Ôn Dịch Có Mắt, Những Người Sau đây Sẽ Không Bị Mắc Bệnh

Năm 430 trước công nguyên, một trận ôn dịch tràn qua Athens, dẫn tới gần một nửa dân số tử vong. Tuy nhiên, ôn dịch lại bỏ qua một số người một cách kỳ diệu khó tin. Có người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nhưng lại không bị lây nhiễm. Có người mất người thân, cố tình ôm cả xác thân nhân mong được chết theo cho vơi đi nỗi đau; nhưng dường như ông trời không để họ toại nguyện, họ vẫn sống và khỏe mạnh bình thường; phải chăng ôn dịch có mắt và đã bỏ qua họ?

  • Ôn dịch hoành hành, làm sao để bảo toàn tính mạng?
  • Ôn dịch tránh xa bậc chính nhân quân tử

Người Hy Lạp cổ đại tin Thần linh, tuy nhiên khi dịch bệnh bùng phát, tất cả những lời cầu nguyện vào lúc này dường như đều vô ích. Mọi người bắt đầu hiểu, ôn dịch là Thần đang trừng phạt những người Athens. Vậy rốt cuộc những người như thế nào sẽ được Thần ôn dịch bỏ qua?

Nội dung chính

  • Ôn dịch có mắt, tránh người hành thiện tích đức
  • Người thật tâm hối cải tránh được ôn dịch
  • Người lắng nghe Thần khuyên bảo
  • Ôn dịch có mắt, người niệm Phật chú được Thần gia hộ

Ôn dịch có mắt, tránh người hành thiện tích đức

Quản Sư Nhân là nhân viên công tác trong Khu mật viện triều nhà Tống. Ngày mùng 1 tết năm nọ khi đi ra ngoài, ông bất ngờ gặp mấy tên ác quỷ to lớn. Ông dừng lại, hỏi họ là ai và tới đây làm gì. Mấy quỷ sai này nói: “Chúng tôi là Quỷ ôn dịch, phải tới nhân gian phát tán ôn dịch”. Quản Sư Nhân lại hỏi: “Nhà chúng tôi có bị không?” Họ trả lời: “Không bị”.

Quản Sư Nhân lại hỏi nguyên do, quỷ dịch đáp: “Có ba kiểu người có thể tránh, Thứ nhất là: Tổ tông ba đời tích đức hành thiện. Thứ hai là gia môn sắp sửa hưng vượng phát đạt. Thứ ba là những người chưa bao giờ ăn thịt bò. Thuộc một trong ba nhóm người này, chúng tôi sẽ không thể vào nhà, vì vậy trong nhà sẽ không có ôn dịch”. Quản Sư Nhân ba đời tích đức, ức chế điều ác và hồng dương điều thiện. Quả nhiên năm đó ôn dịch hoành hành nhưng gia đình ông vẫn bình an vô sự.

Người thật tâm hối cải tránh được ôn dịch

Người tích đức hành thiện thì ôn dịch tránh xa
Người tích đức hành thiện thì ôn dịch tránh xa (ảnh Facebook)

Vào cuối thời Đông Hán, khi dịch bệnh hoành hành. Trương Đạo Lăng, một trong ba ông tổ của Đạo giáo đã tìm ra cách trị bệnh. Ông yêu cầu những người mắc bệnh nhớ lại từng việc sai lầm bản thân đã phạm phải. Sau đó tự ghi chép lại tỉ mỉ và ném xuống nước. Đồng thời hướng tới Thần linh phát nguyện không tái phạm những việc đó nữa; nếu không sinh mệnh bản thân sẽ kết thúc.

Mọi người đều lần lượt làm theo cách của ông. Quả nhiên dịch bệnh không còn xuất hiện, người dân một truyền mười, mười truyền trăm, rất nhanh chóng bệnh tình đều phục hồi. Trương Đạo Lăng cùng con cháu và các đệ tử của mình đã trị khỏi cho hàng trăm nghìn người bệnh.

“Trên đầu ba thước có thần linh”. Khi một người thật tâm hướng Thần sám hối lỗi lầm. Thần linh nhìn thấy thì sẽ xua đuổi tà khí và ma quỷ trên thân người đó. Vì vậy, virus trên thân họ tự nhiên sẽ bị tan rã và bệnh tình sẽ hồi phục.

Người lắng nghe Thần khuyên bảo

Trong “Mộng Khê Bút Đàm” có câu chuyện về vị tăng nhân tên là Đạo Thân. Năm Hi Ninh thứ bảy thời Tống Thần Tông, khi du hành tại Nhạn Đãng Sơn Ôn Châu, giữa đường gặp một kỳ nhân.

Kỳ nhân mặc áo đuôi ngắn, râu tóc trắng xóa, khuôn mặt như thiếu niên. Ông ngồi trên chiếc lá rụng mà đi như bay, nhưng chiếc lá lại không hề nhúc nhích. Vị Kỳ nhân này vốn là một vị Thần tiên, ông dặn dò tăng nhân hai việc: Thứ nhất, hoàng đế đương nhiệm tại vị 9 năm rồi sẽ bị bệnh, phải đưa viên Long Thọ Đơn này cho thiên tử. Thứ hai, tiên nhân nói với ông rằng: “Sang năm tới sẽ có ôn dịch, khu vực Ngô Việt (phía Bắc và phía Đông tỉnh Chiết Giang) là nghiêm trọng nhất, tên của ông đã có trong sổ tử. Bây giờ ông hãy uống thuốc này của ta, cố gắng tích đức hành thiện, có thể tránh được họa”. Nói rồi lấy trong túi ra một miếng bách diệp cho đại sư uống.

Sau đó, Đạo Thân siêng năng tu tâm hướng thiện. Năm sau, ôn dịch bùng phát ở Chiết Giang. Người dân dù giàu hay nghèo, đều bị thiệt mạng, số lượng lên tới 50 – 60% dân số. Tăng nhân quả nhiên bình an vô sự. Sau đó, ông dâng Long Thọ Đơn cho Tống Thần Tông, nhưng hoàng thượng cho rằng ông là kẻ điên. Năm 36 tuổi quả nhiên hoàng thượng mắc bệnh tử vong. Trong “Mộng Khê Bút Đàm” viết, hoàng thượng đem thuốc vứt xó, không uống. Đạo Thân và hoàng thượng, một người tuân theo lời dặn của Thần, một người làm trái, kết quả hiển nhiên khác biệt.

Ôn dịch có mắt, người niệm Phật chú được Thần gia hộ

Niệm thần chú được Thần gia hộ
Niệm thần chú được Thần gia hộ (ảnh Istockphoto)

Trong “Di Kiên Chí Ất quyển thứ 14” có ghi lại, vào thời nhà Tống, có một người tín Phật tên Hồng Dương. Một ngày nọ, ông đi từ huyện Lạc Bình về nhà cùng với hai người hầu khênh kiệu và một người gánh hành lý. Khi trời đã khuya và bắt đầu có trăng, đột nhiên từ trong núi phát ra một tiếng động lớn. Hồng Dương vội vàng xuống kiệu, cùng ba người hầu nhanh chóng tìm chỗ trú ẩn. Một con quái vật cao ba thước đột nhiên xuất hiện, toàn thân tỏa sáng. Hai người khiêng kiệu sợ quá bất tỉnh nhân sự, người gánh hành lý nấp kín không dám thở mạnh.

Hồng Dương là một người tín Thần, luôn tụng niệm Phật chú. Trong tình huống nguy cấp, vội vàng niệm chú nhiều lần. Quái vật vẫn đứng đó bất động, còn Hồng Dương dù sợ tới hồn vía lên mây vẫn không ngừng niệm. Cứ như vậy một lát sau, quái vật dần dần lùi lại phía sau hai bước. Cuối cùng, nó rời đi và hét lớn: “Ta đi đây”. Nói rồi đi thẳng tới nhà một người dân sống cách đấy một dặm ở Ngư Bi Phán và biến mất.

Sau khi về nhà, ông bị ốm, một năm sau mới khỏe lại; người gánh hành lý và hai người khiêng kiệu cũng bị bệnh một năm nhưng đều tử vong. Sau đó, Hồng Dương quay lại làng Ngư Bi Phán hỏi thăm tình hình và hay tin năm, sáu người trong gia đình kia đều bị nhiễm bệnh và qua đời. Lúc đó, ông mới biết quái vật mình gặp khi đó là Quỷ ôn dịch.

Theo Soundofhope

Từ Khóa:sống lương thiện, lương thiện, nhân quả

Từ khóa » Thần ôn Dịch Là Gì