ôn Thi Học Sinh Giỏi Cấp Tỉnh Các Dạng Bài Tập Về Axit HCl Và H2SO4

ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh các dạng bài tập về axit HCl và H2SO4 6 5,6K 75 TẢI XUỐNG 75

Đang tải... (xem toàn văn)

XEM THÊM TẢI XUỐNG 75 1 / 6 trang TẢI XUỐNG 75

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 141 KB

Nội dung

GV hóa: Đinh Xuân Thành Trường THPT Đầm Hà CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ AXIT HCl VÀ H 2 SO 4 Câu 1 Cho từ từ từng giọt dung dịch A chứa 0,4 mol HCl vào dung dịch B chứa 0,3 mol Na 2 CO 3 và 0,15 mol KHCO 3 thu được dung dịch D và V lit CO 2 (đktc) a. Tính V? b. Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho dung dịch Ca(OH) 2 dư vào dung dịch D? Câu 2 1. Cho a gam Fe hoàn tan trong dd HCl, sau pư cô cạn được 3,1 gam chất rắn. Nếu cho a gam Fe và b gam Mg cũng vào dd HCl như trên thì thu được 3,34 gam chất rắn và 448 ml khí hiđro ở đktc. Tìm a, b? 2. Viết pư xảy ra khi sục H 2 S vào dd FeCl 3 ; dd CuCl 2 ; dd H 2 SO 4 đặc? Câu 3 Hòa tan hết m(g) hỗn hợp gồm FeS 2 và Cu 2 S vào H 2 SO 4 đặc nóng thu được dd A và khí SO 2 . Hấp thụ hết SO 2 vào 1 lít dd KOH 1M thu được dd B. Cho ½ lượng dd A tác dụng với một lượng dư dd NH 3 , lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 3,2g chất rắn. Cho dd NaOH dư vào ½ lượng dd A. Lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi sau đó thổi H 2 (dư) đi qua chất rắn còn lại sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 1,62g hơi H 2 O. a/ Tính m b/ Tính số gam các muối có trong dung dịch B Câu 4 Cho hai kim loại X và Y 1. Oxi hóa hết p gam X thì được 1,25p gam oxit. Hòa tan muối cacbonat của Y bằng dung dịch H 2 SO 4 9,8% vừa đủ thu được dung dịch muối sunfat nồng độ 14,18%. Tìm X và Y? 2. Hòa tan a gam hỗn hợp X và Y trong đó Y chiếm 30% khối lượng bằng 50 ml dung dịch HNO 3 63% (d=1,38 g/ml) khuấy đều hỗn hợp tới khi phản ứng hoàn toàn thì thu được chất rắn A nặng 0,75a gam, dung dịch B và 7,3248 lít hỗn hợp khí NO 2 và NO ở 54,6 0 C và 1 atm. Cô cạn B được bao nhiêu gam muối khan? Câu 5 Hòa tan hh X gồm Cu và Fe 2 O 3 trong 400 ml dung dịch HCl a (M) thu được dung dịch Y và còn lại 1,0 gam Cu không tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng thêm 4,0 gam so với khối lượng thanh Mg ban đầu và có 1,12 lít khí H 2 (đo ở đktc) thoát ra (giả thiết toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám hết vào thanh Mg). Tính khối lượng Cu trong X và giá trị của a? Câu 6 Cho luồng khí CO đi qua m gam Fe 2 O 3 nung nóng thu được 2,428 gam hh rắn A gồm: Fe, FeO, và Fe 2 O 3 dư. Trong A khối lượng của FeO gấp 1,35 lần khối lượng của Fe 2 O 3 . Khi hoà tan A trong 130 ml dd H 2 SO 4 0,1M thu được 0,224 lít khí H 2 ở đktc. Chất rắn còn dư sau khi phản ứng là Fe. Tính khối lượng Fe dư và m? Câu 7 Cho hỗn hợp G ở dạng bột gồm Al, Fe, Cu. Hòa tan 23,4 gam G bằng một lượng dư dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng, thu được 15,12 lít khí SO 2 . Cho 23,4 gam G vào bình A chứa 850 ml dung dịch H 2 SO 4 1M (loãng) dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí B. Dẫn từ từ toàn bộ lượng khí B vào ống chứa bột CuO dư nung nóng, thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 7,2 gam so với ban đầu. 1. Viết pư xảy ra và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp G. 2. Cho dd chứa m gam muối NaNO 3 vào bình A sau phản ứng giữa G với dd H 2 SO 4 loãng ở trên, thấy thoát ra V lít khí NO (sp khử duy nhất). Tính giá trị nhỏ nhất của m để V là lớn nhất. Các thể tích khí đo ở đktc Câu 8 Hòa tan hết hh A gồm Al và kim loại X hóa trị a trong H 2 SO 4 đặc nóng đến khi không còn khí thoát ra được dd B và khí C. Khí C bị hấp thụ bởi NaOH dư được 50,4 gam muối. Nếu thêm vào A một lượng X bằng hai lần lượng X trong A(giữ nguyên Al) rồi hòa tan hết bằng H 2 SO 4 đặc nóng thì lượng muối trong dd mới tăng thêm 32 gam so với lượng muối trong B nhưng nếu giảm một nửa lượng Al trong A(giữ nguyên X) thì khi hòa tan ta được 5,6 lít C ở đktc 1. Tính KLNT của X biết tổng số hạt proton; nơtron và electron trong X là 93 1 GV hóa: Đinh Xuân Thành Trường THPT Đầm Hà 2. Tính % khối lượng các chất trong A 3. Tính số mol H 2 SO 4 đã dùng lúc đầu biết rằng khi thêm từ từ dd NaOH 2M vào B thì lượng kết tủa bắt đầu không đổi khi dùng hết 700 ml dd NaOH ở trên. Câu 9 Hòa tan 17,4 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Cu, Fe trong dd HCl dư thấy thoát ra 8,96 lít khí(đktc). Nếu cho 34,8 gam hh trên pư với dd CuSO 4 dư rồi lọc chất rắn tạo ra hòa tan bằng HNO 3 thì thoát ra 26,88 lít khí (đktc) có tỷ khối so với oxi = 1,27. Viết các pư và tính thành phần hỗn hợp ban đầu. Câu 10 Hòa tan 115,3 gam hỗn hợp X gồm MgCO 3 và RCO 3 (số mol của RCO 3 gấp 2,5 lần của MgCO 3 ) bằng 500 ml dd H 2 SO 4 loãng được dd A, chất rắn B và 0,2 mol CO 2 . Cô cạn A được 12 gam muối khan. Mặt khác nung B tới khối lượng không đổi thì được 0,5 mol CO 2 và chất rắn B 1 . 1. Tính C M của H 2 SO 4 ? 2. Tính tổng KL của B và B 1 ? 3. Tìm R? Câu 11 Có hai thí nghiệm sau: + TN1: Cho 3,07 gam hh D gồm Fe và Zn vào 200 ml dd HCl. Sau pư cô cạn dd sau pư được 5,91 gam bã rắn + TN2: Cho 3,07 gam hh D vào 400 ml dd HCl trên. Sau pư cô cạn dd sau pư được 6,62 gam bã rắn 1. Xác định nồng độ của dd HCl đã cho? 2. CMR trong TN2 HCl kim loại vẫn dư? Câu 12 Cho 75 g dung dịch A chứa 5,25g hỗn hợp 2 muối cácbonát của 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp trong hệ thống tuần hoàn . Thêm từ từ dung dịch HCl có pH = 0 (D = 1,143g/ml) vào dung dịch A . Kết thúc thí nghiệm thu được 336ml khí ở đktc và dung dịch C . Thêm dung dịch nước vôi trong dư vào dung dịch C thấy có 3g kết tủa . a) Xác định X , Y tính thể tích dung dịch HCl đã dùng ? b) Tính C% các chất trong dung dịch A ? Câu 13 Hỗn hợp A gồm MgCO 3 và RCO 3 .Cho 12,34g A vào lọ chứa 100ml dung dịch H 2 SO 4 sau phản ứng thu được 1,568 lít CO 2 ,chất rắn B và dung dịch C.Cô cạn dung dịch C thu được 8,4g chất rắn khan.Nung B thu được 1,12 lít CO 2 và chất rắn E (các khí đo ở đktc) a.Tính nồng độ mol/lít của dung dịch H 2 SO 4 b.Tính khối lượng B và E c. Nếu cho tỷ số mol của MgCO 3 và RCO 3 là 5:1,hãy xác định R Câu 14 Thả một viên bi sắt hình cầu bán kính R vào 500 ml dung dịch HCl nồng độ C M sau khi kết thúc phản ứng thấy bán kính viên bi còn lại một nửa. Nếu cho viên bi sắt còn lại này vào 117,6 gam dung dịch H 2 SO 4 5%. (Xem viên sắt còn lại có khối lượng không đáng kể so với khối lượng dung dịch H 2 SO 4 ). Thì khi bi sắt tan hết dung dịch H 2 SO 4 có nồng độ mới là 4%. a. Tính bán kính R của viên bi, biết khối lượng riêng của sắt là 7,9 gam/cm 3 . Viên bi bị ăn mòn theo mọi hướng, π = 3,14. b. Tính C M dung dịch HCl. Câu 15 Cho 3,87 gam hh A gồm Mg và Al vào 250 ml dd B gồm HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M thu được dd C và 4,365 lít hiđro ở đktc. Tính khối lượng muối trong C? Câu 16 Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp A gồm sắt và kim loại R (hóa trị II không đổi) vào 200ml dung dịch HCl 3,5M thu được 6,72 lit khí ở đktc và dung dịch B. Mặt khác, nếu cho 3,6 gam kim loại R tan hết vào 400ml dung dịch H 2 SO 4 1M thì H 2 SO 4 còn dư. a/ Xác định kim loại R và thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất trong hỗn hợp A. 2 GV hóa: Đinh Xuân Thành Trường THPT Đầm Hà b/ Cho toàn bộ dung dịch B ở trên tác dụng với 300ml dung dịch NaOH 4M thì thu được kết tủa C và dung dịch D. Nung kết tủa C ngoài không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn E. Tính khối lượng chất rắn E, nồng mol/l của các chất trong dung dịch D. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích dung dịch thu được sau phản ứng bằng tổng thể tích 2 dung dịch ban đầu và thể tích chất rắn không đáng kể. LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1 V=2,24 lit và m ↓ = 35g Câu 2 Giả sử Fe pư hết với HCl => 3,1 gam chất rắn chỉ có FeCl 2 ứng với 0,0244 mol => số mol HCl > 0,0244 mol => khi pư với Mg và Fe thì lượng hiđro > 0,0244 mol điều này trái với giả thiết => Fe dư khi pư với HCl => khi HCl pư với Mg và Fe thì kim loại cũng dư…………Từ đó tính được: Fe = 0,03 mol và Mg = 0,01 mol => a = 1,68 gam và b = 0,24 gam. Câu 3 a/ m = 14,4g b/ K 2 SO 3 = 39,5 g và KHSO 3 =60 g Câu 4 1. X là Cu; Y là Fe 2. 37,575 gam Fe(NO 3 ) 2 . Câu 5 4,2 gam và 1M. Câu 6 Fe dư = 1,652 gam(nếu làm ra 1,68 gam là sai); m = 3,4 g Câu 7 1. Nhôm: = 23,08 (%), Sắt:= 35,90 (%), Đồng:41,02 (%) 2. m = 0,15.85 = 12,75 gam(có hai phản ứng của Cu và Fe 2+ với H + và NO 3 - ). Câu 8 1. Gọi x, y lần lượt là số mol của Al và X trong hh A ban đầu. Ta có: 2Al + 6H 2 SO 4 → Al 2 (SO 4 ) 3 +3SO 2 + 6H 2 O mol: x x/2 3x/2 2X + 2aH 2 SO 4 → X 2 (SO 4 ) a +aSO 2 + 2aH 2 O mol: y y/2 ay/2 2NaOH + SO 2 → Na 2 SO 3 + H 2 O mol: (3x+ay)/2 (3x+ay)/2 => 3x + ay = 0,8 (I) + Khi tăng X lên hai lần thì lượng muối trong B tăng thêm y mol X 2 (SO 4 ) a do đó: 32 = 2y(X+48a) (II) + Khi giảm một nửa lượng Al thì: 3x/4 + ay/2 = 0,25 (III) + Giải (I, II, III) được: x = 0,2; ay = 0,2 và Xy = 6,4 => X = 32a => X có thể là Cu, Mo, Te nhưng chỉ có Cu thỏa mãn tổng số hạt là 93. 2. Al = 45,76% và Cu = 54,24% 3. H 2 SO 4 = 1 mol Câu 9 Al = 5,4 gam; Fe = 5,6 gam còn lại là Cu. Câu 10 1. 0,4M 2. 199 gam 3. Ba Câu 11 1. Đặt a và b lần lượt là số mol Zn và Fe trong 3,07 gam D ta có: 65a + 56b = 3,07 (*). Vì Zn pư trước nên pư theo thứ tự: Zn + 2 HCl → ZnCl 2 + H 2 . (1) Fe + 2 HCl → FeCl 2 + H 2 . (2) + Giả sử ở TN1 kim loại hết  bã rắn chỉ có muối ZnCl 2 = a mol và FeCl 2 = b mol(HCl bay hơi khi cô cạn) Trong TN2 lượng axit tăng lên gấp đôi nên kim loại vẫn hết tức là bã rắn vẫn có ZnCl 2 = a mol và FeCl 2 = b mol  KL bã rắn không đổi điều này trái với giả thiết. Vậy trong TN1 axit hết; kim loại dư + Ta có: cứ 1 mol kim loại tạo thành muối clorua thì KL tăng 71 gam 3 GV hóa: Đinh Xuân Thành Trường THPT Đầm Hà theo gt thì KL tăng 5,91 – 3,07 = 2,84 gam  Số mol kim loại pư = 0,04 mol. Theo pư ta thấy số mol HCl = 2 x số mol kim loại pư = 0,08 mol  C M = 0,08/0,2 = 0,4M 2. Nếu hh chỉ có Zn thì số mol sẽ là nhỏ nhất và bằng 3,07/65 = 0,04723 mol. Theo phần 1 thì số mol kim loại pư tối đa là 0,04 mol  kim loại luôn dư. Câu 12 Gọi 2 kim loại kiềm là X và Y M X < M Y Công thức trung bình : M với M X < M < M Y Công thức trung bình của muối là M 2 CO 3 Các phương trình phản ứng : M 2 CO 3 + HCl  MHCO 3 + MCl (1) a a a a MHCO 3 + HCl  MCl + CO 2 + H 2 O (2) b b b b MHCO 3 + Ca(OH) 2  CaCO 3 + MOH + H 2 O (3) a –b a –b Gọi n hh = a (1) : n MHCO 3 = a Gọi n MHCO 3 tác dụng theo (2) là b => n CO 2 = b = 4,22 336,0 = 0,015 mol n MHCO 3 tác dụng theo (3) là a –b => n CaCO 3 = a – b = 100 3 = 0,03 mol => a = 0,045 mol . => 2M + 60 = 045,0 25,5 = 116,67 => M = 2 6067,116 − = 28,3 => M X < 28,3 < M Y Thoã khi X là Na ; Y là K 2 muối là Na 2 CO 3 và K 2 CO 3 . (1) Từ (1) (2) n HCl tác dụng là a + b = 0,045 + 0,015 = 0,06 mol . => V dd HCl (pH = 0) = 1 06,0 = 0,06 lít = 60ml (1) b) Gọi số mol Na 2 CO 3 là x ; số mol K 2 CO 3 là y tac có : x + y = 0,045 (*) 106x + 138y = 5,25 (**) Giải hệ pt => x = 0,03 y = 0,015 mNa 2 CO 3 = 0,03 . 106 = 3,18g C% (Na 2 CO 3 ) = 75 100.18,3 = 4,24% (1) m K 2 CO 3 = 0,015. 138 = 2,07g C%(K 2 CO 3 ) = 75 100.07,2 = 2,76% (1) Câu 13 a. Nung B được CO 2 ,suy ra H 2 SO 4 hết MgCO 3 + H 2 SO 4 = MgSO 4 + H 2 O +CO 2 RCO 3 +H 2 SO 4 = RSO 4 + CO 2 +H 2 O Số mol H 2 SO 4 = số mol CO 2 = 1,568/22,4=0,07(mol) 4 GV hóa: Đinh Xuân Thành Trường THPT Đầm Hà 2 4 0,0 7 0, 7( ) 0,1 H SO M C M = = b. RCO 3 + H 2 SO 4 = RSO 4 +CO 2 +H 2 O Áp dụng định luật bảo tòan khối lương m B= 3 RCO m + 2 4 H SO m - 2 CO m - 2 H O m - m C m B = 12,34 +0,07.98 -0.07.44 – 0,07.18 – 8,4 =6,46 (g) m E =m B – m co2 m E = 6,46 -0,05.44=4,26(g) c. Nếu tỉ lệ số mol MgCO 3 và RCO 3 là : 5 1 Đặt MgCO 3 là 5x mol ; RCO 3 : x mol 6x= 0,07 + 0,05 = 0,12. Suy ra x=0,02.Vậy R :137 Kim lọai đó là Ba Câu 14 a- Phương trình phản ứng Fe + HCl = FeCl 2 + H 2 (1) Fe + H 2 SO 4 = FeSO 4 + H 2 (2) Ta có m H 2 SO 4 ban đầu = 100 56,117 x = 5,88 gam n H 2 SO 4 = 98 88,5 = 0,06 mol Khối lượng H 2 SO 4 sau khi hòa tan phần còn lại của viên bi: m H 2 SO 4 = 100 46,117 x = 4,704 gam n H 2 SO 4 = 4,704 98 = 0,048 mol Từ (2) ta có: n H 2 SO 4 (P Ư) = 0,06 - 0,048 = 0,012 mol ⇒ n Fe phản ứng (2) = 0,012 mol Mặt khác ta có: m Fe ban đầu = 3 4 π R 3 d ⇒ n Fe ban đầu = 563 4 3 x dR π Khi hòa tan trong HCl thì R giảm một nửa. Vậy bán kính còn lại là 2 R ⇒ n Fe còn lại để phản ứng (2) = d R x . 2563 .4 3       π = d R . 8.56.3 4 3 π =         d R . 3 . 56 .4 8 1 3 π 5 GV hóa: Đinh Xuân Thành Trường THPT Đầm Hà Ta nhận thấy sau khi Fe bị hòa tan trong HCl, phần còn lại để hòa tan trong H 2 SO 4 chỉ bằng 8 1 so với số mol ban đầu ⇒ n Fe ban đầu = 0,012 x 8 = 0,096 mol ⇒ m Fe ban đầu = 0,096 x 56 = 5,376 gam mà m = V.d ⇒ V = d m = 9,7 376,5 = 0,68 cm 3 và V = 3 4 π R 3 ⇒ R= 3 4 3 π V R = 3 3 14,3 68,0 4 3 cm x = 3 3 162,0 cm = 0,545 cm b- n HCl = 2n Fe (1) = 2(n Fe ban đầu = n FePƯ(2) ) = 2(0,096 - 0,012) = 0,168 mol C M = v n = 5,0 168,0 = 3,336M 6 . Đầm Hà CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ AXIT HCl VÀ H 2 SO 4 Câu 1 Cho từ từ từng giọt dung dịch A chứa 0,4 mol HCl vào dung dịch B chứa 0,3 mol Na 2 CO 3 và 0,15 mol KHCO 3 thu được dung dịch D và V lit. dư vào dung dịch D? Câu 2 1. Cho a gam Fe hoàn tan trong dd HCl, sau pư cô cạn được 3,1 gam chất rắn. Nếu cho a gam Fe và b gam Mg cũng vào dd HCl như trên thì thu được 3,34 gam chất rắn và. mọi hướng, π = 3,14. b. Tính C M dung dịch HCl. Câu 15 Cho 3,87 gam hh A gồm Mg và Al vào 250 ml dd B gồm HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M thu được dd C và 4,365 lít hiđro ở đktc. Tính khối lượng muối

Ngày đăng: 29/11/2014, 11:49

Xem thêm

  • ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh các dạng bài tập về axit HCl và H2SO4

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

  • luyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh
  • đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh

Từ khóa » Bài Tập Nâng Cao Hcl