Ôn Tập Các Biện Pháp Tu Từ So Sánh, Liệt Kê, đối Lập - Đáp Án Chuẩn
Có thể bạn quan tâm
Các biện pháp tu từ luôn là chủ đề khiến các bạn học sinh theo học bộ môn Văn học đau đầu vì phải phận biệt những biện pháp này với nhau. Hiểu được vấn đề đó chúng tôi sẽ cùng các bạn ôn tập lại 1 ít kiến thức về phương pháp tu từ nhé. Trước khi vào Ôn tập các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, đối lập chúng ta hãy cùng tìm hiểu về biện pháp tu từ là như thế nào nhé.
Tóm tắt
Biện pháp tu từ là gì?
Các biện pháp tu từ là nội dung quan trọng trong chương trình học ngữ văn của các bạn học sinh. Biện pháp tu từ cũng thường xuyên được các giáo viên văn học đưa vào trong các bài tập đọc hiểu, xác định những biện pháp tu từ và phân tích tác phẩm văn học…
Biện pháp tu từ là cách sử dụng từ ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm
Mục đích của biện pháp tu từ là gì? – So với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ giúp tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cả
Ôn tập các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, đối lập
Biện pháp tu từ so sánh
Biện pháp tu từ so sánh thường được dùng để đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó. Sử dụng biện pháp tu từ so sánh để làm tăng tính gợi hình, gợi cảm khi diễn đạt.
Biện pháp tu từ so sánh được phân loại theo mức độ: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng (hơn, thua, kém,…)
Ví dụ:
– “Người là cha, là bác, là anh / Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” – thơ Tố Hữu (so sánh ngang bằng)– “Con đi trăm núi ngàn khe / Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm” – thơ Tố Hữu (so sánh không ngang bằng)Phân loại theo đối tượng: So sánh cùng loại, so sánh khác loại, so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.
Ví dụ:
– Mặt trời đỏ như hòn than lửa (so sánh cùng loại)– Mẹ già như chuối chín cây (so sánh khác loại)– Công cha như núi Thái Sơn (so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng)
Biện pháp tu từ Liệt kê
Biện pháp tu từ Liệt kê là cách sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau. Qua đó diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe”. Biện pháp tu từ Liệt kê có tác dụng giúp tác giả diễn tả cụ thể, toàn điện, đầy đủ hoặc để nhấn mạnh nội dung
Ví dụ: “cúc, mai, lan, ly, hồng,… mỗi loài một hương, mỗi loài một sắc”
Giải thích: Liệt kê tên các loài hoa nhằm nhấn mạnh sự đa dạng của giống loài. Đồng thời tạo liên tưởng về khu vườn rực rỡ màu sắc và hương thơm các loài hoa.
Biện pháp tu từ đối lập
Biện pháp tu từ đối lập là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng… Đặc điểm nhận dạng là Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
Tác dụng của Biện pháp tu từ đối lập là gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản) nhằm tạo nên sự hài hòa về âm thanh, tạo nên sự dồn dập, thôi thúc, căm phẫn….
Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định, nhân mạnh những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻNgười khôn người đến chốn lao xao”.
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
– Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.
Ví dụ:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnhVầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Có hai loại đối:
Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.
Ví dụ:
“Hoa cười ngọc thốt đoan trangMây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Trường đối (bình đối): dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau
VD:
“Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà”
Trên đây là những phần cơ bản của biện phát tu từ để giúp các bạn có thể phần nào Ôn tập các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, đối lập để từ đó rút được kinh nghiệm văn chương cho chính bản thân mình
Tham khảo thêm:- Bài tập vẽ hình chiếu bài tập vẽ kỹ thuật có đáp án
- Sàn Upcom khác gì Hose? So sánh điểm khác biệt khi mua cổ phiếu
- Đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Công thức cách tính đường chéo trong hình lập phương – kèm lời giải
- Top 10 chất phụ gia tạo mùi thơm trong thực phẩm phổ biến nhất hiện nay
- Tài liệu phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm chuẩn
- TOP 10 App kiểm tra ngữ pháp tiếng anh miễn phí tốt nhất 2023
- Ôn tập các biện pháp tu từ từ vựng, cú pháp, đảo ngữ
- Ôn tập các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, nói quá
- Biện pháp tu từ là gì, Có bao nhiêu biện pháp tu từ thường gặp
- Số phức đối là gì, số phức đối của z là gì, cách biểu diễn ?
- Phương pháp nhân 2 số phức, số phức nhân số phức liên hợp
Từ khóa » Tác Dụng Của Liệt Kê So Sánh
-
Nêu Tác Dụng Của Nhân Hóa , So Sánh , điệp Ngữ , ẩn Dụ , Hoán Dụ ...
-
Tác Dụng Của Phép Liệt Kê? - TopLoigiai
-
Liệt Kê Là Gì? Tác Dụng Của Liệt Kê
-
Liệt Kê Là Gì ? Tác Dụng Của Phép Liệt Kê Là Gì ? Cho Ví Dụ ? Ngữ Văn ...
-
Tác Dụng Của So Sánh Và Liệt Kê
-
Biện Pháp Liệt Kê Là Gì? Tác Dụng & Ví Dụ Minh Họa
-
Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ? - Luật Hoàng Phi
-
Các Biện Pháp Nghệ Thuật Và Tác Dụng Các Biện Pháp Nghệ Thuật
-
Tác Dụng Của Liệt Kê Và So Sánh
-
Tác Dụng Của Phép So Sánh Là Gì - Selfomy Hỏi Đáp
-
Top 29 Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ Liệt Kê Và điệp Từ 2022
-
Tác Dụng Của Phép Liệt Kê & Lưu ý Sử Dụng đặt Hiệu Quả Cao
-
Các Biện Pháp Tu Từ đã Học, Khái Niệm Và Tác Dụng ... - Đọc Tài Liệu
-
Liệt Kê Là Gì? Các Hình Thức Liệt Kê, Tác Dụng Và Ví Dụ
-
Tác Dụng Của Biện Pháp So Sánh, Nhân Hóa, điệp Từ, ẩn Dụ, Hoán Dụ
-
Tác Dụng Của Liệt Kê - Tutukit
-
Các Biện Pháp Tu Từ Và Ví Dụ Về Bài Tập Biện Pháp Tu Từ Dễ Hiểu