Omicron Tàng Hình Là Gì? Triệu Chứng Và Phương Pháp Chẩn đoán
Có thể bạn quan tâm
Xuất hiện từ cuối năm 2019, đến nay vi rút Corona đã liên tục biến đổi dẫn đến nhiều biến thể mới như: Delta, Omicron BA.1, Omicron BA.2 (Omicron tàng hình),… Một số biến thể dễ lây lan hơn và nhanh hơn biến thể khác khiến mỗi ngày có thêm nhiều ca nhiễm Covid-19. Thậm chí, dù đã phòng ngừa bằng vắc xin, các chủng sau cũng gây bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng số ca nhiễm tăng nhanh cũng tạo sức ép lên hệ thống y tế.
Tư vấn chuyên môn bài viết: BS Phạm Mạnh Hoàn – Cố vấn chuyên môn BVĐK Tâm Anh.
Omicron tàng hình là gì?
Omicron tàng hình (stealth variant) là tên gọi của biến thể phụ BA.2 thuộc biến thể Omicron, đang gây ra làn sóng lây nhiễm mới nhất. Có tên gọi là “tàng hình” vì chủng này không có các đột biến đặc trưng của Omicron.
Tình hình biến thể Omicron “tàng hình trên thế giới”
Biến thể phụ BA.2 được các nhà khoa học phát hiện đầu năm 2022. Biến thể này đang gây ra ⅓ số ca nhiễm Covid-19 mới trên toàn cầu. Hơn 50 bang của Mỹ đã ghi nhận có sự lây lan của chủng Omicron tàng hình BA.2 này.
Trong vòng 2 tháng, Omicron phiên bản tàng hình được ghi nhận xuất hiện ở 92 nước trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng ghi nhận Omicron tàng hình là biến thể chủ đạo tại 18 quốc gia.
Biến thể Omicron BA.2 được báo cáo xuất hiện ở Đan Mạch vào tháng 2/2022 khi chiếm đến 69% số người mắc Covid-19 tại nước này. Cũng trong tháng 2, Omicron cũng được phát hiện trở thành thể chiếm ưu thế ở châu Phi và sau đó vào đầu tháng 3, CDC phát hiện biến thể phụ Omicron tàng hình chiếm 11,6% trong các biến thể của SARS-CoV-2 đang lưu hành tại Hoa Kỳ.
Triệu chứng của Omicron “tàng hình”
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch và Nam Phi ghi nhận tỷ lệ nhập viện do biến thể Omicron tàng hình không cao hơn so với biển thể Omicron gốc. Hầu hết các ca nhiễm đều có triệu chứng nhẹ, một số người có cảm giác như bị cúm. Nếu người dân tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 sẽ ít có nguy cơ tiến triển nặng.
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Huyết thanh của Đan Mạch cho hay những người từng nhiễm biến thể Delta hay Omicron “gốc” đều có thể tái nhiễm với biến thể phụ. Nghiên cứu ở 140.000 bộ gen từ tháng 11/2021 đến giữa tháng 2/2022, các nhà khoa học nhận thấy 263 ca tái nhiễm, trong đó có 190 ca nhiễm Omicron tàng hình, trong đó có 140 ca sau khi nhiễm Delta và 47 ca nhiễm sau khi nhiễm Omicron gốc. Các trường hợp tái nhiễm đều nhẹ, không ca nào chuyển nặng phải nhập viện hay tử vong.
Omicron “vô hình” có gì khác so với biến thể gốc?
Những nghiên cứu ban đầu cho thấy Omicron tàng hình có khả năng lây nhiễm cao hơn đến 30% so với biến thể Omicron gốc (chủng BA.1 và BA.1.1). Một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản đưa ra nhận định Omicron vô hình có thể gây ra nhiều nguy cơ bệnh nặng hơn thể Omicron gốc. Tuy nhiên, những ghi nhận tại Đan Mạch với tỷ lệ nhập viện do biến thể BA.2 tương đương với Omicron gốc, nhẹ hơn so với biến thể Delta. Cơ quan Y tế công cộng của châu Phi cũng nhận định BA.2 không gây ra bệnh nặng hơn BA.1.
Theo WHO, BA.2 khác biệt với BA.1 ở trình tự gene của nó, gồm những khác biệt về axit amin trong protein đột biến và các protein khác. Cụ thể, BA.2 có lợi thế tăng trưởng hơn, dễ lây truyền hơn BA.1. Tuy nhiên, sự khác biệt này không quá nhiều so với khác biệt giữa BA.1 và chủng Delta.
Phương pháp chẩn đoán Omicron tàng hình
Omicron tàng hình có tốc độ lây lan nhanh, các triệu chứng hầu hết đều nhẹ như cảm cúm nhưng vẫn có sự khác biệt để bạn có thể sớm nghi ngờ như: đau rát và khô khát ở họng, mệt mỏi, ê nhức cơ thể, hắt hơi, sốt nhẹ,… Căn cứ vào các triệu chứng nghi ngờ, bạn tiếp tục dùng phương pháp xét nghiệm PCR, test nhanh để chẩn đoán và bảo vệ sức khỏe.
Phương pháp PCR
Cũng như các biến thể Covid-19 khác, test nhanh và xét nghiệm PCR là 2 phương pháp điển hình xác định có hay không dương tính với chủng Omicron.
Xét nghiệm PCR là xét nghiệm được thực hiện bằng kỹ thuật Real-time. Nhân viên y tế sẽ dùng que lấy dịch tỵ hầu trong cơ thể người nghi nhiễm, sau đó đưa vào hệ thống máy xét nghiệm để phân tích, tìm ra đoạn gen của vi rút corona, từ đó xác định mẫu xét nghiệm âm hay dương tính với Covid-19. Hiện Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sử dụng hệ thống máy xét nghiệm Alinity M hiện đại bậc nhất của Mỹ để chẩn đoán chính xác vi rút gây bệnh bằng kỹ thuật PCR và cho kết quả chưa đến 6 giờ.
Xét nghiệm PCR xác định Covid-19 có giá thành cao, được sử dụng tại các cơ sở y tế có trang bị máy xét nghiệm. Phương pháp này tốn khá nhiều thời gian để máy phân tích và cho ra kết quả chính xác.
Vì sao que test nhanh không phát hiện được Omicron “tàng hình”?
Trong khi PCR có giá thành cao hơn, được thực hiện ở các cơ sở y tế thì test nhanh được sử dụng rộng rãi cho mọi người, ai cũng có thể tự kiểm tra xác định mình có bị nhiễm hay không. Dù mức độ chính xác không cao bằng phương pháp PCR nhưng đây là cách phổ biến giúp hàng nghìn người dân biết tình trạng có hay không nhiễm Covid-19 trong thời gian ngắn và có cách xử trí phù hợp.
Tuy nhiên, với biến thể Omicron tàng hình, nhiều người phản ánh họ không thể test ra dương tính dù có đủ các triệu chứng của bệnh như: sốt nhẹ, hắt hơi, ho, nhức mỏi cơ,… Các chuyên gia y tế cho rằng trường hợp bạn có đầy đủ các triệu chứng nhiễm Omicron nhưng vẫn cho kết quả test nhanh âm tính do nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, có thể bạn đã test vào những ngày đầu phơi nhiễm biến thể Omicron, do đó kết quả vẫn cho âm tính.
Thứ hai, trong quá trình thực hiện test nhanh, bạn đã thao tác sai dẫn đến kết quả sai lệch. Sau khi test nhanh, nên đọc kết quả test sau 15 đến 30 phút (tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất) để đảm bảo chính xác.
Thứ 3, thị trường có nhiều loại kit test với mức độ nhạy và độ đặc hiệu không đồng đều. Các kit giả, kém chất lượng đều có thể cho kết quả không tin cậy. Thậm chí một số loại kit test cũ không còn phù hợp với biến thể này nên không cho kết quả đúng.
Phòng ngừa biến thể Omicron BA.2
Cách phòng ngừa Covid-19 chủ yếu là tiêm đủ liều vắc xin và thực hiện 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Dưới đây là 3 biện pháp ngừa Covid-19 rất quan trọng.
Khẩu trang
Cũng như các biến chủng khác, phòng ngừa biến thể Omicron tàng hình bằng mang khẩu trang đúng cách là biện pháp dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả nhất định. Khẩu trang giúp ngăn giọt bắn, hạn chế quá trình lây nhiễm trong quá trình tiếp xúc, giao tiếp hàng ngày. Đồng thời, mang khẩu trang thường xuyên còn giúp bảo vệ bạn khỏi các vi rút cúm thông thường, tránh các bệnh: cảm, sổ mũi, ho, đau họng,…
Vắc xin
Vắc xin là biện pháp hàng đầu phòng ngừa biến thể Omicron tàng hình cũng như các biến chủng khác của Covid-19. Tiêm chủng đủ liều vắc xin Covid-19 sẽ giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại sự tấn công của vi rút corona, giảm nguy nhập viện.
Thực tế cho thấy các trường hợp tiêm vắc xin đủ liều khi bị Covid-19 thường có triệu chứng nhẹ, ít diễn tiến nặng hơn, khỏi bệnh nhanh chóng. Thậm chí, đối với biến thể Omicron tàng hình, nếu đã tiêm vắc xin, người nhiễm Covid-19 chỉ có cảm giác như bị cảm nhẹ, vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường.
Tiêm Evusheld – kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19
Hệ thống BVĐK Tâm Anh tiên phong đưa Evusheld của AstraZeneca – kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19 đầu tiên được cấp phép trên thế giới về Việt Nam, kịp thời bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương trước Covid-19.
Lần đầu tiên, nhóm người nguy cơ cao như: người suy giảm miễn dịch từ vừa đến nặng, người không thể tiêm vắc xin hoặc không thể sản sinh đủ kháng thể ngừa Covid-19 dù đã tiêm đủ vắc xin… đã có cơ hội sử dụng kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19, để nhanh chóng bảo vệ, giảm nhập viện và tử vong.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Hiện nay, kháng thể đơn dòng Evusheld của AstraZeneca dự phòng Covid-19 đầu tiên đã được cấp phép trên thế giới. Hệ thống BVĐK Tâm Anh tiên phong đưa kháng thể đơn dòng Evusheld về Việt Nam, giúp nhóm người không thể tiêm vắc xin có cơ hội dự phòng, giảm nguy cơ nhập viện, đặc biệt là với các biến thể của Covid 19 như Delta, Omicron và Omicron tàng hình.
Từ khóa » Xét Nghiệm Omicron
-
Biến Thể Omicron: Những Điều Quý Vị Cần Biết | CDC
-
Chuyển 28 Mẫu Xét Nghiệm Các Trường Hợp Liên Quan đến Omicron ...
-
Omicron Có 'trốn' Test Nhanh? - Bệnh Viện Quận 11
-
Hiệu Quả Của Các Xét Nghiệm Kháng Nguyên COVID-19 Tại Nhà đối ...
-
Omicron Có Thật Sự 'trốn' Test Nhanh? - Tuổi Trẻ Online
-
Test Nhanh Thế Nào để Chính Xác Kết Quả Khi Nhiễm Omicron “tàng ...
-
Omicron "tàng Hình" Trốn Test Nhanh? - CarePlus
-
Omicron: Có Bao Nhiêu Người Xét Nghiệm Dương Tính Với Covid Hơn ...
-
Omicron Có Thật Sự 'trốn' Test Nhanh? - Bệnh Viện Quân Y 175
-
Omicron Và Hiện Tượng “xét Nghiệm Dương Tính Hơn Một Lần”
-
Xét Nghiệm Nước Bọt Có Khả Năng Phát Hiện Omicron Hiệu Quả Hơn
-
Yêu Cầu Bộ Y Tế Thông Tin Về Việc Kit Xét Nghiệm Phát Hiện Omicron
-
Test Nhanh COVID-19 Tại Nhà Có 'nhạy' Với Biến Thể Omicron?
-
Xét Nghiệm PCR Có Thể Phát Hiện Biến Thể Omicron - YouTube