Ôn Thi Văn 12: Chiếc Thuyền Ngoài Xa (Nguyễn Minh Châu)

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 12, Giáo Án Lớp 12, Bài Giảng Điện Tử Lớp 12

Trang ChủNgữ Văn Lớp 12 Ôn thi Văn 12: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) Ôn thi Văn 12: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

ĐỀ 1: Vì sao NMC lại đặt tên truyện là Chiếc thuyền ngoài xa?

ĐÁP ÁN:

- Chiếc thuyền “ngoài xa” chứ không phải chiếc thuyền “ở gần”. Vì ở ngoài xa, nhìn không rõ, chỉ thấy vẻ đẹp bên ngoài nên dễ bị “đánh lừa”. Đó là hiện tượng, không phải là bản chất của hiện thực.

- Ý nghĩa nhân đề: phải có cách nhìn nhận CS và con người đúng đắn- cách nhìn đa diện, phát hiện ra bản chất “sự thật” sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.

ĐỀ 2: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, NMC đã xây dựng được một tình huống truyện

 mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về ĐS. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó. (Kì thi CĐ – ĐH, KC năm 2006)

MỞ BÀI:

-Sau năm 1975 ,NMC tiếp cận đến đời sống thế sự .Ông là một trong những cây bút tiên phong của VHVN thời kì đổi mới .

-NMC sáng tác truyện Chiếc thuyền ngoài xa năm 1983.Trong tác phẩm này,nhà văn đã xây dựng được một tình huống mang ý nghĩa khám phá,phát hiện về đời sống.

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4687Lượt tải 3 Download Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi Văn 12: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênCHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ( Nguyễn Minh Châu) ĐỀ 1: Vì sao NMC lại đặt tên truyện là Chiếc thuyền ngoài xa? ĐÁP ÁN: Chiếc thuyền “ngoài xa” chứ không phải chiếc thuyền “ở gần”. Vì ở ngoài xa, nhìn không rõ, chỉ thấy vẻ đẹp bên ngoài nên dễ bị “đánh lừa”. Đó là hiện tượng, không phải là bản chất của hiện thực. Ý nghĩa nhân đề: phải có cách nhìn nhận CS và con người đúng đắn- cách nhìn đa diện, phát hiện ra bản chất “sự thật” sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng. ĐỀ 2: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, NMC đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về ĐS. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó. (Kì thi CĐ – ĐH, KC năm 2006) MỞ BÀI: -Sau năm 1975 ,NMC tiếp cận đến đời sống thế sự .Ông là một trong những cây bút tiên phong của VHVN thời kì đổi mới . -NMC sáng tác truyện Chiếc thuyền ngoài xa năm 1983.Trong tác phẩm này,nhà văn đã xây dựng được một tình huống mang ý nghĩa khám phá,phát hiện về đời sống. THÂN BÀI: 1.Tình huống truyện: -Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho tấm lịch năm sau .Anh đã tìm được một tấm ảnh “hiếm có”và chụp cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương đẹp như tranh vẽ. -Khi chiếc thuyền vào bờ anh chứng kiến cảnh người đàn ông hành hạ vợ ,đứa con ngăn cản bố.Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái,nghịch lí đời thường. 2.Các nhân vật với tình huống: -Tình huống tạo ra nghịch cảnh giữa chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài : + gánh nặng mưu sinh đè nặng lên hai vợ chồng + người chồng thành kẻ vũ phu + người vợ cam chịu,nhẫn nhục + cậu bé thương mẹ,căm ghét cha -Chánh án Đẩu tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ .Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong,mà không biết bà cần chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn. 3.Ý nghĩa khám phá ,phát hiện : -Cái nhìn và cảm nhận của Phùng và Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người. -Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con .Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận về cuộc sống. -Phùng hiểu ra chiếc thuyền nghệ thuật thì ở xa,còn sự thật cuộc đời lại rất gần. Anh hiểu thêm tính cách của Đẩu và hiểu thêm chính mình. KẾT BÀI : -Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa khám phá,phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. -Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời,khẳng định cái nhìn đa diện nhiều chiều về đời sống,gợi mở nhiều vấn đề cho cuộc sống. ĐỀ 3: Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của NMC. MỞ BÀI: - Giới thiệu những nét cơ bản về tác phẩm, nhân vật Phùng trong tác phẩm. - Phùng trước kia là một người lính, đã từng vào sinh ra tử. Phùng được trưởng phòng giao nvụ đi chụp một tấm ảnh để làm lịch, và P quyết định về vùng biển cách HN 600 km. - Và anh đã khám phá những khía cạnh khác nhau về hiện thực cuộc sống. THÂN BÀI: 1.Phùng - một nghệ sĩ thăng hoa trước cái đẹp. - Anh đã săn tìm ảnh nghệ thuật về cảnh biển. Anh đã phải “phục kích” mấy buổi sáng mới tìm được cảnh ưng ý.. - Một khoảnh khắc khám phá phát hiện ra cái đẹp của thiên nhiên, tạo vật, con người, anh đã xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của chiếc thuyền lúc bình minh:” Mũi thuyền in một nét mơ hồcái gì bóp thắt vào”. 2. Phùng - một trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời - Chứng kiến lão đàn ông vũ phu hành hạ vợ, Phùng “kinh ngạc”, “há hốc miệng” à vứt máy ảnh nhào tới ngăn cản người đàn ông à phản xạ tự nhiên của con người có bản chất thiên lương, tốt đẹp: căm ghét cái xấu, sự bất công, bảo vệ kẻ yếu. - Phùng chứng kiến cảnh thằng Phác, người đàn bà ở toà án, Đẩuà nhận thức về cuộc đời, về nghệ thuật: người nghệ sĩ không thể đơn giản và dễ dãi khi nhìn nhận mọi vấn đề trong CS - Chi tiết cuối truyện: “bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh..” à đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, đừng mượn danh nghệ thuật mà vô trách nhiệm với cuộc đời. Bởi nghệ thuật chân chính chính là cuộc đời và vì cuộc đời. KẾT BÀI : - Trong “Trăng sáng”, Nam Cao viết:”nghệ thuật ko phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dốiNghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”. Qua nhân vật Phùng, NMC muốn người đọc lưu tâm là cần phải có cái nhìn đa chiều, phổ quát mới có thể cẩm nhận hết cái gai góc, phức tạp của cuộc đời này, bởi ông đã từng nói:” con người thì đa đoan, cuộc đời thì đa sự”. Đề 4: Phân tích hình tượng người đàn bà trong truỵên “Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu” . Lập dàn ý: I. Mở bài - Giới thiệu tác phẩm” Chiếc thuyền ngoài xa” (HCST, ND, NT) - Giới thiệu về nhân vật người đàn bà. II. Thân bài - Cao lớn, thô kệch. Mặt rỗ, tái mét vì mệt mỏi.Dáng đi chậm chạp như bà già. - Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưởi 1. Ngoại hình: Từ những nét ngoại hình được khắc hoạ, hình ảnh người đàn hiện lên với ấn tượng của sự vất vả, lam lũ và nghèo khổ. 2.Hành động và thái độ: a. Khi bị chồng đánh đập tàn nhẫn: chị vẫn cam chịu, nhẫn nhục, không có một phản kháng nào:không kêu, không chống trả, không chạy trốn. b.Khi đứa con trai xuất hiện: - Chị cảm thấy xấu hổ nhục nhã, đau đớn vì con mình chứng kiến cảnh ấy. - Ôm chầm lấy con,chị thương con vì bị bố đánh. - Chắp tay vái lấy vái để nó, tức là xin nó đừng làm gì đó trái với đạo lí. Người đàn bà ấy là người bất hạnh nhưng ở chị toát lên vẻ đẹp của lòng vị tha giàu đức hi sinh. Hình ảnh người đàn bà vùng chài này đáng được thương và đáng được trân trọng. c.Khi gặp Chánh Án Đẩu: - Thái độ: + Lúc đầu khi đến sợ sệt run rẩy tìm một góc để ngồi, Đó là cái run rẩy thường dân cả đời mới tiếp xúc với quan toà, công đường. + Xưng hô: quý toà-con tự nhận mình là thân phận thấp hèn. + Khi Đẩu khuyên chị “cả nước này không có người đàn ông nào vũ phu như hắn, chị không sống được với lão ta đâu”, ý của Đẩu khuyên chị ta hãy từ bỏ người chồng vũ phu ấy. Nhưng người đàn bà phản ứng mãnh liệt: “con lạy quý toà...nhưng xin đừng bắt con bỏ nó”. => Thái độ của người đàn bà trái với lẽ thường, điều mà Đẩu khuyên người đàn bà rất hợp lí và có lẽ ai cũng nghĩ rằng đó là giải pháp tốt nhất giải thoát cho người đàn bà trong hoàn cảnh ấy, giải thoát khỏi người chồng vũ phu. Vì thế sau câu nói của người đàn bà Phùng cảm thấy căn phòng lồng lộng gió biển bỗng nhiên bị hút hết không khí ngột ngạt quá chừng. * Sau đó thay đổi cách xưng hô: chị và các chú , dường như chị đã thoát ra được nỗi lo lắng sợ hãi, lúc này thái độ không còn run rẩy nữa mà tự tin hơn. Chị cảm ơn Phùng, Đẩu về lời khuyên ấy và khẳng định “ Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là ngưòi làm ăncho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc”-> người phụ nữ rất hiểu lẽ đời. * Chị kể về cuộc đời mình: là cuộc đời bất hạnh, là một người đàn bà xấu (căn bệnh đậu mùa đã để lại những di chứng không bao giờ xoá được trên khuôn mặt của người đàn bà ấy) - Lấy chồng người hàng chài, sinh nhiều con, nghèo lại càng nghèo hơn. - Bị chồng đánh đâp hành hạ tàn nhẫn. Mỗi khi lão ấy buồn hay bực tức là đem chị ra đánh. - Chị hiểu và cảm thông cho hành động vũ phu ấy của chồng. Chị nghĩ rằng tẩt cả chỉ vì đói nghèo mà ra. Và nguyên nhân cũng do chính mình tạo ra. - Là một người phụ nữ rất yêu thương chồng con vì thế chị xin chồng đưa mình lên bờ để đánh nhằm tránh làm tổn thương các con. - Chị đưa thằng Phác lên bờ vì không muốn nó chứng kiến cảnh bạo lực và hơn hết chị không muốn nó vì thương mình mà trở thành đứa con bất hiếu với cha, làm trái với luân thường đạo lí. - Chị quan niệm: người đàn bà sống trên thuyền là sống vì con chứ không vì mình và điều hạnh phúc nhất của chị là khi nhìn thấy đàn con ăn no. Nguyên nhân của sự chịu đựng và nhẫn nhục ấy là bởi vì chị cần phải có chồng, trên thuyền cần phải có người đàn ông mạnh khoẻ và biết nghề. Hơn nữa các con chị cần phải có bố để nuôi và dạy chúng nó. Cần có chỗ dựa vững chắc trong cuộc sống mưu sinh vất vả, chị hiểu nỗi khốn khổ bế tắc của chồng. Vì vậy chị luôn nhẫn nhục cam chịu sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì chồng con. Nhưng dù sao trong cuộc sống triền mien khổ đau ấy , người đàn bà vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Có lẽ đó cũng là một lí do để chị sống. Câu chuyện của người đàn bà khiến cho Phùng và Đẩu ngạc nhiên sững sờ không hiểu tại sao người phụ nữ ấy lại có sức cam chịu đến như thế. Và rồi khi đã hiểu ra họ cảm phục và trân trọng tấm lòng vị tha đức hi sinh cao cả của người phụ nữ hàng chài. Tóm lại: Qua câu chuyện của người phụ nữ hàng chài nhà văn thể hiện cái nhìn nhân hậu của mình. Ông phát hiện ra rằng đằng sau câu chuyện buồn của gia đình người lao động vùng biển là vẻ đẹp của tình mẫu tử, lòng bao dung và đức hi sinh của người phụ nữ. Đó là hạt ngọc ẩn dấu trong những cái lấm ắp đời thường mà ông nâng niu trân trọng. Và qua đó ta hiểu được hơn giá trị tốt đẹp của người phụ nữ vùng biển nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. III. Kết bài Nhận xét về nhân vật , nêu những suy nghĩ về ý nghĩa hình tượng nhân vật. Đánh giá cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu. Đề 5: Ý nghĩa tượng trưng “chiếc thuyền ngoài xa” trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu. I. Mở bài Không phải ngẫu nhiên mà có người cho rằng Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những biểu tượng. Bởi lẽ, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu thường không trực tiếp phát biểu ra những suy nghĩ, quan điểm mà chỉ bộc lộ những suy nghĩ, cách nhìn về cuộc đời qua những biểu tượng, những hình tượng đa nghĩa. Và có lẽ, hình tượng "chiếc thuyền ngoài xa" trong truyện ngắn cùng tên của ông cũng như vậy. II. Thân bài - Tên truyện ngắn là "Chiếc thuyền ngoài xa", và quả thật, hình ảnh chiếc thuyền gần như xuất hiện xuyên suốt trong câu chuyện mà nhà văn mang đến cho người đọc. Bắt đầu từ yêu cầu của người trưởng phòng "lắm sáng kiến" đối với nhân vật xưng "tôi" - người nghệ sỹ nhiếp ảnh: "...Chúng ta sẽ mang đến cho mỗi gia đình một bộ sưu tập về thuyền và biển, không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật". Tiếp đó là hình ảnh chiếc thuyền "mới đóng xong vẫn còn thơm mùi gỗ lẫn mùi dầu rái", rồi tiếp theo nữa là "một nhóm chừng dăm bảy chiếc thuyền vó vừa tắt đèn" và cuối cùng tập trung vào "một chiếc thuyền lướt vó ...đang chèo thẳng vào trước mặt tôi". Đây chính là "Chiếc thuyền ngoài xa". - Hình ảnh "Chiếc thuyền ngoài xa" được nhà văn khắc hoạ rất ấn tượng: "Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu trời sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ". Hình ảnh đó mang một "vẻ đẹp thực sự đơn giản và toàn bích" - vẻ đẹp của "một bức tranh bằng mực Tàu của một danh hoạ thời cổ", và tất cả vẻ đẹp đó đã được nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh của chúng ta thu vào một tấm ảnh mà nó "được treo ở rất nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật". - Hình ảnh "Chiếc thuyền ngoài xa" giờ đã hoá thân thành một tác phẩm nghệ thuật để mọi người nhìn ngắm, chiêm ngưỡng với tất cả những vẻ đẹp về màu sắc, đường nét, bố cục...và khi thưởng thức bức ả ... phẩm: HCST, nội dung - Giới thiệu vấn đề: “Chiếc thuyền ngoài xa” đã sáng tạo ra một tình huống nghịch lý, oái oăm, trớ trêu.. Bởi nhờ tình huống này mà tính tư tưởng của tác phẩm mới được thể hiện rõ. II. Thân bài Một là, nghịch lý giữa đời sống và nghệ thuật. Cả một tập thể nghệ sĩ nhiếp ảnh trong “dăm tháng” trời đã chụp được “hàng trăm bức ảnh đẹp, chụp công phu ”, được ông Trưởng phòng “là người sâu sắc, lại cũng lắm sáng kiến” đánh giá là “đẹp thì đẹp thực và nhất là lại có hồn nữa. Đúng là những bức ảnh nghệ thuật”. Thế mà, cũng chính vì Trưởng phòng thông minh này lại “không thể chọn đủ cho mười hai tháng, vẫn đang còn thiếu một tờ”. Thì ra người nghệ sĩ dù có cố gắng bao nhiêu, nỗ lực bao nhiêu, đầu tư nhiều thời gian, bỏ ra nhiều tâm huyết và trí tuệ bao nhiêu cũng chưa thể đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống. Người nghệ sĩ không bao giờ được thoả mãn, phải luôn coi mục đích nghệ thuật luôn ở phía trước để phấn đấu. Đây có thể coi là thông điệp nghệ thuật thứ nhất của nhà văn. 2.Hai là, nghịch lý giữa cảnh đẹp của thiên nhiên thơ mộng trữ tình và di hoạ chiến tranh. - Cái bờ biển ấy , nó “thật là thơ mộng”, “thật là phẳng lặng và tươi mát như da thịt của mùa thu ”, thế nhưng lại có “những bãi xe tăng do bọn thiết giáp nguỵ vứt lại trên đường rút chạy hồi “tháng ba bảy nhăm” (bây giờ sau gần mười năm, đã bị hơi nước gặm mòn và làm cho sét gỉ)”. Chi tiết này ít nhất cũng mang ba dụng ý nghệ thuật sau: + Thứ nhất, nó nhắc nhở người nghệ sĩ đừng bao giờ quên cái nghịch lý của đời sống. Nghệ thuật không chỉ ở cảnh đẹp thơ mộng mà còn ở cả cái hiện thực sần sù gai góc kia. + Thứ hai, để bạn đọc khỏi ngỡ ngàng nó như là một sự báo hiệu đưa dần bạn đọc vào chủ đề chính thể hiện ở những tình huống nghịch lý căng thẳng dữ dội hơn. + Thứ ba, nó nhắc khéo bạn đọc bối cảnh ra đời của câu chuyện là chưa xa một thời chiến tranh (chú ý một chi tiết nhỏ “sau gần mười năm”). Mà chiến tranh bao giờ cũng đi liền với sự mất mát, đau thương nên di hoạ, cả ở phương diện vật chất và phương diện tinh thần vẫn còn tồn tại dai dẳng. Do vậy, những điều gì xấu, phi nhân tính được đề cập ở phần sau của câu chuyện cũng không có gì lạ. 3.Ba là, nghịch lý giữa “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” và cảnh con người lam lũ, vất vả, khổ đau. - Phải đến lần thứ năm Phùng mới được “một cảnh “đắt” trời cho”: “ Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?”. - Phải có một bút lực mạnh mẽ, một sự am hiểu sâu sắc về hội hoạ, một sự nhạy cảm trước cái đẹp mới có thể viết nổi đoạn văn miêu tả “cái đẹp tuyệt đỉnh”, “toàn bích” này. Câu đầu là ước lệ, là cảm nhận chung “một bức tranh mực tàu ”. Các câu sau là những hình ảnh cụ thể với mũi thuyền trôi trong bầu sương mù, vài bóng người cả người lớn lẫn trẻ con, rồi những cái mắt lưới và tấm lưới Cảnh thật huyền ảo (bầu sương mù trắng như sữa), tinh khôi, tinh khiết (màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào), vừa tĩnh tại (im phăng phắc), vừa sống động (hướng mặt vào bờ). Các tính từ láy loè nhoè, hồng hồng, phăng phắc, khum khum tăng cường thêm độ huyền ảo, như hư như thực. Các so sánh tinh tế trắng như sữa, im phăng phắc như tượng, y hệt cánh một con dơi làm đậm thêm chất tạo hình của bức tranh. Dường như ngôn từ bất lực trước cái đẹp, nhà hoạ sĩ buộc lòng phải đưa “cái tôi” chủ quan tham gia vào “quá trình thưởng thức”: “ đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?” Làm cho bức tranh kia nhuốm thêm “sắc màu” tâm trạng. - Nhưng oái oăm thay, nghịch lý và trớ trêu thay, cảnh đẹp nhất, có hồn nhất lại là cảnh ẩn chứa những điều tệ hại nhất, xót xa nhất! + Đó là tiếng quát của gã ngư phủ: “Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”. + Đó là “một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ..”. + Đó là một gã đàn ông “mái tóc như tổ quạ chân đi chữ bát hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ” + Chưa hết, tiếp theo là cảnh hành hung đánh đập, phi nhân tính rùng rợn: “Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay gắt, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két ” Khát vọng tìm đến cái đẹp để mong muốn làm cho con người đẹp lên là rất đáng quý nhưng người nghệ sĩ phải tỉnh táo để nhận ra cái thực tế phũ phàng của đời sống. Và đây cũng là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người: hãy tỉnh táo trước cái đẹp. Bất cứ cái đẹp nào cũng rất có thể ẩn chứa những điều phức tạp đi ngược lại hạnh phúc của con người. Cái tình huống nghịch lý này trong Chiếc thuyền ngoài xa đã xua tan màn khói lãng mạn phủ lên hình ảnh tuyệt đẹp kia để làm trơ ra cái sự tàn nhẫn của đời thường. Người nghệ sĩ không chỉ nhận thấy cảnh đẹp lãng mạn bên ngoài kia mà còn phải nhìn thấy cả cảnh hành hạ man rợ của lão ngư phủ nọ. Đây là bài học, là trách nhiệm, cũng là lương tâm của nghệ thuật. - Nhà văn đã sử sụng nguyên tắc nghịch lý, đối lập trong xây dựng nhân vật: cái tốt cái xấu lẫn lộn, đan cài với nhau. + Người đàn bà xấu xí thô kệch ấy có vẻ bề ngoài thật quá nhẫn nhục, cam chịu “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng vẫn không chịu “chia tay” với gã chồng vũ phu tàn bạo. Bởi vì, như lời giãi bày gan ruột của người mẹ đáng thương ta mới thấy bà có một tấm lòng hi sinh vô bờ “ đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. + Còn gã đàn ông kia cũng không hẳn hoàn toàn xấu. Theo lời vợ lão thì đó “ là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập..” . Vẫn theo lời vợ lão thì là do lão “khổ quá” vì làm ăn nuôi con. Rồi đói, khi “ông trời làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối ”. Trước sau thì hắn vẫn là người lao động lương thiện, hơn nữa lại là lao động chính, kiếm sống bằng mồ hôi nước mắt của mình để nuôi mười mấy miệng ăn. Lão đánh vợ để giải toả những bức bối. Ta hãy để ý khi đánh vợ lão cũng đau đớn “Cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”. Lão cũng không phải là kẻ hiếu chiến, không phải là kẻ chỉ thích gây gổ đánh đấm người khác, bằng cớ là ngay Phùng cũng khẳng định “lão đánh tôi hoàn toàn vì mục đích tự vệ”. + Còn thằng Phác đứa trẻ sớm lam lũ lao động, hồn nhiên và rất thương mẹ Bên cạnh những phẩm chất ấy trong nó cũng ẩn chứa một tính côn đồ nguy hiểm : sẵn sàng cầm dao đâm bố để cứu mẹ. Nó sớm đã có ý thức báo thù bằng cách lấy bạo lực để ngăn cản bạo lực. Như vậy, nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa được cấu trúc với tất cả sự phức tạp của nó, không hẳn xấu cũng không hẳn là kẻ tốt. Xét đến cùng lão chồng vừa là thủ phạm gây ra cảnh đau đớn cho người vợ, cho con đẻ đồng thời cũng lại là nạn nhân của cuộc sống còn tăm tối khốn khổ. Người vợ cũng vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm, mà theo chính lời mụ thì là do “cái lỗilà đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá”. Thằng Phác cũng thế, vừa là nạn nhân của thói côn đồ lại vừa là thủ phạm kích động thói côn đồ và chính nó cũng sớm có tính côn đồ. Những nhân vật đó chưa mang chiều kích của nhân vật tính cách với những quá trình phát triển tâm lý nhưng nó đã làm tốt chức năng thể hiện chủ đề tác phẩm. III.Kết bài Khái quát các ý chính Nhận xét đánh giá về nghệ thuật xât dựng tình huống của NMC. Đề lặp đề 3:Cảm nhận của Anh (chị) về nhân vật Phùng trong truyễn ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (NMC) I. Mở bài Giới thiệu tác phẩm - Giới thiệu nhân vật : - Phùng trước kia là một người lính, đã từng vào sinh ra tử. - Phùng đựơc trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp một tấm ảnh để làm lịch. Và Phùng quyết định về vùng biển cách Hà Nội 600 km. II. Thân bài Phùng - một trái tim nghệ sĩ thăng hoa trước cái đẹp. - Anh đã săn tìm ảnh nghệ thuật về cảnh biển. Anh rất công phu trong việc chọn một tấm ảnh có hồn. Anh đã “phục kích” mất mấy buổi sang và cả tuần lễ suy nghĩ và tìm kiếm. Và cuối anh mới tìm được một cảnh ưng ý. - Một khoảnh khắc khám phá phát hiện ra cái đẹp của thiên nhiên tạo vật- con người: xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của chiếc thuyền lúc bình minh. một khám phá chân lí của nghệ thuật đích thực. một vẻ đẹp toàn bích của tạo vật. “ Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?”. 2. Phùng - một trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời - Phùng chứng kiến cảnh lão đàn ông vũ phu trên chiếc thuyền chài đánh vợ một cách tàn bạo. Người vợ thì nhẫn nhục chịu đựng. Phùng “kinh ngạc”, “há mồm ra mà nhìn” và anh đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Trước khi là trái tim nghệ sĩ, Phùng có một trái tim con người. Phản xạ của anh trước sự kiện trên là phản xạ tự nhiên của con người có bản chất thiên lương, tốt đẹp: căm ghét cái xấu, sự bất công, bảo vệ kẻ yếu. - Với trái tim nghệ sĩ, Phùng đã thức tỉnh. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật cuộc đời thì lại rất gần. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, đừng mượn danh nghệ thuật mà vô trách nhiệm vơí cuộc đời. Bởi lẽ nghệ thuật chân chính là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với một con người. - Phùng chứng kiến cảnh chị em thằng Phác phản ứng trước hành động vũ phu tàn bạo của cha đối với mẹ. Phùng cũng đã chứng kiến câu chuyện người đàn bà kia ở toà án huyện. =>Nhận thức về cuộc đời, về nghệ thuật của Phùng sau chuyến đi đã có sự thay đổi ở mỗi người trong cõi đời. Nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản và dễ dãi khi nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống và nhìn nhận con ngưòi. (lưu ý: thêm đoạn cuối) III. Kết bài Khái quát những nét chính về nhân vật, nêu ý nghĩa hình tượng nhân vật Phùng. Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của NMC.

Tài liệu đính kèm:

  • docon thi tn 12(1).doc
Tài liệu liên quan
  • docĐề tài: Hình tượng đất nước qua ba bài thơ: Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, Đất nước- Nguyễn Đình Thi, Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

    Lượt xem Lượt xem: 6027 Lượt tải Lượt tải: 4

  • docChuyên đề 3: Thơ kháng chiến (1945-1954)

    Lượt xem Lượt xem: 1530 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docÔn thi tốt nghiệp THPT Văn - Chủ đề: Lý Luận văn học (Đề 5)

    Lượt xem Lượt xem: 1395 Lượt tải Lượt tải: 0

  • pptBài giảng môn Ngữ văn khối 12 - Số phận con người

    Lượt xem Lượt xem: 1905 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docPhân tích Tây Tiến và Đất Nước (3)

    Lượt xem Lượt xem: 1480 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docxÔn thi Văn 12: Vợ chồng A Phủ

    Lượt xem Lượt xem: 1718 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docNghị luận về một vấn đề xã hội - Vấn đề: Vệ sinh an toàn thực phẩm

    Lượt xem Lượt xem: 2743 Lượt tải Lượt tải: 0

  • pdfĐề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009 môn thi: Ngữ văn – giáo dục thường xuyên

    Lượt xem Lượt xem: 1323 Lượt tải Lượt tải: 0

  • pdfÐề thi tuyển sinh đại học khối D năm 2009 môn thi: Ngữ văn

    Lượt xem Lượt xem: 1331 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Ngữ văn 12 - Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

    Lượt xem Lượt xem: 2072 Lượt tải Lượt tải: 3

Copyright © 2024 Lop12.net - Giáo án điện tử lớp 12, Sáng kiến kinh nghiệm hay, chia sẻ thủ thuật phần mềm

Facebook Twitter

Từ khóa » File Chiếc Thuyền Ngoài Xa