Ớn Lạnh, đau Mỏi Người Sau Mưa Nắng Thất Thường, Làm Sao Biết Bị ...

Ớn lạnh, đau mỏi người sau mưa nắng thất thường, làm sao biết bị cảm hay nhiễm Omicron? - Ảnh 1.

Nhân viên y tế chuẩn bị test nhanh COVID-19 cho người dân - Ảnh: REUTERS

Những ngày vừa qua thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường khiến nhiều người gặp các vấn đề sức khỏe như sổ mũi, nghẹt mũi, ớn lạnh, đau mỏi người... Những triệu chứng này lại rất giống nhiễm Omicron khiến nhiều người lo lắng mình thành F0...

Bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh - phó trưởng bộ môn nhiễm, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - cho biết người mắc COVID-19 thuộc chủng Omicron đa phần nhẹ, trừ một số trường hợp chuyển nặng do mắc các bệnh nền kèm theo.

Các triệu chứng thường thấy ở người nhiễm Omicron gồm đau nhức ê ẩm, mỏi cơ, đặc biệt dù trời nóng nhưng cảm giác không thấy nóng, kèm theo đó là cảm giác ớn lạnh.

Các triệu chứng này khá giống với cảm lạnh, do đó khiến nhiều người dễ nhầm lẫn.

"Điểm khác biệt là cảm lạnh do nhiều con siêu vi gây ra, trong khi COVID do virus SARS-CoV-2. Ngoài ra giữa cảm cúm và COVID còn khác ở các biến chứng kèm theo: trong khi cảm lạnh chỉ gây viêm hô hấp trên vài ngày thì COVID có thể gây ra các biến chứng như xơ phổi, rối loạn đông máu, tạo ra các cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, phổi...", bác sĩ Vân Anh nói.

Do khá tương đồng về mặt triệu chứng nên muốn biết bị cảm lạnh hay nhiễm Omicron thì chỉ còn cách xét nghiệm, và để chính xác, nên xét nghiệm vào ngày thứ 3 kể từ khi phát sinh triệu chứng, bác sĩ Vân Anh lưu ý.

PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng - trưởng khoa y tế công cộng, Trường đại học Y dược TP.HCM - cũng cho biết theo các nghiên cứu được công bố, cảm lạnh và COVID-19 đều có triệu chứng ớn lạnh giống nhau.

Ớn lạnh là cảm giác khi cơ thể bắt đầu có tín hiệu bị sốt. Khi nhiệt độ từ 37 độ chuyển lên 38 độ hoặc cao hơn lúc đó sẽ thấy ớn lạnh. Đây là triệu chứng phổ biến, không đặc hiệu cho một bệnh cụ thể. Để biết mình bị ớn lạnh do cảm hay do nhiễm Omicron thì cần dựa vào dịch tễ học, tức nên làm xét nghiệm.

Việc điều trị giữa cảm lạnh và COVID-19 đều giống nhau. Tuy nhiên do COVID-19 có khả năng lây lan nhanh và dễ diễn tiến nặng dẫn đến suy hô hấp nên cần phải cách ly chặt chẽ hơn, theo dõi kỹ hơn.

"Điều trị ban đầu giữa cảm lạnh và COVID-19 là không nên dùng thuốc. Nhiều người không có triệu chứng mà uống thuốc là sai lầm. Tốt nhất là điều trị triệu chứng, chỉ uống thuốc hạ sốt khi có sốt cao, vitamin (nếu có), uống thuốc theo triệu chứng", PGS Dũng nhấn mạnh.

Người nhiễm Omicron vẫn cần cách ly tối thiểu 5-7 ngày Người nhiễm Omicron vẫn cần cách ly tối thiểu 5-7 ngày

TTO - Theo các nhà khoa học, thời gian virus SARS-CoV-2 tồn tại trong cơ thể người mắc COVID-19 do nhiễm biến thể Omicron không ngắn hơn so với nhiễm biến thể khác của virus này và vẫn cần cách ly tối thiểu từ 5 đến 7 ngày.

Từ khóa » Cách Chữa Bị ớn Lạnh