính hãng nhưng không có chuyện quá rẻ.

  • Lưu ý kiểm tra chất lượng trước khi mua: các sản phẩm OEM được đánh giá là một 9 một 10 với hàng chính hãng, vì thế bạn cần cảnh giác nếu như chất lượng sản phẩm quá kém.

  • Chọn nhà cung cấp uy tín: nếu chưa có nhiều kinh nghiệm mua loại mặt hàng này thì nên tìm hiểu những đơn vị cung cấp sản phẩm uy tín, có thể giá sẽ cao nhưng đảm bảo hơn, tránh trường hợp vừa mất tiền, vừa mang về một món đồ không giá trị.

>> Phương pháp định giá sản phẩm có lợi nhất cho doanh nghiệp!

Cách phân biệt OEM, ODM và OBM

Cách phân biệt OEM, ODM và OBM

Mọi người thường nhầm lẫn OEM, ODM và OBM với nhau, tuy nhiên đây lại là 3 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Cùng TPos tìm hiểu sự khác nhau của OBM, ODM và OEM là gì ngay sau đây nhé.

OEM

Như đã chia sẻ ở phần đầu bài viết thì thuật ngữ này dùng để chỉ các công ty, nhà sản xuất thực hiện các công việc sản xuất theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp khác. Mọi thông số về kỹ thuật, công nghệ sẽ làm theo những gì bên đặt hàng yêu cầu.

ODM

Đối với ODM, hay còn gọi là Original Designed Manufacturer, được sử dụng để miêu tả các nhà thiết kế sản phẩm gốc. Đơn vị này có nhiệm vụ thiết kế, tạo ra những sản phẩm theo sự yêu cầu của người đặt hàng.

OBM

Còn đối với OBM, viết tắt của Original Brand Manufacturer, được gọi là các nhà sản xuất thương hiệu gốc. Họ sẽ không phải sản xuất thành phẩm hay thiết kế bao bì mà sẽ nhận trách nhiệm làm thương hiệu cho doanh nghiệp, duy trì độ nhận diện cũng như mang lại uy tín với người tiêu dùng. Trong một số trường hợp OBM sẽ thuê cả nhà sản xuất sản phẩm và nhà thiết kế để hỗ trợ họ trong việc tạo ra một sản phẩm để đưa ra thị trường.

>> Tóm lại, điểm khác biệt của 3 khái niệm này nằm ở việc “Sản xuất thiết bị - Thiết kế sản phẩm - Làm thương hiệu”.

Tại sao doanh nghiệp nên kết hợp với Original Equipment Manufacturer?

Tại sao doanh nghiệp nên kết hợp với Original Equipment Manufacturer?

Sự khác biệt giữa OEM với kinh doanh truyền thống

Đối với các doanh nghiệp sử dụng hình thức kinh doanh truyền thống thì họ sẽ cần làm mọi việc từ A - Z, nào là nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, bán hàng,... Công ty sẽ cần đầu tư rất nhiều tiền bạc và nguồn nhân lực. Tuy nhiên với mô hình nhà sản xuất thiết bị gốc ra đời thì các doanh nghiệp sẽ nhẹ gánh hơn, họ chỉ cần làm những thứ mình giỏi nhất. Chẳng hạn như Apple, họ không cần quan tâm đến việc sản xuất mà chỉ cần tập trung nghiên cứu công nghệ, đầu ra cho sản phẩm và nhường việc sản xuất lại cho Foxconn. 2 bên có thể tập trung vào làm những việc mình giỏi nhất, từ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí.

Ưu điểm khi kết hợp với OEM là gì?

Khi doanh nghiệp sử dụng phương thức OEM, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, không còn phải đau đầu khi phải đầu tư nhà máy, dây chuyền, công nghệ, nhân công mà vẫn có được những sản phẩm tốt nhất. Đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hay các công ty khởi nghiệp (startup) nên sử dụng hình thức này nếu muốn tiết kiệm vốn mà vẫn có những sản phẩm chất lượng để đưa ra thị trường. Họ chỉ cần tích hợp các bộ phận OEM vào hệ thống và bán dưới tên thương hiệu của riêng họ.

Ngoài ra, khi kết hợp với các Original Equipment Manufacturer, doanh nghiệp có thể cùng lúc triển khai nhiều ý tưởng khác nhau để đa dạng mặt hàng đưa ra thị trường, khách hàng từ đó cũng có nhiều sự lựa chọn và dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng. Chiếm được thị phần lớn sẽ tạo ra nguồn nguồn lợi nhuận khổng lồ giúp công ty phát triển nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, có một điều mà bạn cần hết sức lưu ý khi hợp tác với các nhà sản xuất thiết bị gốc là phải bảo vệ được các bí mật về công nghệ, công thức bí truyền thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Để hạn chế tình trạng ăn cắp “chất xám” xảy ra, bạn cần:

  • Lựa chọn những nhà sản xuất uy tín: đừng chủ quan mà chọn đại một OEM nào đó mà chưa tìm hiểu kỹ về họ, điều này rất dễ làm lộ những bí mật kinh doanh của bạn. Trong một số trường hợp thì đây là yếu tố giúp bạn cạnh tranh trên thị trường.

  • Có những điều khoản ràng buộc rõ ràng: để hạn chế việc các nhà sản xuất tiết lộ bí mật công nghệ thì trong hợp đồng bạn cần ghi rõ các điều khoản để sau này có vấn đề gì xảy ra thì dễ dàng giải quyết.

  • Đăng ký sáng chế, sở hữu trí tuệ: điều này sẽ giúp bạn bảo vệ được những hành vi sử dụng trái phép các quyền sở hữu đó, tránh trường hợp bạn đã tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu mà người khác có thể ngang nhiên sử dụng chúng.

Các yếu tố cần có nếu muốn hợp tác kinh doanh với OEM hiệu quả

Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm lớn

Nếu muốn lấy được giá tốt từ các nhà sản xuất thiết bị gốc thường đơn hàng của bạn phải có số lượng lớn. Vì vậy để có thể tiêu thụ được hết nguồn hàng này, bạn phải có kênh phân phối mạnh. Nếu không thì tình trạng hàng tồn kho sẽ xảy ra, dẫn đến ngưng đọng nguồn vốn. Hiện nay, với sự phát triển của mạng internet thì ngoài các điểm phân phối truyền thống thì bạn có thể sử dụng tiếp thị online như xây dựng website hay tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Cái này sẽ tùy thuộc vào ngành hàng của bạn để chọn một phương pháp phù hợp.

Tập trung nghiên cứu, cải tiến sản phẩm

Vì doanh nghiệp không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nên sẽ có nhiều nguồn lực để làm những công việc quan trọng khác, đặc biệt là việc nghiên cứu sản phẩm. Nhu cầu của khách hàng thay đổi rất nhanh, nếu không cập nhật những xu hướng mới thì rất nhanh thôi các đối thủ sẽ “đá” bạn ra khỏi cuộc chơi.

Kiểm soát được chất lượng

Dù là sản phẩm không phải tự doanh nghiệp sản xuất, tuy nhiên chúng được gắn nhãn mác thương hiệu của bạn, vì vậy nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra, bạn chính là người phải chịu trách nhiệm chính. Hãy xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đầu ra chặt chẽ, luôn có bộ phận kiểm tra định kỳ để những sản phẩm đưa ra thị trường đều ở tình trạng tốt nhất.

Biết cách định vị, xây dựng thương hiệu

Làm thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trên con đường chinh phục niềm tin của khách hàng. Khi nhiều người biết đến và tin tưởng doanh nghiệp của bạn thì việc hàng hoá tiêu thụ cũng sẽ dễ dàng hơn, tạo ra thị trường cho sản phẩm.

>> Hướng dẫn quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp!

Hy vọng với những gì TPos vừa chia sẻ thì các bạn đã hiểu được OEM là gì và từ đó tận dụng được hình thức này để tối ưu công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại để lại câu hỏi dưới phần bình luận để được tư vấn miễn phí nhé. Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Thiết Bị Oem Là Gì