Ôn Tập Pháp Luật Hệ Trung Cấp - Tài Liệu Text - 123doc
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.17 KB, 39 trang )
A- Lý thuyết1. Có quan điểm cho rằng: “Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.”Hãy cho biết quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao?Trả lời: Quan điểm trên là sai. Vì “ trích trong sách giáo trình pháp luật hệ trung cấp trang 33- 34” Ví dụ: H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy tay em Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 30% cho em. Xin hỏi: hành vi của H có phải là vi phạm pháp luật hình sự không?Căn cứ vào khái niệm Tội phạm do Bộ Luật hình sự quy định thì vi phạm pháp luật hình sự phải có đầy đủ các dấu hiệu cơ bản sau đây:- Là hành vi trái pháp luật được quy định trong Bộ Luật hình sự- Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện- Người vi phạm phải có lỗi cố ý hoặc vô ý- Xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệTrong trường hợp này, H đã thực hiện hành vi trái pháp luật, làm tổn hại đến sức khỏe của em Q. Tuy nhiên, H bị tâm thần từ nhỏ và thực hiện hành vi gây thương tích khi đang phát bệnh. Điều đó có nghĩa H thực hiện hành vi trái pháp luật trong tình trạng mà anh ta không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.Pháp luật hình sự Việt Nam coi tình trạng của H là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể, Khoản 1, Điều 13, Bộ luật hình sự quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.”Như vậy, do H là người không có năng lực trách nhiệm hình sự nên hành vi trái pháp luật do anh thực hiện không phải là vi phạm pháp luật hình sự2. Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật. (lấy ví dụ minh họa) Là quy tắc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân lao động, nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội.3. Cho biết những điểm khác biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức?Trả lời:Qui phạm pháp luật: là những qui tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu, bắt buộc mọi chủ thể phải tuân thủ, được biểu thị bằng một hình thức nhất định, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được Nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể có cả các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, nhằm mục đích điều chỉnh các QHXH.Qui phạm đạo đức: là những qui tắc hành vi được hình thành trong xã hội trên cơ sở quan niệm về đạo đức và được con người tự giác thực hiện.Điểm khác biệt:Quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức đều là một loại quy phạm xã hội, vì vậy nó mang đầy đủ những đặc tính chung vốn có của quy phạm xã hội, như: là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu để mọi người làm theo, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người.Ngoài những đặc tính chung của quy phạm xã hội thì quy phạm pháp luật còn có những đặc tính riêng khác so với qui phạm đạo đức- Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với Nhà nước. Chúng do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn. Chúng được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt QPPL với QPĐĐ khác. QPĐĐ không do Nhà nước qui định mà do các tổ chức xã hội qui định hay do các quan niệm về đạo đức hình thành nên hoặc được hình thành một cách tự phát do thói quen trong xã hội. Các qui phạm đạo đức được thực hiện dựa vào tổ chức, vào lực lượng và uy tín của tổ chức đó hoặc được thực hiện trong đời sống nhờ lòng tin của con người; còn các phong tục được thực hiện trong xã hội, nhờ thói quen của mọi người.- Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí Nhà nước. Nhà nước thể hiện ý chí của mình bằng cách xác định những đối tượng nào trong những điều kiện, hoàn cảnh nào thì phải xử sự theo pháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà họ có và cả những biện pháp cưỡng chế mà họ buộc phải gánh chịu nếu họ không thực hiện đúng những nghĩa vụ đó.- Quy phạm pháp luật là các quy tắc hành vi có tính bắt buộc chung. Tính bắt buộc chung của quy phạm pháp luật được hiểu là bắt buộc tất cả những ai nằm trong điều kiện mà quy phạm pháp luật đã quy định.- Quy phạm pháp luật được thể hiện dưới hình thức xác định. Tính hình thức ở đây thể hiện trong việc biểu thị, diễn đạt chính thức nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật.Còn tính xác định thể hiện trong việc biểu thị rõ nội dung các quy phạm pháp luật quy định các quy tắc hành vi và được diễn đạt rõ ràng, chính xác. Nhờ được biểu thị dưới hình thức nhất định, các quy phạm pháp luật trở nên dễ hiểu và áp dụng được trong đời sống xã hội.4. Hãy nêu sự khác biệt giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự ?Trả lời: Vi phạm hành chính và tội phạm đều là vi phạm pháp luậtVi phạm hành chính là hành vi do cá nhân hay tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tới các quy tắc quản lý Nhà nước, làm mất trật tự, ổn định đối với các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực trật tự nhà nước và xã hội; sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân; quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, trật tự quản lý nhà nước và xã hội, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu xử phạt vi phạm hành chínhVi phạm hình sự ( Tội phạm ) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩaTóm lại, vi phạm hành chính và tội phạm có những điểm chung sau:- Vi phạm hành chính và tội phạm đều là hành vi, nó chỉ được thực hiện bởi hành vi của con người. Suy nghĩ, t- tưởng khi chưa thể hiện thành hành vi thì dù xấu đến đâu cũng chưa phải là vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm hành chính và tội phạm nói riêng.- Vi phạm hành chính và tội phạm đều là hành vi trái pháp luật, tức là trái với yêu cầu cụ thể của pháp luật hay trái với tinh thần của pháp luật. Đã là hành vi trái pháp luật thì dù là vi phạm hành chính hay tội phạm đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Sự khác nhau giữa chúng chỉ là ở mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi.- Vi phạm hành chính và tội phạm đều được thực hiện bởi hành vi có lỗi của các chủ thể.- Vi phạm hành chính và tội phạm đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật quy định chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (vi phạm hành chính và tội phạm khác với các vi phạm đạo đức và vi phạm tôn giáo ở chỗ vi phạm đạo đức và vi phạm tôn giáo không dược pháp luật quy định). Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính và tội phạm đều bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đều dựa trên cơ sở, trình tự do pháp luật quy định.- Những vi phạm hành chính và tội phạm được thực hiện trong điều kiện: phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và sự kiện bất ngờ, theo quy định của pháp luật hành chính và hình sự, đều được miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người thực hiện hành vi vi phạm đó.Sự khác biệt:
Từ khóa » H 22 Tuổi Bị Tâm Thần Từ Nhỏ
-
H (22 Tuổi) Bị Tâm Thần Từ Nhỏ. Trong Một Lần Phát Bệnh, H đã đánh ...
-
Năng Lực Trách Nhiệm Hình Sự H (22 Tuổi) Bị Tâm Thần Từ Nhỏ. Trong ...
-
Câu 1. Thế Nào Là Vi Phạm Pháp Luật? Em Hãy Nêu Các Dấu Hiệu Cơ ...
-
H (22 Tuổi) Bị Tâm Thần Từ Nhỏ. Trong Một Lần Phát Bệnh, H đã đánh...
-
60 Câu Hỏi đáp, Tình Huống Pháp Luật Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông
-
Tâm Thần, Tâm Lý - ISofHcare
-
Ôn Tập Kiểm Tra | Fun - Quizizz
-
[DOC] 10 TÌNH HUỐNG VỀ HÌNH SỰ - Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật
-
[PDF] Đây Là Cuốn Sách Dành Cho Trẻ Em Có Cha Mẹ Bị Bệnh Tâm Thần.
-
Chán ăn Tâm Thần – Wikipedia Tiếng Việt
-
Người Tâm Thần Phạm Tội Có Phải Chịu Trách Nhiệm Hình Sự?