Ốm Nghén Là Gì Và Cần Làm Gì để Giảm Tình Trạng Này? | Medlatec

1. Ốm nghén là gì?

Đây là cảm giác khó chịu, đầy hơi, buồn nôn xuất hiện nhiều lần ở phụ nữ mang thai, thường xuất hiện ở tuần thai thứ 9 và kết thúc ở tuần thai thứ 14. Phụ nữ nghén thường bị buồn nôn và ói mửa khi ngửi thấy mùi thức ăn, mùi nồng hoặc thậm chí không có tác nhân kích thích nào. Một số phụ nữ mang thai bị nghén nặng có thể kéo dài lâu hơn, thậm chí suốt thai kỳ.

ốm nghén

Ốm nghén thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ

Không có nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nghén khi mang thai cũng như dự đoán được mức độ nghiêm trọng. Lý do thường gặp là nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ trong thời gian mang thai này tăng cao, giảm lượng đường trong máu do truyền cho thai nhi.

Thông thường, ở nhóm phụ nữ sau thường dễ bị nghén khi mang bầu và nghén kéo dài hơn:

- Người thường bị nôn, buồn nôn khi đi tàu xe.

- Người sức khỏe yếu.

- Người dị ứng với mùi, đặc biệt là mùi thức ăn cay nồng.

- Người bị đau nửa đầu.

Ở một số phụ nữ, tình trạng nghén có thể nặng hơn do một số yếu tố như: sinh đôi hoặc sinh ba, mang thai lần đầu, mang thai nữ, thể trạng yếu, béo phì, người dễ căng thẳng xúc động, gia đình có tiền sử nghén nặng, người từng bị nghén nặng,…

Nói chung ốm nghén rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, thường không gây hại cho mẹ và thai nhi nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và ăn uống của mẹ bầu.

ốm nghén

Nghén gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của mẹ bầu

2. Ốm nghén khi nào là nặng?

Một số phụ nữ chỉ cảm thấy buồn nôn, khó chịu thoáng qua một vài lần trong ngày, không gây quá mệt mỏi khó chịu. Tuy nhiên một số trường hợp nghén nặng lại gây nhiều phiền toái và đôi khi cần can thiệp y tế.

Ở một người phụ nữ, giữa những lần mang thai thì tình trạng nghén có thể khác nhau.

Hội chứng nôn nghén là tình trạng nghén nặng nhất, xảy ra ở khoảng 3% phụ nữ mang thai, khiến bệnh nhân mất nước và giảm cân nghiêm trọng do khó ăn uống và nôn ói nhiều. Đôi khi tình trạng phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn kéo dài nghiêm trọng do các bệnh lý khác tác động như: nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh tuyến giáp, gan,…

Trường hợp bà bầu bị nghén quá nặng cần can thiệp điều trị để ngăn chặn tình trạng nôn mửa, mất nước, mất cân bằng điện giải cơ thể. Đôi khi bệnh nhân cần được nhập viện để theo dõi. Vì thế không nên coi thường nếu gặp phải các triệu chứng nghén nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khó điều trị.

3. Làm gì khi bị ốm nghén?

Những cơn buồn nôn, nôn và mệt mỏi ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của mẹ bầu. Vậy làm gì để giúp phụ nữ mang thai dễ dàng vượt qua giai đoạn khó khăn này?

3.1. Mẹ bầu bị ốm nghén nhẹ

Việc thay đổi lối sống, cải thiện chế độ ăn uống phù hợp cũng giúp phụ nữ mang thai giảm các triệu chứng nghén khó chịu như:

- Uống nhiều nước, chia thành nhiều lần uống.

- Chia nhỏ các bữa ăn với các thực phẩm chế biến không gây kích thích nhiều, tránh thực phẩm chiên rán, nhiều mỡ, thực phẩm chế biến sẵn.

- Tránh tiếp xúc với mùi khó chịu từ thực phẩm hay không gian sống và làm việc.

- Sử dụng gừng và các thực phẩm từ gừng như: trà gừng, kẹo gừng.

ốm nghén

Bánh mì cũng giảm tình trạng nôn và buồn nôn

- Ăn các món ăn nhạt, chế độ ăn đủ chất với các thực phẩm dễ tiêu hóa, ít chất béo.

- Nên ăn nhẹ bằng bánh mì hoặc bánh quy buổi sáng.

Bên cạnh đó, nôn ói kéo dài khiến acid dạ dày trào ngược gây ăn mòn men răng, chua miệng. Vì thế phụ nữ mang thai có thể súc miệng bằng nước hòa tan baking soda để trung hòa acid, bảo vệ men răng.

3.2. Khi mẹ bầu bị ốm nghén nặng

Phụ nữ ốm nghén nặng không thể cải thiện bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống thì có thể can thiệp điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị, giảm triệu chứng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Các loại thuốc thường dùng điều trị nghén nặng ở phụ nữ mang thai gồm:

ốm nghén

Vitamin B6 giúp giảm triệu chứng ốm nghén

Vitamin B6 kết hợp Doxylamine

Vitamin B6 có nhiều trong các loại thực phẩm như: chuối, thịt bò, gan, khoai tây, cá hồi,… Với phụ nữ mang thai bị ốm nghén, buồn nôn, nôn có thể bổ sung Vitamin B6 tổng hợp để giảm triệu chứng khó chịu. Doxylamine là hoạt chất thường gặp trong các loại thuốc ngủ không kê đơn.

Phụ nữ nghén nặng thường được chỉ định dùng Vitamin B6 để cải thiện triệu chứng trước, nếu không hiệu quả có thể dùng phối hợp với Doxylamine. Hai loại thuốc này đều an toàn với thai nhi và mẹ bầu.

Thuốc chống nôn

Thuốc chống nôn là lựa chọn sau cùng khi sử dụng các biện pháp ngăn ngừa ốm nghén và các cơn nôn mửa không hiệu quả. Các loại thuốc chống nôn sử dụng cho phụ nữ mang thai cần chứa các hoạt chất an toàn cho mẹ và thai nhi. Vì thế không tự ý sử dụng thuốc chống nôn thông thường cho phụ nữ mang thai mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh thuốc điều trị ngăn ngừa nôn mửa, phụ nữ mang thai bị nghén nặng vượt mức kiểm soát cần được nhập viện để theo dõi điều trị cho tới khi kiểm soát được triệu chứng. Nếu nôn mửa quá nhiều khiến cơ thể mất nước, thai phụ cần được truyền dịch đường tĩnh mạch. Nếu nôn ói không thể ăn, bác sĩ có thể phải dùng ống truyền thức ăn. Điều này đảm bảo cả mẹ và trẻ đều được nhận đủ chất dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ.

Dù ốm nghén vất vả, cha mẹ cũng cần nhớ những thời điểm quan trọng cần xét nghiệm thai kỳ, siêu âm thai kiểm tra sự phát triển và sàng lọc dị tật thai nhi. Sự khỏe mạnh của bé chính là động lực lớn lao giúp mẹ bầu vượt qua giai đoạn ốm nghén đầy vất vả.

Hiểu được điều đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp nhiều gói khám chăm sóc sức khỏe và theo dõi thai kỳ toàn diện cho phụ nữ mang thai với dịch vụ thăm khám, chăm sóc đầy đủ. Hãy liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn cụ thể qua tổng đài 1900 56 56 56 ngay hôm nay.

Từ khóa » Vì Sao Không Bị ốm Nghén