Ôn Tập Về Dấu Câu (Dấu Hai Chấm) Trang 143 - Tiếng Việt 5 Tập 2
Có thể bạn quan tâm
Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm) - Tuần 32 giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 2 trang 143, 144.Qua đó, giúp các em hiểu rõ tác dụng của dấu hai chấm, biết cách sử dụng dấu hai chấm cho đúng quy tắc.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 32 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây để ôn tập thật tốt kiến thức cho tiết Luyện từ và câu.
Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm) trang 143
- Hướng dẫn giải Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 143, 144
- Câu 1
- Câu 2
- Câu 3
- Cách sử dụng dấu hai chấm
- Bài tập Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm)
Hướng dẫn giải Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 143, 144
Câu 1
Trong mỗi trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng làm gì?
a) Một chú công an vỗ vai em:
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
NGUYỄN THỊ CẨM CHÂU
b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
THANH TỊNH
Trả lời:
a) Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp nhân vật.
b) Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Câu 2
Có thể đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong các khổ thơ, các câu văn dưới đây?
a)
Trận đánh đã bắt đầuQuân ta ào lên trướcMột tên giặc ngã nhàoChết rồi, không dậy được.
Chết là không nhúc nhíchSao nó cứ lồm cồm ?Tính ăn gian chẳng thíchChơi thật thà vui hơn.
Thằng giặc cuống cả chânNhăn nhó kêu rối rít- Đồng ý là tao chếtNhưng đây... tổ kiến vàng!
ĐỊNH HẢI
b) Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin "Bay đi, diều ơi ! Bay đi !"
Theo TẠ DUY ANH
c) Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là biển cả bao la, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu lục diệp.
Theo VĂN NHÍ
Trả lời:
a) Đặt dấu chấm vào đoạn thơ như sau:
Thằng giặc cuống cả chânNhăn nhó kêu rối rít- Đồng ý là tao chếtNhưng đây... tổ kiến vàng!
⟶ Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b) Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi...khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi! Bay đi!”
⟶ Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
c) Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là...
⟶ Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Câu 3
Trong mẩu chuyện vui dưới đây, người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào?
Chỉ vì quên một dấu câu
Có ông khách nọ đến cửa hàng đặt vòng hoa viếng bạn. Ông dặn người bán hàng ghi lên băng tang: "Kính viếng bác X." Nhưng về đến nhà, nghĩ lại, thấy lời phúng còn đơn giản quá, ông bèn sai con chuyển cho người bán hàng một tin nhắn, lời lẽ như sau : "Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."
Lúc vòng hoa được đem tới đám tang, ông khách mới giật mình. Trên vòng hoa cài một dải băng đen với dòng chữ thật là nắn nót: "Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."
Theo tạp chí NGÔN NGỮ
Trả lời:
* Tin nhắn của ông khách: Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng. (hiểu là nếu còn chỗ viết trên băng tang)
* Người bán hàng hiểu lầm ý của khách nên ghi trên dải băng tang: Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
* Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần đặt thêm dấu gì vào tin nhắn, dấu đó đặt sau chữ nào?
- Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
Cách sử dụng dấu hai chấm
Dấu hai chấm được viết là ":". Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
Bài tập Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm)
Câu 1: Dấu hai chấm trong câu sau được dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước?
Một chú công an vỗ vai em:
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
Nhận định trên đúng hay sai?
A. ĐúngB. Sai
Đáp án: B
Câu 2: Dấu hai chấm trong câu sau được dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
"Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học."
Nhận định trên đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Câu 3: Trong các trường hợp sau, con hãy cho biết trường hợp nào dấu hai chấm được đặt đúng vị trí thích hợp:
A. Con mèo: Khôn thật đấy nó biết bọn chuột vẫn đến đó kiếm ăn.B. Con mèo khôn thật đấy nó biết bọn chuột vẫn đến đó kiếm ăn:C. Con mèo khôn thật đấy nó biết bọn chuột: Vẫn đến đó kiếm ăn.D. Con mèo khôn thật đấy: Nó biết bọn chuột vẫn đến đó kiếm ăn.
Đáp án: D
Câu 4: Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng đánh dấu ý nghĩa của nhân vật.
Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết.”
Nhận định trên đúng hay sai?
A. ĐúngB. Sai
Đáp án: A
Từ khóa » Các Bài Tập Về Dấu Hai Chấm Lớp 4
-
Ôn Tập Về Dấu Hai Chấm - Bồi Dưỡng Tiếng Việt Lớp 4
-
Luyện Từ Và Câu Lớp 4: Dấu Hai Chấm
-
1. Tác Dụng Của Dấu Hai Chấm
-
Bài Tập Về Dấu Ngoặc đơn Và Dấu Hai Chấm - TopLoigiai
-
Bài Tập Dấu Câu - Ôn Hè Tiếng Việt Lớp 4
-
Luyện Từ Và Câu - Dấu Hai Chấm Trang 13, 14, 15
-
Bài Tập Luyện Từ Và Câu: Dấu Hai Chấm Tiếng Việt 4 Có Lời Giải
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Dấu Hai Chấm Lớp 4 Có đáp án
-
Bài Tập Về Dấu Hai Chấm Lớp 4
-
Giải Tiếng Việt 4 Tuần 2 Bài Luyện Từ Và Câu: Dấu Hai Chấm
-
Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt 4 Bài: Luyện Từ Và Câu- Dấu Hai Chấm
-
Ôn Tập Về Dấu Câu (Dấu Hai Chấm, Dấu Ngoặc Kép, Dấu Gạch Ngang)
-
Giải Bài Luyện Từ Và Câu: Ôn Tập Về Dấu Câu (Dấu Hai Chấm) Trang 143