OKR Là Gì? Các Loại OKR Và Cách Xây Dựng OKR Hiệu Quả | TopDev

OKR là gì? OKR (Objectives and Key Results), thuật ngữ này được chuyển dịch với tên gọi Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả then chốt. OKR được xem là một phương pháp quản trị giúp doanh nghiệp gắn kết mục tiêu cụ thể với kết quả chung của một tổ chức, tập thể lớn.

Với khả năng ứng dụng cao và quá trình hợp thức đơn giản phù hợp với xu hướng phát triển mới, OKR được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn sử dụng vào hệ thống quản lý của mình đặc biệt là các công ty về công nghệ: Spotify, Twitter, LinkedIn,… Thế nhưng, phạm vi hoạt động của OKR còn được mở rộng hơn nhờ sự tin dùng của các công ty từ nhiều lĩnh vực khác nhau: Walmart, The Guardian, ING Bank,…

Việc áp dụng OKR mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Để áp dụng OKR hiệu quả, doanh nghiệp cần phải có một định hướng rõ ràng về những gì cần phải thực hiện. Hệ thống Quản trị này bao gồm 1 mục tiêu (Objective) – tức thứ doanh nghiệp cần đạt được và 5 kết quả cụ thể (Key result) – các kết quả này có thể được xác định và đo lường nhằm đạt được mục tiêu đề ra.          

OKR

Điều gì khiến OKR trở nên nổi bật?

OKR tập trung vào vấn đề tạo sự liên kết trong tổ chức và đó là lợi ích được người sử dụng đánh giá cao. Ngoài ra, một điểm cộng hoàn hảo là OKR đảm bảo tất cả mọi người đi cùng một hướng, với các ưu tiên rõ ràng, tạo sự nhịp nhàng cho quá trình diễn tiến hoạt động, từ đó gia tăng tính hiệu quả về chất lượng công việc.

Lợi ích của phương pháp này là giúp nhân viên trong công ty xác định đâu là ưu tiên cần thực hiện, từ đó tập trung sức lao động vào những mục tiêu có thể đo lường được, không sa đà vào những công việc không có giá trị, giúp giảm thiểu những rào cản trong vấn đề quản lý hiệu suất lao động. Tỷ lệ để đánh giá mức độ thành công của 1 OKR không nhất thiết phải đạt tới 100% trong ngắn hạn. Việc đạt được phần lớn mục tiêu (khoảng 70 – 80%) đã được coi là thành công.

Cụ thể, OKR mang lại cho doanh nghiệp những giá trị như sau:

  • Định hình chiến lược giúp quản lý hiệu suất lao động: OKR là thước đo chuẩn xác nhất giúp nhà quản trị định hướng mục tiêu, vạch ra những bước đi cụ thể trong việc định hình và phát triển chiến lược, Đồng thời, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Nhóm nhân viên áp dụng OKR trong công việc đem về cho doanh nghiệp lợi nhuận cao hơn, có hiệu suất lao động tốt hơn nhóm không áp dụng. Trên thực tế, nhiều nhân viên mong muốn doanh nghiệp mình sử dụng OKR trong tương lai.
  • Tác động tích cực làm “thay màu” văn hóa doanh nghiệp: Lợi ích lớn nhất của OKR là sự tác động mạnh mẽ vào văn hóa của doanh nghiệp, có tác động làm dịch chuyển lối tư duy từ quản trị thông qua KPI thuần túy sang việc hoàn thành mục tiêu trong công việc. Việc đề cao tính chuyên môn, sáng tạo dựa trên sự minh bạch chính là kim chỉ nam quan trọng mà OKR 
  •  Sự gắn kết: OKR ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì không chỉ đảm bảo về hiệu quả quản trị mà còn giúp tạo ra một sự gắn kết giữa các nhân viên với chính doanh nghiệp của mình. Bản chất OKR là một mô hình quản trị vừa tác động đến sự vận hành hoạt động, vừa giúp nhân viên nhận ra mọi điều mình làm đều hàm chứa một ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển chung của tổ chức.

4 cách thúc đẩy sự phát triển nhân viên tại công ty

Các bước áp dụng OKR trong doanh nghiệp

OKR

Trước khi bắt tay vào việc áp dụng OKR vào quản trị doanh nghiệp, bạn cần phải có cái nhìn chính xác về những khó khăn mà mình đang mắc phải. Nó cách khác, bạn đang muốn doanh nghiệp mình đạt được mục tiêu gì trong tương lai.

Bạn có thể coi OKR là một trường phái với một hiệu suất quản lý hiệu quả. Có 2 bước hay 2 giai đoạn cần phải quan tâm: Giai đoạn đầu chuẩn bị chiến lược, sau đó là áp dụng thực tế.

Thiết lập cơ cấu quản trị OKR trong doanh nghiệp

Thông thường, người ta thường thiết lập chương trình OKR theo 2 nhóm đối tượng độc lập, phân mốc thời gian riêng biệt theo năm và theo quý. Mục tiêu doanh nghiệp có thể thực hiện hàng năm để thuận lợi cho việc đánh giá mức độ hiệu quả.

Với mỗi phòng ban, mục tiêu có thể được review theo từng quý để linh hoạt thay đổi chiến lược sao cho phù hợp với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.

Bắt tay xây dựng chiến lược OKR

  • Xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh: Một lời khuyên hữu ích cho mọi doanh nghiệp là cần xác định rõ 2 khái niệm tầm nhìn và sứ mệnh, tránh mơ hồ hoặc nhầm lẫn với nhau. Lưu ý, tầm nhìn và sứ mệnh phải đảm bảo được tính dài hạn. Điều này cho thấy khả năng lãnh đạo của những người đứng đầu doanh nghiệp. 
  • Xác định OKR cụ thể: Để xác định OKR cho toàn thể doanh nghiệp, bạn nên tổ chức một buổi họp nơi mọi ý kiến của nhân viên đều được thu thập và tôn trọng. Những ý tưởng khả thi nhất sẽ được lựa chọn, số lượng OKR lý tưởng của các công ty có thể áp dụng vào thực tế nên rơi vào tầm từ 3 đến 5 OKR.

Triển khai thực hiện OKR thế nào để đạt hiệu quả?

Như chia sẻ vào đầu bài viết, OKR là Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả then chốt. Vì vậy, ta cần thiết lập các mục tiêu và các kết quả theo chốt để OKR được triển khai một cách hiệu quả.

Mục tiêu là những mô tả định tính về những điều doanh nghiệp muốn đạt được, các mục tiêu này giúp doanh nghiệp đi đúng hướng để đạt được kết quả mong muốn. Và đặc biệt, đây phải là những mục tiêu thực tế, có tính khả thi. Việc đặt ra thời gian hoàn thành mục tiêu để dễ dàng kiểm soát tiến độ cũng là một điều quan trọng. Hãy đặt câu hỏi như: “Ưu tiên quan trọng nhất hiện tại của doanh nghiệp là gì?” để khai thác điều doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm hoặc còn thiếu sót, từ đó bắt đầu đề ra những mục tiêu cụ thể hơn. 

Các kết quả then chốt sẽ đi kèm với các mục tiêu đã chọn. Mỗi mục tiêu nên có từ 3 đến 4 kết quả then chốt để hỗ trợ đo lường quá trình hoàn thành các mục tiêu. Ví dụ trong việc đo lường hiệu quả năng suất lập trình, việc đưa ra các kết quả gắn với mỗi mục tiêu là điều rất quan trọng. Điểm quan trọng nhất của các kết quả then chốt chính là đảm bảo chúng là các mục tiêu định lượng, hoặc là những kết quả có thể đo lường được qua số liệu. Key result là những yếu tố giúp xác định sự thành công hoặc thất bại trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. 

Hãy giả sử một mô tả sau đây để lý giải quá trình. Nếu xem mục tiêu là điểm đến, tức mục tiêu cần đạt được, kết quả then chốt là con đường, thì cách triển khai là phương tiện để chúng ta có thể đi đến đích đến cuối cùng.

Bảng tổng hợp sau đây sẽ cho thấy những tính chất cần có trong mỗi thành tố: 

Mục tiêu Kết quả then chốt Cách thức
Tính chỉ dẫn v
Sự sắp xếp để đi đúng hướng v
Sự tác động mạnh v v
Tham vọng v
Đo lường được v v
Sự truyền cảm hứng v
Sự rõ ràng v
Sự cụ thể v v
Trong tầm kiểm soát v
Trong phạm vi ảnh hưởng của bạn v v v
Đúng trong khoảng thời gian giới hạn v v v
Số lượng 1-4 1-5 tối thiểu 1

Cuối cùng, bạn cần nhớ rằng việc triển khai OKR sao cho hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào hệ thống quản trị mục tiêu mà còn cần đến kỹ năng lãnh đạo xuất sắc từ nhà quản lý. Đó không những là việc giỏi chuyên môn, quản trị mục tiêu và kết quả kỳ vọng tốt… mà còn là việc truyền cảm hứng và định hướng cho đội ngũ của mình bằng cách áp dụng các khía cạnh của trí tuệ cảm xúc (EQ).

>>> Xem thêm: Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo thực thụ trong quản lý dự án?

Ví dụ cụ thể về OKR – bài toán xác lập hệ giá trị quan trọng trong Quản trị

Bước đặt mục tiêu – Objective

  • Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về tuyển dụng Nhân sự IT.
  • Ra mắt thành công giải pháp phỏng vấn video giúp xử lý hàng trăm ứng viên mỗi ngày.
  • Tạo ra nhiều doanh thu hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Lập kết quả then chốt – Key result

  • Test hiệu quả của dòng sản phẩm ứng dụng đạt 99% tiêu chí đề ra.
  • Giá trị của doanh nghiệp đạt ở mức cao.
  • Chốt được 3 – 5 hợp đồng lớn từ các đối tác là các tổ chức/doanh nghiệp cần nguồn cung ứng nhân sự IT phù hợp.
  • Phát triển thành công giá trị thương hiệu của doanh nghiệp bằng cách có từ 2 – 3 tờ báo lớn thông tin về tổ chức thông qua kế hoạch truyền thông.

Mô tả về cách thức cần phải triển khai thực hiện

  • Thuê nhân sự phụ trách quản lý vấn đề phát triển ứng dụng giải pháp phỏng vấn video.
  • Chạy các chiến dịch PR, social tùy vào mục tiêu đề ra
  • Xây dựng kịch bản liên hệ các khách hàng, đối tác liên doanh.

Lời kết

OKR là một phương pháp hữu hiệu và ngày càng được nhiều tổ chức/doamh nghiệp áp dụng vào mô hình hoạt động nhân sự và vận hành hoạt động của mình. Tùy vào quy mô và tuổi đời của từng doanh nghiệp, các nhà quản lý nhân sự cần có cách thức ứng dụng sao cho phù hợp nhằm hướng đến hiệu quả cao nhất.

Việc triển khai OKRs cần có sự tham gia, căn chỉnh giữa các cấp quản trị và nhân viên một cách đồng bộ. Một trong những cách giúp các nhà lãnh đạo, nhà quản trị nhân sự có kiến thức chuyên sâu trong việc thiết lập, triển khai OKR là tham gia khóa học OKR uy tín. Từ đó, doanh nghiệp có thể áp dụng thành công OKR vào thực tiễn và nhận được những giá trị từ phương pháp này.

Có thể bạn quan tâm:

  • Optical Character Recognition (OCR) – Nhận diện ký tự từ ảnh
  • Top 8 các chuyên trang hàng đầu giúp nhà tuyển dụng IT hoàn thành KPI thần tốc
  • Tạo ứng dụng Java RESTful Client với thư viện OkHttp

Xem thêm việc làm it lương cao hàng đầu tại TopDev

Từ khóa » Cách Xây Dựng Okr