Ôn Tập Toán 6 - Luỹ Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên Và Bài Tập áp Dụng

Trong bài viết này chúng ta cùng ôn lại kiến thức về luỹ thừa với số mũ tự nhiên và làm 1 số bài tập áp dụng để các em hiểu rõ hơn.

I. Lý thuyết về Luỹ thừa với số mũ tự nhiên

1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên

- Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a :

 an = a.a…..a (n thừa số a) (n khác 0)

 a được gọi là cơ số.

 n được gọi là số mũ.

2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

•  am. an = am+n

- Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữa nguyên cơ số và cộng các số mũ.

3. Chia hai lũy thừa cùng cơ số

• am : an = am-n (a ≠ 0 ; m ≠ 0)

- Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ cho nhau.

4. Lũy thừa của lũy thừa

• (am)n = am.n

* Ví dụ: (32)4 = 32.4 = 38

5. Nhân hai lũy thừa cùng số mũ, khác sơ số

• am . bm = (a.b)m

* Ví dụ: 33 . 43 = (3.4)3 = 123

6. Chia hai lũy thừa cùng số mũ, khác cơ số

• am : bm = (a : b)m

* Ví dụ: 84 : 44 = (8 : 4)­4 = 24

7. Một vài quy ước

• 1n = 1 ;

* Ví dụ: 12017 = 1

• a0 = 1

* Ví dụ: 20170 = 1

II. Bài tập áp dụng Luỹ thừa với số mũ tự nhiên

- Luỹ thừa với số mũ tự nhiên có nhiều dạng toán đòi hỏi sự linh hoạt trong các phép biến đổi và vận dụng, bài viết này hướng dẫn các em một số phép biến đổi để vận dụng vào một số dạng toán luỹ thừa.

◊ Bài 1: Thực hiện các phép tính sau:

a) 37 .275 .813

b) 1006 .10005 .100003

c) 365 : 185

d) 24.55 + 52 .53

e) 1254 : 58

f) 81.(27 + 915) : (35 + 332)

° Hướng dẫn giải: (đối với dạng toán này chúng ta cần linh hoạt biến đổi để đưa về cùng cơ số hay luỹ thừa để vận dụng các tính chất đã biết)

a) 37 .275 .813 = 37 .(33 )5 .(34)3 = 37 .315.312 = 37+15+12 = 334 .

b) Tương tự.

c) 365 : 185 = (36 : 18)5 = 25 = 32.

d) 55 + 52 .53 = 24.55 + 55 = 55 .(24 + 1) = 55 .25 = 55 .52 = 57 .

e) 1254 : 58 = (53)4 : 58 = 512 : 58 = 512-8 = 54 = 625.

f) Cách 1: 81.(27 + 915) : (35 + 332) = 34 .(33 + 330) : [35 (1 + 327)] = 34 .33 .(1 + 327) : [35 .(1 + 327)] = 37 : 35 = 37-5 = 32 = 9.

Cách 2: 81.(27 + 915) : (35 + 332) = 34 .(33 + 330) : (35 + 332) = 32 .(33 .32 + 330.32 ) : (35 + 332) = 32 (35 + 332) : (35 + 332) = 32 = 9.

Tuy nhiên, ở câu (f) cách 1 vận dụng phương pháp đặt nhân tử chung cho chúng ta cảm giác thấy thuận theo các phép biến đổi hơn.

◊ Bài 2: Thu gọn các tổng sau:

a) A = 2 + 22 + 23 + … + 22017

b) B = 1 + 32 + 34 + … + 32018

c) C = – 5 + 52 – 53 + 54 – … – 52017 + 52018

° Hướng dẫn giải:

a) Ta có:  A = 2 + 22 + 23 + … + 22017

 ⇔ 2A = 2.( 2 + 22 + 23 + … + 22017)

 ⇔ 2A = 22 + 23 + 24 + … + 22018

 ⇔ 2A – A = (22 + 23 + 24 + … + 22018) – (2 + 22 + 23 + … + 22017)

 ⇔ A = 22018 – 2

b) B = 1 + 32 + 34 + … + 32018

⇔ 32.B = 32.(1 + 32 + 34 + … + 32018)

⇔ 9B = 32 + 34 + 36 + … + 32020

⇔ 9B – B = (32 + 34 + 36 + … + 32020) – (1 + 32 + 34 + … + 32018)

⇔ 8B = 32020 – 1

⇔ B = (32020 – 1):8.

c) C = – 5 + 52 – 53 + 54 – … – 52017 + 52018

⇔ 5C = 5.(–5 + 52 – 53 + 54 – … – 52017 + 52018)

⇔ 5C = -52 + 53 – 54 + 55 – … – 52018 + 52019

⇔ 5C + C = (-52 + 53 – 54 + 55 – … – 52018 + 52019) + (- 5 + 52 – 53 + 54 – … – 52017 + 52018)

⇔ 6C = 52019 – 5

⇔ C = (52019 – 5) : 6

◊ Bài 3: So sánh:

a) 536 và 1124

b) 32n và 23n (n ∈ N*)

c) 523 và 6.522

d) 213 và 216

e) 2115 và 275 .498

f) 7245 – 7244 và 7244 – 7243

° Hướng dẫn giải:

- Đối với dạng toán so sánh trong luỹ thừa chúng ta cần biến đổi về cùng cơ số để so sánh số mũ, hoặc cùng số mũ để so sánh cơ số.

a) 536 = (53)12 = 12512;

1124 = (112)12 = 12112 mà 12512 > 12112 => 536 > 1124

b) Tương tự

c) Ta có: 523 = 5.522 < 6.522

d) Tương tự.

e) 2115 = (7.3)15 = 715.315

Có 275 .498 = (33)5.(72)8 = 315.716 = 7.315.715 > 315.715 = 2115 ⇒ 275 .498 > 2115 .

f) 7245 – 7244 = 7244.(72 – 1) = 7244.71

Có 7244 – 7243 = 7243.(72 – 1) = 7243.71 Mà 7243.71 < 7244.71

 ⇒ 7244 – 7243 < 7245 – 7244

◊ Bài 4: Tìm số tự nhiên x ∈ N, biết rằng:

a) 1 + 3 + 5 + … + x = 1600 (x là số tự nhiên lẻ) - Học sinh tự giải

b) 2x + 2x + 3 = 144

° Hướng dẫn giải:

- Ta có: 2x + 2x + 3 = 144 => 2x + 2x .23 = 144

⇒ 2x .(1 + 8) = 144

⇒ 2x .9 = 144

⇒ 2x = 144 : 9 = 16 = 24

⇒ x = 4.

c) (x – 5)2016 = (x – 5)2018

⇒ (x – 5)2018 – (x – 5)2016 = 0

⇒ (x – 5)2016.[(x – 5)2 – 1] = 0

⇒ (x – 5)2016 = 0 hoặc [(x – 5)2 – 1] = 0

⇒ x  – 5 = 0 hoặc x – 5 = 1 hoặc x – 5 = -1

⇒ x = 5 hoặc x = 6 hoặc x = 4 (Thỏa  mãn x ∈ N).

- Kết luận: x ∈ {4; 5; 6}.

d) (2x + 1)3 = 9.81 Tự trình bày

◊ Bài 5: Tìm tập hợp các số tự nhiên x, biết rằng: Lũy thừa 52x – 1 thỏa mãn điều kiện: 100 < 52x – 1 < 56.

° Hướng dẫn giải:

- Ta có: 100 < 52x – 1 < 56 

⇒ 52 < 100 < 52x-1 < 56 

=> 2 < 2x – 1 < 6 

⇒ 2 + 1 < 2x < 6 + 1 

⇒ 3 < 2x < 7 Vì x ∈ N nên suy ra: x ∈ {2; 3} là thỏa mãn.

III. Một số bài tập về Luỹ thừa các em tự giải

◊ Bài 1 : Viết gọn các tích sau dưới dạng lũy thừa.

a) 4 . 4 . 4 . 4 . 4           c) 2 . 4 . 8 . 8 . 8 . 8

b) 10 . 10 . 10 . 100       d) x . x . x . x

° Đáp án bài 1:

a) 45     b) 85     c) 105    d) x4

◊ Bài 2 : Tính giá trị của các biểu thức sau.

a) a4.a6    b) (a5)7       c) (a3)4 . a9      d) (23)5.(23)4

° Đáp án bài 2:

a) a10     b) a35     c) a21    d) 227

◊ Bài 3 : Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa.

a) 48 . 220 ;  912 . 275 . 814 ;  643 . 45 . 162

b) 2520 . 1254 ;  x7 . x4 . x3 ;  36 . 46

c) 84 . 23 . 162 ;  23 . 22 . 83 ;   y . y7

° Đáp án bài 3:

a) 48.410 = 418  ; 324.315.316 = 355 ; 49.45.44 = 418

b) 540.512 = 552; x14 ; 126

c) 212.23.28 = 223; 23.22.29 = 214; y8

◊ Bài 4 : Tính giá trị các lũy thừa sau:

a) 22 , 23 , 24 , 25 , 26 , 27 , 28 , 29 , 210.

b) 32 , 33 , 34 , 35; c) 42, 43, 44 ; d) 52 , 53 , 54.

° Đáp án bài 4:

a) 22 = 4; 23 = 22.2 = 8; 16; ...; 512; 210 = 29.2 = 1024.

b) 32 = 9; 33 = 32.3 = 27; ...; 35 = 34.3 = 243.

c) 42 = 16; ...; 44 = 43.4 = 256.

d) 52 = 25; 53 = 52.5 = 125; 54 = 53.5 = 625.

◊ Bài 5 : Viết các thương sau dưới dạng một lũy thừa.

a) 49 : 44 ;    178 : 175   ;    210 : 82   ;    1810 : 310   ;   275 : 813

b) 106 : 100 ;   59 : 253    ;   410 : 643    ;   225 : 324   : 184 : 94

° Đáp án bài 5:

a) 45 ; 173 ; 28; 610 ; 33

b) 104; 53; 4; 25; 94

◊ Bài 6 : Viết các tổng sau thành một bình phương.

a) 13 + 23     b) 13 + 23 + 33      c) 13 + 23 + 33 + 43

° Đáp án bài 6:

a) 32;   b) 42;    c) 102

◊ Bài 7 : Tìm x  N, biết.

a) 3x . 3 = 243    b) 2x . 162 = 1024   c) 64.4x = 168    d) 2x = 16

° Đáp án bài 7:

a) 3x +1 = 35 ⇒ x + 1 = 5 ⇒ x = 4

b) 2x +8 = 210 ⇒ x + 8 = 10 ⇒ x = 2

c) 43+x = 416 ⇒ 3 + x = 16 ⇒ x = 13

d) 2x = 24 ⇒ x = 4

◊ Bài 8 : Thực hiện các phép tính sau bằng cách hợp lý.

a) A = (217 + 172).(915 – 315).(24 – 42)

b) B = (82017 – 82015) : (82104.8)

c) C = (13 + 23 + 34 + 45).(13 + 23 + 33 + 43).(38 – 812)

d) D = (28 + 83) : (25.23)

° Đáp án bài 8:

a) A = 0. (để ý: 24 – 42 = 0)

b) B = 82017 – 82015 : (82104.8) = 82.82015 - 82015 : 82104.8= 63.82015 : 82015 = 63.

c) C = 0. (để ý: 38 – 812 = 0)

d) (28 + 83) : (25.23) = [28 + (23)3] : 28 = (28 + 29):28 = (28 + 2.28):28 = 3.28 : 28 = 3.

◊ Bài 9 : Viết các kết quả sau dưới dạng một lũy thừa.

a) 1255 : 253 ;b) 276 : 93 ; c) 420 : 215 ;

d) 24n : 22n ; e) 644 . 165 : 420 ; g)324 : 86

◊ Bài 10 : Tìm x, biết.

a) 2x.4 = 128; b) (2x + 1)3 = 125: c) 2x – 26 = 6

d) 64.4x = 45 ; e) 27.3x = 243 ; g) 49.7x = 2041

h) 3x = 81 ; k) 34.3x = 37 ; n) 3x + 25 = 26.22 + 2.30

° Đáp án bài 10:

a) 2x.4 = 128 ⇔ 2x + 2 = 26 ⇔ x + 2 = 6 ⇔ x = 4

b) (2x + 1)3 = 125 ⇔ (2x + 1)3 = 53 ⇔ (2x + 1) = 5 ⇔ x = 2.

c) 2x – 26 = 6 ⇔ 2x = 6 + 26 = 32 ⇔ 2x = 25  ⇔ x = 5

◊ Bài 11 : So sánh

a) 26 và 82 ;  53 và 35     ; 32 và 23    ;    26 và 62

b) A = 2009.2011 và B = 20102

c) A = 2015.2017 và B = 2016.2016

d) 20170 và 12017

◊ Bài 12 : Cho A = 1 + 21 + 22 + 23 + … + 22007

a) Tính 2A

b) Chứng minh : A = 22006 – 1

◊ Bài 13 : Cho A = 1 + 3 + 32 + 33 + 34 + 35 + 36 + 37

a) Tính 3A

b) Chứng minh A = (38 – 1) : 2

◊ Bài 14 : Cho A = 1 + 3 + 32 + … + 32006

a) Tính 3A

b) Chứng minh : A = (32007 – 1) : 2

◊ Bài 15 : Cho A = 1 + 4 + 42 + 43 + 45 + 46

a) Tính 4A

b) Chứng minh : A = (47 – 1) : 3

Từ khóa » Bài Tập Lũy Thừa Lớp 6 Hay