Omicron: Siêu Biến Thể Covid, Lây Nhiễm Mạnh Hơn Delta Gấp 500%
Có thể bạn quan tâm
Biến thể Omicron là chủng mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhanh hơn biến thể Delta gấp 500%. Bộ Y tế đang gấp rút triển khai các phương án phòng ngừa biến thể nguy hiểm này.
Omicron là gì?
Ngày 25/11/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã ghi nhận biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được gọi là Omicron (B.1.1.529) tại một số quốc gia nam châu Phi như Botswana, Nam Phi,… Omicron được WHO phân loại vào danh sách biến thể mới đáng lo ngại.
Theo ghi nhận, biến thể Omicron được phát hiện lần đầu tiên tại Botswana ngày 24.11.2021 với 36 đột biến ở protein gai. Đây được xem là biến thể Covid có nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2; được dự báo có khả năng lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến thể khác (nhanh hơn 500% so với biến thể Delta). (1)
Triệu chứng của biến thể Omicron Covid
Những ca nhiễm biến thể Omicron ở Nam Phi có triệu chứng rất khác so với những bệnh nhân nhiễm biến thể Delta.
Theo thông tin của hãng Bloomberg, bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron có triệu chứng mệt mỏi trong khoảng 1 đến 2 ngày, đau đầu và cơ thể, thỉnh thoảng đau họng và ho, không bị mất vị giác, khứu giác. Trong khi đó, những bệnh nhân nhiễm biến thể Delta thường có nhịp tim tăng dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp, mất vị giác và khứu giác.
Một vài trường hợp nhiễm thể Omicron có triệu chứng khá bất thường, như trường hợp của một bé gái 6 tuổi. Bé sốt cao, nhịp tim nhanh bất thường, nhưng chỉ sau 2 ngày tình trạng đã tiến triển tốt hơn. Các chuyên gia lo ngại rằng, nguy cơ phản ứng mạnh hơn ở người cao tuổi, bệnh nhân chưa tiêm chủng đặc biệt là nhóm người có tiền sử bệnh nền khi nhiễm biến thể Omicron. (2)
Bác sĩ nào phát hiện ra biến chủng Omicron đầu tiên?
Bác sĩ Angelique Coetzee, vị bác sĩ với hơn 30 năm kinh nghiệm hiện là chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nam Phi, là người đầu tiên cảnh báo về biến thể Covid Omicron sau khi bệnh nhân mắc Covid-19 tại phòng khám bà ở Pretoria xuất hiện các triệu chứng lạ.
Sau nhiều tuần không có bệnh nhân đến thăm khám tại bệnh viện của bác sĩ Angelique ở Pretoria – nơi tâm dịch của đợt bùng phát Covid-19 hiện nay ở Nam Phi, vào ngày 18/11 bác sĩ Angelique Coetzee nhận được thông tin bệnh nhân dương tính với Covid-19 xuất hiện các triệu chứng bất thường. Ngay lập tức, bác sĩ đã thông báo ngay với Hội đồng Cố vấn Bộ trưởng của Chính phủ Nam Phi về khả năng xuất hiện của một biến thể mới.
“Tôi đã thông báo với Hội đồng Cố vấn Bộ trưởng của Chính phủ Nam Phi rằng, những triệu chứng lạ ở những bệnh nhân nhiễm Covid-19 đó không thể là của biến thể Delta. Triệu chứng đó rất giống với biến thể Beta hoặc của một biến thể khác. Hiện, chúng tôi đang làm hết sức để kiểm soát biến thể virus SARS-CoV-2 mới này”, bác sĩ Angelique Coetzee phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ngày 29/11.
Đến nay, đã có hơn 20 bệnh nhân của bác sĩ Angelique cho thấy triệu chứng của biến thể Omicron, hầu hết là nam giới trẻ tuổi. Theo bác sĩ, khoảng một nửa trong số đó chưa được tiêm chủng vắc xin.
Theo hãng tin Reuters, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 28/11/2021 cho biết, hiện còn khá sớm để có thể kết luận về khả năng lây nhiễm và mức độ nguy hiểm của biến thể Omicron. Theo WHO nhận định, tỷ lệ nhập viện do Covid-19 tại Nam Phi đang ngày càng tăng, song nguyên nhân của tình trạng này có thể do tổng số người bị nhiễm bệnh tăng, chứ không phải do tác động của biến thể Omicron. Tuy nhiên, WHO cũng nhấn mạnh, dựa theo những nghiên cứu sơ bộ cho thấy biến thể Omicron có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm so với các biến thể virus SARS-CoV-2 khác.
Ngày 29/11/2021, WHO đã phát ra lời kêu gọi các quốc gia bắt đầu xét nghiệm diện rộng để phát hiện những trường hợp nhiễm biến thể Omicron, đề phòng nguy cơ biến thể gây ra những làn sóng lây nhiễm khó kiểm soát trong tương lai.
Tại sao biến chủng Omicron ban đầu được gọi là B.1.1.529?
Ban đầu, biến thể Omicron được gọi là B.1.1.529, chuỗi các chữ cái và số trong tên gọi không được xếp lộn xộn, vì chỉ cần một chữ hoặc số đặt sai vị trí hay bỏ sót sẽ làm thay đổi ý nghĩa. (3)
Báo cáo của các nhà sinh vật học đến từ trường đại học Edinburgh, Oxford và Cambridge cho biết, họ đã viết sẵn ít nhất 35 ngàn trình tự mã di truyền của virus SARS-CoV-2. Khi các biến thể virus mới xuất hiện, họ chỉ cần đặt tên chúng theo trình tự mã di truyền đã viết. Hệ thống mà các nhà khoa học này thiết lập được gọi là Pango, trong tiếng Latinh có nghĩa là “Tôi ghi” hoặc “Tôi thiết lập”. Chữ cái đầu tiên trong tên trình tự biểu thị dòng gốc của virus (sự tương đồng về mặt di truyền của virus với tổ tiên gần nhất).
Lấy ví dụ như các virus dòng A xuất hiện đầu tiên có 2 phân tử di truyền nucleotide chủ đạo, xuất hiện tại 2 vị trí giống nhau trong mã di truyền, tương đồng với 2 virus ở loài dơi. Những virus thuộc dòng A được lấy mẫu tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 05/01/2020. Các virus thuộc dòng B đầu tiên được lấy mẫu tại Vũ Hán vào ngày 24.12.2019, nhưng vì có các phân tử di truyền nucleotide khác nhau tại những vị trí di truyền, nên được xếp vào dòng virus tiếp theo.
Virus từ những dòng này được phân loại thành A.1 hoặc B.1, như chủng B.1 đề cập đến biến thể virus có nguồn gốc từ đợt bùng phát Covid-19 ở Ý năm 2020.
Để một biến thể của virus SARS-CoV-2 được xem là nhánh hợp pháp của một dòng virus hiện có, các nhà khoa học đã đưa ra một số quy tắc sau:
- Biến thể virus này phải được lây truyền từ nơi được phát hiện đầu tiên sang một quốc gia hay tỉnh khác có sự khác biệt về dân số và địa lý;
- Biến thể virus này phải có ít nhất 1 điểm khác biệt tại nucleotide chủ đạo từ “tổ tiên” của nó;
- Biến thể phải có ít nhất 95% mã di truyền được giải trình tự tối thiểu 5 lần từ 5 mẫu khác nhau.
Omicron đã lây lan tới bao nhiêu quốc gia?
Nam Phi tuyên bố phát hiện chủng mới vào ngày 25/11 tại quốc gia láng giềng Botswana, sau đó các ca nhiễm tiếp theo xuất hiện ở Tshwane, vùng đô thị có thủ đô Pretoria của nam Phi. Hiện biến thể Omicron đã xuất hiện tại Australia, Bỉ, Botswana, Anh, Israel, Italy, Hà Lan, Pháp, Canada, Nam Phi, Đan Mạch, Đức, Hồng Kông. (4)
Mặc dù hiện nay WHO không khuyến cáo áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại trước biến thể mới, nhưng Mỹ là một trong số những quốc gia đang cấm hoặc hạn chế đi lại từ Nam Phi, bao gồm Anh, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Australia, Brazil, Canada, hầu hết các nước thuộc Liên minh châu u, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và những nước khác. Israel hiện cũng đã đóng cửa biên giới đối với tất cả người nước ngoài để phòng biến thể Omicron.
Theo New York Magazine, danh sách các quốc gia hạn chế đi lại từ các quốc gia Nam Phi đang ngày càng tăng, nhằm hạn chế sự lây lan của Omicron.
Liệu các vắc xin Covid hiện tại có chống được Omicron không?
Hiện các nhà khoa học Nam Phi và các nước đang nỗ lực xác định mức độ nguy hiểm của biến thể Omicron. Liệu biến thể virus SARS-CoV-2 mới này có nguy hiểm hơn so với các biến thể khác như Delta hay không? Các nhà khoa học cũng đang phân tích để khẳng định khả năng lây truyền, khả năng tránh các phương pháp điều trị Covid-19 và miễn dịch tự nhiên, hoặc do vắc xin hiện có tạo ra của biến thể Omicron.
Theo một phát biểu ngày 29/11 của giáo sư Karl Lauterbach, chuyên gia về dịch tễ học của Đức, người đang tranh cử chức bộ trưởng y tế tiếp theo của Đức, biến thể Omicron có thể là một “món quà Giáng sinh”, là đòn bẩy giúp đại dịch Covid-19 nhanh kết thúc. Lý giải cho phát biểu này, ông cho biết Omicron có tới 32 đột biến ở protein gai, nhiều gấp đôi so với biến thể Delta.
Điều này có nghĩa rằng virus được tối ưu hóa để lây nhiễm, nhưng lại ít gây bệnh nghiêm trọng hơn. Phát biểu của ông dựa trên việc các chuyên gia Nam Phi Omicron gây ra các triệu chứng nhẹ hơn so với các biến thể trước đó chẳng hạn như đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, chư ghi nhận trường hợp nhập viện hoặc tử vong.
Theo giáo sư Paul Hunter, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trường ĐH East Anglia nhận xét, lý thuyết của giáo sư Karl Lauterbach có thể đúng và việc tiêm phòng các loại vắc xin hiện có giúp chống lại biến thể Omicron.
Giáo sư Abdool Karim, cựu cố vấn chính của chính phủ Nam Phi trong đợt đại dịch đầu tiên cho biết các loại vắc xin Covid-19 hiện có sẽ bảo vệ con người trước những biến chứng nghiêm trọng.
Phát biểu tại Nhà Trắng ngày 28/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết: “Biến thể này gây lo ngại nhưng không phải lý do gây hoảng loạn. Chúng ta sẽ chiến đấu và đánh bại nó”. Ông Joe Biden cho biết Omicron xâm nhập Mỹ là điều khó tránh khỏi, do đó người dân cần tiêm vắc xin Covid-19 và liều tăng cường, cũng như áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang.
Các loại vắc xin phòng Covid-19 hiện nay vẫn đảm bảo khả năng ngăn biến chứng nặng, nhưng giới chức Mỹ cũng đang phối hợp với các tập đoàn dược phẩm lên kế hoạch dự phòng.
Xem thêm: Thuốc kháng thể đơn dòng trị Covid-19 Evusheld
Biến thể Omicron hiện vẫn là một nan đề mới với các nhà khoa học. Vẫn cần rất nhiều nỗ lực và thời gian để tìm hiểu xem liệu những đột biến đáng lo ngại của Omicron có thể khiến chủng này lây nhiễm mạnh hơn biến thể các biến thể virus SARS-CoV-2 trước đó hay không. Trong thời gian chờ đợi thông tin từ các nhà khoa học, người dân vẫn nên tiêm đầy đủ vắc xin và áp dụng các biện pháp phòng bệnh được Bộ Y tế khuyến cáo.
Từ khóa » Chủng Covid Mạnh Hơn Delta
-
Những điều Cần Biết Về AY.4.2, Biến Thể COVID-19 Có Khả Năng Lây ...
-
5 Biến Thể Covid 19 Phổ Biến: Biến Chủng Nào Nguy Hiểm Nhất?
-
SỰ KHÁC NHAU GIỮA BIẾN THỂ DELTA VÀ BIẾN THỂ OMICRON
-
Những Điều Quý Vị Cần Biết Về Các Biến Thể - Covid-19
-
Phân Loại Và định Nghĩa Biến Thể SARS-CoV-2 - Covid-19
-
Biến Thể Delta Lây Lan Mạnh Gấp 1.000 Lần Bản Gốc SARS-CoV-2
-
Biến Chủng COVID-19 Mới Có Khả Năng 'nguy Hiểm Hơn Delta' Xuất ...
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Biến Chủng Delta Của Virus SARS-CoV 2
-
Sự Khác Biệt Giữa Hai Biến Thể Omicron Và Delta | Vinmec
-
Delta – Biến Thể Mạnh Nhất Và đáng Gờm Nhất Mà ... - Dịch COVID-19
-
Delta Liệu Có Phải Là" Siêu Biến Thể" Cuối Cùng Của COVID-19?
-
Chuyên Gia Nói Gì Về Thông Tin Xuất Hiện Biến Chủng Nguy Hiểm Hơn ...
-
Không Chủ Quan Với Biến Thể Omicron - HCDC
-
Biến Thể Omicron Siêu đột Biến, Lây Nhiễm Mạnh Hơn 500% So Với ...