Ðối Phó đau đầu Sau Tai
Có thể bạn quan tâm
Với chẩn đoán và điều trị thích hợp, chứng đau đầu này có thể được giải quyết. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu các dấu hiệu của đau đầu sau tai cùng lời khuyên thiết thực giúp điều trị cũng như giảm đau và giảm các triệu chứng liên quan.
Nguyên nhân do đâu?
Chứng đau đầu sau tai có thể do nhiều nguyên nhân, từ các vấn đề liên quan tới dây thần kinh đến các vấn đề nha khoa; từ hậu quả của một vài thói quen không tốt tới các tổn thương do chấn thương. Khi bạn bị đau đầu sau tai kéo dài, có thể do một số nguyên nhân sau:
Đau dây thần kinh chẩm: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nhức đầu sau tai là đau dây thần kinh chẩm. Dây thần kinh chẩm xuất phát từ đốt sống cổ 2(C2) và C3 đi lên chi phối da đầu vùng gáy. Đau dây thần kinh chẩm xuất hiện khi dây thần kinh chẩm, hoặc các dây thần kinh chạy từ trên cùng của tủy sống qua da đầu, bị tổn thương hoặc bị viêm. Đa số các trường hợp đau dây thần kinh chẩm đều không rõ nguyên nhân. Trong một số trường hợp, có thể do chấn thương, căng cơ cổ mạn tính, viêm đốt sống cổ. Những người bị chứng đau dây thần kinh chẩm mô tả những cơn đau đớn kinh niên giống như bị dao xiên, có cảm giác nhói đau liên tục như nhịp đập mạnh hoặc cảm giác như bị điện giật ở các điểm: phía trên cổ cao, đằng sau đầu, đằng sau tai. Chứng đau thần kinh chẩm thường xuất hiện ở một bên đầu. Người ta thường nhầm lẫn đau đớn phía sau tai là do đau nửa đầu hoặc các chứng đau đầu tương tự, vì các triệu chứng có thể gần giống nhau.
Rối loạn khớp thái dương hàm có thể gây chứng đau đầu sau tai.
Viêm xương chũm: Viêm xương chũm là hiện tượng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào - tai giữa. Nhiễm trùng này phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn và thường đáp ứng với điều trị. Viêm xương chũm gây đau tai, nhất là khi nằm vào ban đêm, cơn đau có thể lan ra nửa đầu và vùng thái dương, vùng đỉnh, xuống hàm. Đặc biệt khi ấn vào vùng sào bào, mỏm chũm và bờ sau xương chũm thấy đau dữ dội. Ngoài ra, bệnh còn gây sốt, mệt mỏi và mất thính giác.
Rối loạn khớp thái dương hàm: Chứng rối loạn khớp thái dương hàm gây đau ở khớp thái dương - khớp ở hai bên đầu ở phía trước của tai, nơi điểm xương hàm tiếp ứng sọ. Đau ở khớp thái dương hàm có thể là do căng thẳng, nghiến răng, viêm khớp, chấn thương... Đau do rối loạn khớp thái dương hàm có thể nhầm với đau nửa đầu, đau tai, đau và tăng nhãn áp.
Dấu hiệu nhận biết
Các triệu chứng đau đầu sau tai có thể khác nhau, tùy theo nguyên nhân như đã nói ở trên. Có thể đau ở một hoặc cả hai phía của đầu; nhạy cảm với độ sáng; cảm giác đau nhức đến đau dữ dội; đau đằng sau mắt; tăng nhạy cảm da đầu; đau với vận động cổ.
Phương pháp điều trị
Xử lý cơn đau là phương pháp chính để đối phó với một cơn nhức đầu sau tai, trừ khi có thể xác định nguyên nhân gốc rễ. Có một số lựa chọn điều trị tại nhà cho người bệnh trước khi tìm kiếm chăm sóc y tế hoặc hỗ trợ điều trị của bác sĩ. Một số phương pháp điều trị tại nhà bao gồm: nghỉ ngơi trong một căn phòng yên tĩnh, dùng thuốc chống viêm, xoa bóp thư giãn cơ cổ, chườm nóng phần sau của cổ, giảm stress, áp dụng các biện pháp để ngừng nghiến răng khi ngủ. Cũng như bất kỳ cách điều trị nào, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thêm thuốc.
Tùy theo nguyên nhân gây đau đầu phía sau tai, bác sĩ có thể đưa ra các toa điều trị, bao gồm: thuốc giãn cơ, kháng viêm, phong bế thần kinh, vật lý trị liệu, kháng sinh nếu nghi ngờ bị viêm tai xương chũm, xử lý rối loạn khớp thái dương hàm bằng dùng thuốc hoặc phẫu thuật hoặc hỗ trợ các vấn đề về nha khoa; phong bế thần kinh thường làm giảm đau khá hiệu quả, tuy nhiên đáp ứng tùy ở mỗi người. Thủ thuật phong bế thần kinh thường được làm từng đợt và sau đó thì ngưng để đánh giá hiệu quả. Một bệnh nhân có thể cảm thấy tốt sau một đợt tiêm, cũng có bệnh nhân hoàn toàn không cải thiện chút nào.
Giải ép mạch máu vi phẫu: Là kỹ thuật bộc lộ dây thần kinh bị ảnh hưởng, xác định các mạch máu có thể chèn ép các dây thần kinh và tách chúng ra khỏi điểm chèn ép. Kết quả là giúp cho dây thần kinh được phục hồi, không còn đau nữa.
Kích thích thần kinh chẩm: Sử dụng máy gây kích thích thần kinh đưa xung điện tới dây thần kinh chẩm. Trong trường hợp này, các xung điện có thể giúp chặn các tín hiệu đau đến não.
Lời khuyên của thầy thuốcNói chung, đau đầu phía sau tai không phải là kết quả của một bệnh lý đe dọa mạng sống. Trong nhiều trường hợp, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ thấy sự giảm triệu chứng. Cho dù các phương pháp điều trị đã được quyết định, điều quan trọng là phải đánh giá hiệu quả và thông báo cho bác sĩ. Trong một số trường hợp, đau tiếp diễn có thể chỉ ra rằng đó là kết quả của một bệnh lý khác, cần được chẩn đoán và điều trị khác. Bạn cần đến ngay bệnh viện, nếu bạn thấy các triệu chứng sau: đau đầu đột ngột, dữ dội; hàm dưới không cử động; sốt cao, buồn nôn, nôn; lú lẫn; hôn mê; co giật. Đó là các triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Từ khóa » Giật Tai Phải Là Bệnh Gì
-
Lý Giải Hiện Tượng Giật Tai Phải Là điềm Bảo Gì? - Nhà Bếp Hoàng Gia
-
Đau Giật Sau Tai Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Hay Bị Giật ở Sau Tai Phải Và Nhói Lên, Bệnh Gì AloBacsi ơi?
-
Tai Trái Giật Theo Cơn, Dấu Hiệu Bệnh Gì? - AloBacsi
-
Đánh Giá Các Rối Loạn Tai - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ù Tai Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì?
-
Đau Nhói Trong Tai, Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Hãy Cảnh Giác Và Kiểm Tra Sức Khỏe Khi Bị Giật Nhói ở đầu! | Medlatec
-
Đau Mang Tai Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì ? Có Nguy Hiểm Không?
-
Bị Giật Nhói ở đầu Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Trong Từng Trường Hợp
-
Đau Nhói Trong Tai Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
Co Giật Cơ Thái Dương - Nguyên Nhân, Cách Phòng Và điều Trị
-
Ù Tai Trái Cảnh Báo Bạn đang Mắc Các Bệnh Nung Nấu Từ Lâu
-
Giải Thích Hiện Tượng Giật Tai Phải Chi Tiết Nhất - Thiết Kế Nội Thất