[Ôn Thi THPTQG] Lý Thuyết Và Bài Tập Chuyên đề Hình Vẽ Thí Nghiệm ...

Cộng đồng Học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum Cộng đồng Học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
  • Diễn đàn Bài viết mới Tìm kiếm trên diễn đàn
  • Đăng bài nhanh
  • Có gì mới? Bài viết mới New media New media comments Status mới Hoạt động mới
  • Thư viện ảnh New media New comments Search media
  • Story
  • Thành viên Đang truy cập Đăng trạng thái mới Tìm kiếm status cá nhân
Đăng nhập Đăng ký

Tìm kiếm

Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Tìm nâng cao… Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Advanced…
  • Bài viết mới
  • Tìm kiếm trên diễn đàn
Menu Install the app Install Hóa[Ôn thi THPTQG] Lý thuyết và bài tập chuyên đề hình vẽ thí nghiệm Hóa học
  • Thread starter Hồng Nhật
  • Ngày gửi 26 Tháng năm 2018
  • Replies 58
  • Views 35,417
  • Bạn có 1 Tin nhắn và 1 Thông báo mới. [Xem hướng dẫn] để sử dụng diễn đàn tốt hơn trên điện thoại
  • Diễn đàn
  • HÓA HỌC
  • HỌC TỐT HÓA HỌC
  • Ôn thi THPT Quốc gia Hóa học
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.You should upgrade or use an alternative browser. Status Không mở trả lời sau này.
  • 1
  • 2
  • 3
Tiếp 1 of 3

Go to page

Tới Tiếp Last Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên 29 Tháng sáu 2017 5,209 8,405 944 25 Cần Thơ Đại học Cần Thơ [TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn!!! Những bài toán về hình vẽ thí nghiệm vẫn chiếm một số ít số câu (từ 1-2 câu) trong đề thi THPTQG và thường thì những câu này cho ở dạng nhận biết hoặc thông hiểu nên chắc chắn bạn không muốn bỏ qua những câu này đúng không? Hôm nay, từ lời đề nghị rất hay của bạn @Shmily Karry's , mình sẽ lập một topic ôn tập về lí thuyết và bài tập chuyên đề hình vẽ thí nghiệm để giúp các bạn lấy chắc 0,25-0,5đ phần này trong tay. Cùng theo dõi và ủng hộ mình nhé!!! :D ________________________________ A. LÝ THUYẾTI. LƯU Ý CHUNG VỀ CÁCH ĐIỀU CHẾ KHÍ. 1. Cách thu khí Phải nắm vững tính chất vật lý (tính tan và tỉ khối) để áp dụng phương pháp thu khí đúng. a. Phương pháp đẩy không khí: + Khí đó phải không phản ứng với không khí. + Nặng hơn hoặc nhẹ hơn không khí (so sánh tỉ khối với không khí) - Úp bình thu: Khí nhẹ hơn không khí (H2, N2, NH3, CH4,....) - Ngửa ống thu: Khí nặng hơn không khí (Cl2, O2, CO2, NO2,...) b. Phương pháp đẩy nước: + Khí ít tan trong nước. (H2, O2, CO2, N2, CH4, C2H4, C2H2...). Lưu ý: Các khí tan nhiều trong nước (khí HCl, khí NH3, khí SO2...): - Ở [tex]20^oC[/tex], 1 thể tích nước hòa tan tới gần 500 thể tích khí hiđro clorua. - Ở điều kiện thường, 1 lít nước hòa tan khoảng 800 lít khí amoniac. - Khác với CO2 thì SO2 là khí tan nhiều trong nước. 2. Làm khô khí Nguyên tắc chọn chất làm khô: Giữ được nước và không có phản ứng với chất cần làm khô. - Các chất làm khô: H2SO4 đặc, P2O5, CaO (vôi sống, mới nung), CuSO4 (khan, màu trắng), CaCl2 (khan), NaOH, KOH (rắn hoặc dung dịch đậm đặc). - Các khí: H2, Cl2, HCl, HBr, O2, SO2, H2S, N2, NH3, CO2 , C2H4, C2H2... Ví dụ: - H2SO4 đặc (tính axit, tính oxi hóa): + Không làm khô được khí NH3 (tính bazơ). + Không làm khô được khí HBr (tính khử). + H2SO4 đặc làm khô được khí Cl2, O2, SO2, N2, CO2... - CaO (vôi sống), NaOH, KOH (rắn) (tính bazơ): + Không làm khô được khí CO2, SO2 (oxit axit), Cl2 (có phản ứng). + Làm khô được khí NH3, H2, O2, N2... II. ĐIỀU CHẾ KHÍ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 1. Khí H2 - Phương pháp: Dùng các kim loại hoạt động (Zn, Fe, ... ) tác dụng với axit HCl/H2SO4 loãng. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑ - Cách thu khí: Đẩy nước, đẩy không khí (úp bình). 2. Khí O2 - Phương pháp: Nhiệt phân các hợp chất kém bền, giàu oxi: KMnO4; KClO3... 2KMnO4 --(to)--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ 2KClO3 --(MnO2, to)--> 2KCl + 3O2 ↑ 2H2O2 --(MnO2, to)--> 2H2O+ O2 ↑ - Cách thu khí: Đẩy nước, đẩy không khí (ngửa bình) 3. Khí Cl2 - Phương pháp: HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh MnO2 + 4HCl đặc --(to)--> MnCl2 + Cl2 ↑+ 2H2O 2KMnO4 + 16HCl đặc --(to, MnO2)--> 2KCl +2MnCl2 + 5Cl2 ↑+ 8H2O KClO3 + 6HCl đặc --(to, MnO2)--> KCl + 3Cl2 ↑+ 3H2O - Cách thu khí: đẩy không khí (ngửa bình) 4. Khí HCl/HF - Phương pháp: NaCl + H2SO4 đặc (phương pháp sunfat) NaCl + H2SO4 đặc --(<[tex]250^oC[/tex])--> NaHSO4 + HCl ↑ 2NaCl + H2SO4 đặc --(>[tex]400^oC[/tex])--> Na2SO4 + HCl ↑ CaF2 (tinh thể) + H2SO4 (đặc) --([tex]250^oC[/tex])--> CaSO4 + 2HF ↑ - Cách thu khí: Hấp thụ khí vào nước để thu được dd axit 5. Khí H2S - Phương pháp: 1 số muối sunfua (FeS, ZnS...) + axit HCl FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑ - Cách thu khí: Đẩy không khí (ngửa bình) 6. Khí SO2 - Phương pháp: Muối sunfit + Axit Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O - Cách thu khí: đẩy không khí (ngửa bình) 7. Khí N2 - Phương pháp: Người ta điều chế một lượng nhỏ nitơ tinh khiết bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch bão hòa muối amoni nitrit (muối amoni của axit nitrơ): NH4NO2 --(t°)--> N2 + 2H2O Có thể thay muối amoni nitrit kém bền bằng dung dịch bão hòa của muối natri nitrit (NaNO2) và muối clorua (NH4Cl): NH4Cl+NaNO2 --(t°)--> N2+NaCl+2H2O - Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước 8. Khí NH3 - Phương pháp: Khí amoniac được điều chế bằng cách cho muối amoni tác dụng với chất kiềm khi đun nóng nhẹ: 2NH4Cl + Ca(OH)2 --(t°)--> 2NH3 ↑ + CaCl2 + 2H2O Muốn điều chế nhanh một lượng nhỏ khí amoniac, người ta thường đun nóng dung dịch amoniac đậm đặc. Để làm khô khí, cho khí NH3 vừa được tạo thành có lẫn hơi nước đi qua bình đựng vôi sống (CaO). - Cách thu khí: Phương pháp đẩy không khí (úp bình) 9. Khí CO - Phương pháp: CO được điều chế bằng cách cho H2SO4 đặc vào axit fomic (HCOOH) và đun nóng: HCOOH --(H2SO4 đặc,t°)--> CO + H2O - Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình) 10. Khí CO2 - Phương pháp: Khí CO2 được điều chế bằng cách cho dung dịch axit clohiđric tác dụng với đá vôi (hoặc trong bình Kíp) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O - Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (ngửa bình) 11. Khí CH4 - Phương pháp: Khí CH4 được điều chế bằng cách nung natri axetat với vôi tôi xút, hoặc có thể cho nhôm cacbua tác dụng với nước: CH3COONa + NaOH(r) --(CaO, t°)--> CH4↑ + Na2CO3 Al4C3 + 12H2O → 3CH4↑ + 4Al(OH)3 - Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình) 12. Khí C2H4 - Phương pháp: Etilen được điều chế bằng cách đun etanol với axit sunfuric đậm đặc: CH3CH2OH --(H2SO4,170°C)--> CH2 = CH2 + H2O - Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình) 13. Khí C2H2 - Phương pháp: Khí C2H2 được điều chế bằng cách cho canxi cacbua (CaC2) tác dụng với nước: CaC2 + 2H2O → C2H2 ↑+ Ca(OH)2 - Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình)
  • Like
Reactions: Khanhtt_27, Kyanhdo, Nguyễn Thị Ngọc Bảo and 9 others Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên 29 Tháng sáu 2017 5,209 8,405 944 25 Cần Thơ Đại học Cần Thơ B. BÀI TẬP ÁP DỤNG (Mỗi ngày mình sẽ up khoảng 2-3 hình để các bạn đỡ chán, nhớ ủng hộ mình nhé!!!)​Câu 1: Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau: upload_2018-5-25_14-49-59.png Thí nghiệm đó là: A. Cho dung dịch HCl vào bình đựng bột CaCO3. B. Cho dung dịch H2SO4 đặc vào bình đựng lá kim loại Cu. C. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn. D. Cho dung dịch HCl đặc vào bình đựng tinh thể K2Cr2O7. (Đề minh họa Lần 3 – 2017) _____ Câu 2: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y: upload_2018-5-25_14-51-7.png Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây ? A. CuO (rắn) + CO(khí) --(to)--> Cu + CO2 ↑ B. NaOH + NH4Cl (rắn) --(to)--> NH3 ↑ + NaCl + H2O C. Zn + H2SO4 (loãng) --(to)--> ZnSO4 + H2 ↑ D. K2SO3 (rắn) + H2SO4 --(to)--> K2SO4 + SO2 ↑ + H2O (Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 1 - 2015) _____ Câu 3: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm. upload_2018-5-25_14-53-59.png Khí Y là khí N2 thì dung dịch X là: A.NH4NO3 B.NH4Cl và NaNO2 C.H2SO4 và Fe(NO3)2 D.NH3 (Trường THPT Diễn Châu 5 - 2015) @Lê Văn Đông , @Shmily Karry's ,@dương bình an ,@Nguyễn Hoàng Trung, @Tạ Đặng Vĩnh Phúc , @Ngọc Đạt , @Triêu Dươngg ..... Last edited: 25 Tháng năm 2018
  • Like
Reactions: Kyanhdo, Coco99, Toshiro Koyoshi and 3 others dương bình an

dương bình an

Banned
Banned 23 Tháng năm 2018 341 299 51 Hà Nội lưu ban A B. BÀI TẬP ÁP DỤNG (Mỗi ngày mình sẽ up khoảng 2-3 hình để các bạn đỡ chán, nhớ ủng hộ mình nhé!!!)​Câu 1: Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau: View attachment 56268 Thí nghiệm đó là: A. Cho dung dịch HCl vào bình đựng bột CaCO3. B. Cho dung dịch H2SO4 đặc vào bình đựng lá kim loại Cu. C. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn. D. Cho dung dịch HCl đặc vào bình đựng tinh thể K2Cr2O7. (Đề minh họa Lần 3 – 2017) vì vì vì bình úp ngược =>khí này nhẹ hơn không khí vậy thì chỉ có C tạo H2 có PTK=2 ạ _____ Câu 2: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y: View attachment 56269 Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây ? A. CuO (rắn) + CO(khí) --(to)--> Cu + CO2 ↑ B. NaOH + NH4Cl (rắn) --(to)--> NH3 ↑ + NaCl + H2O C. Zn + H2SO4 (loãng) --(to)--> ZnSO4 + H2 ↑ D. K2SO3 (rắn) + H2SO4 --(to)--> K2SO4 + SO2 ↑ + H2O (Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 1 - 2015) theo em thì khí này cấm có tan trong nước nếu ko sao nó nổi phì phò thế kia nhỉ ? với cả phần trên anh ghi pp đẩy nước dùng khí H2,CO2 m nên chỉ có thể là A,C (tuy nhiên nghĩ zạy chứ ai biết đc hazz)(cần ý kiến anh nhật) còn đem đưa dđ X xuống chất rắn Y =>cái này đoán là C do H2SO4 ko p chuyện đùa đâu nhỡ nó nổ thì hủy hoại hết dung nhan ) _____ Câu 3: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm. View attachment 56270 Khí Y là khí N2 thì dung dịch X là: A.NH4NO3 B.NH4Cl và NaNO2 C.H2SO4 và Fe(NO3)2 D.NH3 (Trường THPT Diễn Châu 5 - 2015) rất đơn giản là vì anh viết ở trên pp thu khí N2 hiah em biết em còn nhiều thiếu sót nên anh đừng chê em nhé
  • Like
Reactions: Toshiro Koyoshi and Hồng Nhật Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên 29 Tháng sáu 2017 5,209 8,405 944 25 Cần Thơ Đại học Cần Thơ
dương bình an said: nên chỉ có thể là A,C (tuy nhiên nghĩ zạy chứ ai biết đc hazz)(cần ý kiến anh nhật) Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
Cái này nhận biết rất đơn giản mà em!!! Để ý ta thấy thí nghiệm này cho dung dịch X xuống 1 bình đựng chất rắn Y. Trong khi câu A làm gì có dung dịch nào!!! :D:D:D
  • Like
Reactions: Khanhtt_27, ngocbich9altt, Toshiro Koyoshi and 1 other person Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên 29 Tháng sáu 2017 5,209 8,405 944 25 Cần Thơ Đại học Cần Thơ ĐÁP ÁN TỪ CÂU 1-3
Hồng Nhật said: Câu 1: Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau: upload_2018-5-25_14-49-59-png.56268 Thí nghiệm đó là: A. Cho dung dịch HCl vào bình đựng bột CaCO3. B. Cho dung dịch H2SO4 đặc vào bình đựng lá kim loại Cu. C. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn. D. Cho dung dịch HCl đặc vào bình đựng tinh thể K2Cr2O7. (Đề minh họa Lần 3 – 2017) Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
Đáp án là C Do khí X được thu bằng cách úp ngược bình nên khí X nhẹ hơn không khí Trong 4 đáp án chỉ có đáp án C điều chế H2 là nhẹ hơn không khí thôi (câu A điều chế CO2, câu B điều chế SO2 và câu D điều chế Cl2)
Hồng Nhật said: Câu 2: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y: upload_2018-5-25_14-51-7-png.56269 Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây ? A. CuO (rắn) + CO(khí) --(to)--> Cu + CO2 ↑ B. NaOH + NH4Cl (rắn) --(to)--> NH3 ↑ + NaCl + H2O C. Zn + H2SO4 (loãng) --(to)--> ZnSO4 + H2 ↑ D. K2SO3 (rắn) + H2SO4 --(to)--> K2SO4 + SO2 ↑ + H2O (Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 1 - 2015) Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
Đáp án là C Câu này khá đơn giản Đầu tiên, để ý thí nghiệm cho từ từ dung dịch X và chất rắn Y => ta loại ngay câu A vì không có dung dịch Tiếp theo, thấy khí Z được thu bằng cách đẩy nước, cho nên Z không tan hoặc phản ứng với nước => ta loại câu B và D do NH3 và SO2 là 2 khí tan trong nước
Hồng Nhật said: Câu 3: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm. upload_2018-5-25_14-53-59-png.56270 Khí Y là khí N2 thì dung dịch X là: A.NH4NO3 B.NH4Cl và NaNO2 C.H2SO4 và Fe(NO3)2 D.NH3 (Trường THPT Diễn Châu 5 - 2015) Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
Đáp án là B phần lí thuyết đã có sẵn rồi, không nhắc lại nhé NH4Cl + NaNO2 ---> NaCl + N2 + 2H2O
  • Like
Reactions: ledoanphuonguyen, Lê Lan Hương and Toshiro Koyoshi Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên 29 Tháng sáu 2017 5,209 8,405 944 25 Cần Thơ Đại học Cần Thơ Tiếp tục nhé các bạn @dương bình an ,@Nguyễn Hoàng Trung , @Lê Văn Đông ,@Shmily Karry's ,@Ngọc Đạt ... Mấy câu này không khó đâu các bạn ơi!!! :D:D:D Câu 4: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm. upload_2018-5-26_16-15-13.png Khí X không thể là: A. CO2 B. N2O C. O2 D. NH3 _____ Câu 5: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau: upload_2018-5-26_16-17-7.png Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây? A. NH4HCO3 --(to)--> NH3↑ + H2O + CO2 ↑ B. NH4Cl --(to)--> NH3↑ + HCl ↑ C. BaSO3 --(to)--> BaO + SO2 ↑ D. 2KMnO4 (rắn) --(to)--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (THPT Chuyên KHTN - Lần 4 – 2017) _____ Câu 6: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng Thí nghiệm như sau: upload_2018-5-26_16-21-1.png Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO. B. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí clo khô. C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3 D. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl. (Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Lần 2-2016)
  • Like
Reactions: Toshiro Koyoshi ng.htrang2004

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên 9 Tháng chín 2017 6,071 1 10,055 1,174 20 Hà Tĩnh THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha Câu 4: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm. Khí X không thể là: upload_2018-5-26_16-15-13-png.56420 A. CO2 B. N2O C. O2 D. NH3=> Do nhẹ hơn nước P/s: Em biết mỗi câu này :D
  • Like
Reactions: Toshiro Koyoshi chaugiang81

chaugiang81

Cựu Mod Hóa
Thành viên 25 Tháng tư 2015 2,392 1,934 444 DH-DX-QN
Nguyễn Võ Hà Trang said: Câu 4: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm. Khí X không thể là: upload_2018-5-26_16-15-13-png.56420 A. CO2 B. N2O C. O2 D. NH3=> Do nhẹ hơn nước P/s: Em biết mỗi câu này :D Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
không phải nhẹ hơn nước mà là NH3 tan trong nước => ko thể sử dụng pp đẩy nước để thu khí.
  • Like
Reactions: Hồng Nhật, Toshiro Koyoshi and ng.htrang2004 chaugiang81

chaugiang81

Cựu Mod Hóa
Thành viên 25 Tháng tư 2015 2,392 1,934 444 DH-DX-QN
Hồng Nhật said: _____ Câu 5: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau: upload_2018-5-26_16-17-7-png.56421 Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây? A. NH4HCO3 --(to)--> NH3↑ + H2O + CO2 ↑ B. NH4Cl --(to)--> NH3↑ + HCl ↑ C. BaSO3 --(to)--> BaO + SO2 ↑ D. 2KMnO4 (rắn) --(to)--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (THPT Chuyên KHTN - Lần 4 – 2017) Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
chọn D: đây là phương pháp điều chế O2 đã học.
Hồng Nhật said: _____ Câu 6: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng Thí nghiệm như sau: upload_2018-5-26_16-21-1-png.56425 Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO. B. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí clo khô. C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3 D. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl. (Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Lần 2-2016) Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
chọn A. CaO + H2O --> Ca(OH)2 Ca(OH)2 + Cl2 --> CaOCl2+ H2O => ko thu được khí Cl2
  • Like
Reactions: Hồng Nhật and Toshiro Koyoshi Mèo Híp

Mèo Híp

Học sinh mới
Thành viên 26 Tháng ba 2018 42 41 6 24 Vĩnh Phúc THPT Bình Xuyên Câu 4: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm. upload_2018-5-26_16-15-13-png.56420 Khí X không thể là: A. CO2 B. N2O C. O2 D. NH3 Do NH3 tan trong nước _____ Câu 5: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau: upload_2018-5-26_16-17-7-png.56421 Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây? A. NH4HCO3 --(to)--> NH3↑ + H2O + CO2 ↑ B. NH4Cl --(to)--> NH3↑ + HCl ↑ C. BaSO3 --(to)--> BaO + SO2 ↑ D. 2KMnO4 (rắn) --(to)--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (THPT Chuyên KHTN - Lần 4 – 2017) Hình này có trong sách giáo khoa phần điều chế O2 _____ Câu 6: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng Thí nghiệm như sau: upload_2018-5-26_16-21-1-png.56425 Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO. B. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí clo khô. C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3 D. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl. Câu này không chắc lắm
  • Like
Reactions: Hồng Nhật, dương bình an, Toshiro Koyoshi and 1 other person Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên 29 Tháng sáu 2017 5,209 8,405 944 25 Cần Thơ Đại học Cần Thơ ĐÁP ÁN TỪ CÂU 4-6
Hồng Nhật said: Câu 4: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm. upload_2018-5-26_16-15-13-png.56420 Khí X không thể là: A. CO2 B. N2O C. O2 D. NH3 Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
Đáp án là D NH3 tan khá tốt trong nước (ở điều kiện thường 1 lít nước tan được 800 lít NH3). Vì vậy không dùng phương pháp đẩy nước để thu khí NH3.
Hồng Nhật said: Câu 5: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau: upload_2018-5-26_16-17-7-png.56421 Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây? A. NH4HCO3 --(to)--> NH3↑ + H2O + CO2 ↑ B. NH4Cl --(to)--> NH3↑ + HCl ↑ C. BaSO3 --(to)--> BaO + SO2 ↑ D. 2KMnO4 (rắn) --(to)--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (THPT Chuyên KHTN - Lần 4 – 2017) Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
Đáp án là D ở các câu còn lại, NH3 và SO2 đều tan tốt trong nước nên ta loại đi 3 đáp án A,B và C.
Hồng Nhật said: Câu 6: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng Thí nghiệm như sau: upload_2018-5-26_16-21-1-png.56425 Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO. B. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí clo khô. C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3 D. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl. (Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Lần 2-2016) Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
Đáp án là A Không thể thay H2SO4 bằng CaO được vì CaO + nước tạo ra dung dịch bazo có thể tác dụng được với Cl2 CaO + H2O ---> Ca(OH)2 Ca(OH)2 + Cl2 ---> CaOCl2 + H2O Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên 29 Tháng sáu 2017 5,209 8,405 944 25 Cần Thơ Đại học Cần Thơ Tiếp tục nhé!!! @Nguyễn Võ Hà Trang ,@Shmily Karry's ,@chaugiang81 ,@dương bình an ,@Nguyễn Hoàng Trung @Mèo Híp Câu 7: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm. upload_2018-5-27_19-47-35.png Khí X không thể là khí nào sau đây: A. N2 B. CH4 C. SO2 D. NH3 _____ Câu 8: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X bằng cách cho dung dịch Y tác dụng với chất rắn Z. upload_2018-5-27_19-50-41.png Hình vẽ bên không minh họa phản ứng nào sau đây? A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 B. Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4 C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. D. NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl _____ Câu 9: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm về NH3 (ban đầu trong bình chỉ có khí NH3, chậu thủy tinh chứa nước cất có nhỏ vài giọt phenolphtalein): upload_2018-5-27_19-52-23.png Phát biểu nào sau đây sai? A. Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 tan nhiều trong nước và có tínhbazơ. B. Nước phun vào bình do NH3 tan mạnh làm giảm áp suất trongbình. C. Hiện tượng xảy ra tương tự khi thay NH3 bằngCH3NH2. D. Nước phun vào trong bình chuyển từ không màu thành màu xanh. (Trường THPT Phan Ngọc Hiển - Lần 2 - 2016) Last edited: 27 Tháng năm 2018
  • Like
Reactions: dương bình an Nguyễn Hoàng Trung

Nguyễn Hoàng Trung

Học sinh chăm học
Thành viên 21 Tháng bảy 2017 214 184 51 CÂU TRẢ LỜI CỦA EM !!! :D Câu 7: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm. upload_2018-5-27_19-47-35-png.56563 Khí X không thể là khí nào sau đây: A. N2 B. CH4 C. SO2(vì M=64>29) D. NH3 _____ Câu 8: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X bằng cách cho dung dịch Y tác dụng với chất rắn Z. upload_2018-5-27_19-50-41-png.56564 Hình vẽ bên không minh họa phản ứng nào sau đây? A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (đúng) B. Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4 (đúng) C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. (sai) D. NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl (đúng) _____ Câu 9: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm về NH3 (ban đầu trong bình chỉ có khí NH3, chậu thủy tinh chứa nước cất có nhỏ vài giọt phenolphtalein): upload_2018-5-27_19-52-23-png.56565 Phát biểu nào sau đây sai? A. Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 tan nhiều trong nước và có tính bazơ. B. Nước phun vào bình do NH3 tan mạnh làm giảm áp suất trong bình. C. Hiện tượng xảy ra tương tự khi thay NH3 bằng CH3NH2. D. Nước phun vào trong bình chuyển từ không màu thành màu xanh. (màu hồng) (Trường THPT Phan Ngọc Hiển - Lần 2 - 2016)
  • Like
Reactions: Hồng Nhật Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên 29 Tháng sáu 2017 5,209 8,405 944 25 Cần Thơ Đại học Cần Thơ
Nguyễn Hoàng Trung said: Câu 8: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X bằng cách cho dung dịch Y tác dụng với chất rắn Z. upload_2018-5-27_19-50-41-png.56564 Hình vẽ bên không minh họa phản ứng nào sau đây? A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (đúng) B. Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4 (đúng) C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. (sai) D. NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl (đúng) Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
câu này không hợp lý nha em!!! :D CO2 vẫn được điều chế bằng cách đẩy nước như bình thường thôi!!! :D
  • Like
Reactions: Nguyễn Hoàng Trung Nguyễn Hoàng Trung

Nguyễn Hoàng Trung

Học sinh chăm học
Thành viên 21 Tháng bảy 2017 214 184 51 CHO EM SỬA LẠI CÂU NÀY !!!:D Câu 8: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X bằng cách cho dung dịch Y tác dụng với chất rắn Z. upload_2018-5-27_19-50-41-png.56564 Hình vẽ bên không minh họa phản ứng nào sau đây? A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (đúng) B. Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4 (đúng) C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. (đúng) D. NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl (sai và NH3 tan trong H2O) Nguyễn Hoàng Trung

Nguyễn Hoàng Trung

Học sinh chăm học
Thành viên 21 Tháng bảy 2017 214 184 51
Hồng Nhật said: câu này không hợp lý nha em!!! :D CO2 vẫn được điều chế bằng cách đẩy nước như bình thường thôi!!! :D Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
Cho em hỏi vì sao CO2 nặng hơn kk mà ạ Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên 29 Tháng sáu 2017 5,209 8,405 944 25 Cần Thơ Đại học Cần Thơ
Nguyễn Hoàng Trung said: Cho em hỏi vì sao CO2 nặng hơn kk mà ạ Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
nó nặng hơn kk chớ nó có nặng hơn nước đâu em!!! :D:D Nguyễn Hoàng Trung

Nguyễn Hoàng Trung

Học sinh chăm học
Thành viên 21 Tháng bảy 2017 214 184 51
Hồng Nhật said: nó nặng hơn kk chớ nó có nặng hơn nước đâu em!!! :D:D Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
hay vậy
  • Like
Reactions: dương bình an and Hồng Nhật dương bình an

dương bình an

Banned
Banned 23 Tháng năm 2018 341 299 51 Hà Nội lưu ban A
Nguyễn Hoàng Trung said: hay vậy Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
để biết nặng không thì họ tính dựa vào tỉ khối Câu 7: Cho hình vẽ dưới đây minh họa việc thu khí X trong phòng thí nghiệm. View attachment 56563 Khí X không thể là khí nào sau đây: A. N2 B. CH4 C. SO2 D. NH3 _____ Câu 8: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X bằng cách cho dung dịch Y tác dụng với chất rắn Z. View attachment 56564 Hình vẽ bên không minh họa phản ứng nào sau đây? A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 B. Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4 C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. D. NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl vì giống câu 4 ở phần bài trên muốn tìm sp để ko bị tan _____ Câu 9: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm về NH3 (ban đầu trong bình chỉ có khí NH3, chậu thủy tinh chứa nước cất có nhỏ vài giọt phenolphtalein): View attachment 56565 Phát biểu nào sau đây sai? A. Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 tan nhiều trong nước và có tínhbazơ. B. Nước phun vào bình do NH3 tan mạnh làm giảm áp suất trongbình. C. Hiện tượng xảy ra tương tự khi thay NH3 bằngCH3NH2. D. Nước phun vào trong bình chuyển từ không màu thành màu xanh. (Trường THPT Phan Ngọc Hiển - Lần 2 - 2016 nó giả thích = áp suất tăng giảm j đó dể nói đến hiện tượng nước phun còn cái chuyển màu thì giả thích như sau NH3+H20->(2) NH4++OH- =>màu hồng với cả là em nhìn thấy cái bình anh cho hồng hồng Last edited by a moderator: 28 Tháng năm 2018 Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên 29 Tháng sáu 2017 5,209 8,405 944 25 Cần Thơ Đại học Cần Thơ
Nguyễn Hoàng Trung said: hay vậy Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
dương bình an said: để biết nặng không thì họ tính dựa vào tỉ khối Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
để anh tính thử cho các em xem nhé: 1 mol khí CO2, tức là 22,4 lít khí nặng 44 gam => mỗi lít khí nặng gần 2 gam (các em có thể tính lại cho chính xác, anh chỉ làm tròn thôi) Trong khi khối lượng riêng của nước (nguyên chất) là 1 gam/ml , tức là mỗi lít nước nặng đến ...... 1 kg Tính ra nước nặng hơn nhiều đó!!! :D:D:D
  • Like
Reactions: Nguyễn Hoàng Trung
  • 1
  • 2
  • 3
Tiếp 1 of 3

Go to page

Tới Tiếp Last Status Không mở trả lời sau này. Chia sẻ: Facebook Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Link
  • Diễn đàn
  • HÓA HỌC
  • HỌC TỐT HÓA HỌC
  • Ôn thi THPT Quốc gia Hóa học
Top Bottom
  • Vui lòng cài đặt tỷ lệ % hiển thị từ 85-90% ở trình duyệt trên máy tính để sử dụng diễn đàn được tốt hơn.

Từ khóa » Thu Khí Co2 Bằng Phương Pháp đẩy Nước