Ông Chồng Chuộng Sĩ Diện - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Ảnh minh họa. |
Gia cảnh bố mẹ của Hòa luôn thiếu thốn mọi thứ. Hòa ra đời sớm, chưa học hết lớp 12, anh đã phải nghỉ ngang đi tìm việc làm để phụ giúp gia đình. Cuộc mưu sinh của anh khá chật vật, Hòa làm đủ thứ nghề, từ thợ bạc, chuyển phát hàng hóa, cho đến thợ hồ, thợ điện, rốt cuộc sau những năm chật vật làm ăn, cũng may Hòa đã theo được nghề thầu xây dựng, chuyên nhận xây cất những căn hộ nhà phố từ cấp bốn đến bậc trung, vả lại khả năng của anh cũng chỉ đến như thế. Những gì anh học được về ngành xây dựng hoàn toàn do tự mày mò tìm hiểu, không qua một trường lớp nào. Tuy anh đã quyết tâm “nhất nghệ tinh”, nhưng công việc đến với anh không đều, kéo theo thu nhập cũng trồi sụt. Nhưng Hòa vẫn quyết định lấy Ngân.
Hồi Hòa mới quen Ngân, lúc ấy cô đang là công nhân may ở xí nghiệp. Ngân không có đàn em ba đứa như Hòa, cô là con gái út trong số hai người con một trai một gái. Anh của cô đã lấy vợ, ra ở riêng nhưng lo cho vợ con còn chưa xong, huống hồ là bố mẹ. Vì thế Ngân một thân một mình đi làm chăm sóc cả hai ông bà. Hòa nể phục cô ở chỗ đó.
Lối suy nghĩ giản dị, không tính toán cho lắm đã đưa anh đến một định mệnh gay go hơn anh tưởng. Từ ngày lập gia đình, để tỏ ra mình là người bao bọc cho vợ, tất cả chi tiêu trong nhà, anh đều đảm trách hết. Còn tiền lương của Ngân, Hòa bảo cô cứ việc đem hết về lo cho hai ông bà cụ ở nhà. Khi hai vợ chồng mới lấy nhau thì còn đỡ, nhưng đến khi Ngân sinh một rồi đến hai đứa con, vấn đề trở nên khó khăn hơn trước nhiều đối với Hòa.
Hơn thế nữa, theo năm tháng dần dần vấn đề chu cấp cho bố mẹ vợ cũng rơi vào tay anh nốt. Vì sao thế? Chỉ vì Ngân đã sinh ra tính ỷ lại, thấy chồng chịu khó bươn chải. Trong mắt Ngân, có vẻ như Hòa kiếm tiền không khó. Hết mối xây cất này, anh lại có mối men khác nối tiếp, cùng lắm sau mỗi công trình, Hòa chỉ nghỉ ở nhà dăm ba ngày là đã lao vào công trình mới. Trong tay của Hòa, Ngân biết anh có cả chục người thợ, từ thợ xây cho đến thợ điện, thợ sơn, thợ phụ trách cống nước, còn phụ hồ thì vơ đâu cũng có. Hòa không dư dả, nhưng lại có tính quân tử tàu và ăn tiêu xởi lởi, không những với vợ con, mà còn cả với bạn bè. Mỗi lần xong một công trình, Hòa lại tổ chức đãi các anh em ăn uống, nhậu nhẹt rôm rả một bữa vào cuối tuần.
Những hình ảnh đó lâu dần khiến Ngân đâm ra so sánh giữa thu nhập ít ỏi của mình với những gì chồng cô kiếm được. Cứ xem mỗi lần chồng trả lương cho những người thợ thì biết; có những người, so với cô, họ có thu nhập còn cao hơn. Thế là Ngân bèn kiếm cớ sức khỏe kém để nghỉ làm. Ban đầu cô còn nghỉ vài ngày, về sau nghỉ cả tuần, cả tháng, rồi nghỉ hẳn.
Thấy vợ nghỉ làm, Hòa đâm lo. Anh tự tìm việc cho vợ làm, bằng cách đi mua một xe bán bánh mì. Anh bỏ ra cả tuần lễ đứng bán chung với Ngân cho cô tập quen với công việc. Nhưng số lượng bánh mì thịt bán ra ế ẩm, rốt cuộc Hòa đành thở dài cho vợ nghỉ bán và bán rẻ lại xe bánh cho người khác. Bên cạnh đó, việc chu cấp tiền nong cho bố mẹ cô cũng rơi vào tay anh khiến cho hoàn cảnh càng cùng quẫn.
Giữa lúc Hòa đang đuối sức và kiệt quệ tài chánh, may sao cũng là lúc người anh của Ngân ăn nên làm ra, nên đã đảm nhận trách nhiệm chăm lo cho bố mẹ cô.
Cả nhà Ngân, từ bố mẹ cho đến anh em cô đều có tiền sử bệnh tiểu đường. Ngân không những đã lười làm việc, lại còn ở không, ăn nhiều và lên cân. Hòa khuyến cáo vợ nhưng cô không để vào tai. Việc phải đến cuối cùng cũng đến, Ngân bị tiểu đường thực sự. Hòa phải vừa lo liệu chữa bệnh cho vợ, vừa đi làm nuôi hai con gái ăn học.
Việc đời không suôn sẻ. Trong một lần leo cao trên công trình, Hòa bị ngã gẫy chân. Anh vừa ở nhà dưỡng bệnh vừa bị thất nghiệp. Việc chị tiêu trong gia đình thiếu hụt thấy rõ, lý do đơn giản vì Hòa không có của dư của để, trước đây có những lần anh đã dành dụm được ít nhiều nhưng rồi những biến động xảy ra nên tất cả lại mau chóng ra đi.
Giữa lúc tuyệt vọng, điều làm Hòa rất ngạc nhiên, đó là Ngân lẳng lặng xin đi làm trở lại tại một xí ngiệp may. Lần này tất cả số tiền lương cô đều đem về chăm lo cho gia đình. Hòa cảm động vì điều đáng mừng này đến mức rơi nước mắt. Cho đến giờ phút đó, anh mới nghiệm ra rằng người đã làm cho vợ anh ỷ lại, lười biếng, chính là anh chứ không ai khác. Hòa nhớ lại câu anh từng nói với Ngân, “Mọi việc ăn uống chi tiêu trong gia đình, em cứ để anh lo hết cho”. Câu nói dạng “bệnh sĩ nặng”, không tự lượng sức đó lâu dần đã khiến Ngân tưởng thật, sống dựa hẳn vào chồng và gây ra nông nỗi.
Từ khóa » Chồng Sống Sĩ Diện
-
Cao Tay Trị Chứng Sĩ Diện Hão Của Chồng
-
Chồng Sĩ Diện - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Chồng Mắc Bênh Sĩ Vợ Con Khổ Sở
-
Khốn Khổ Vì Chồng Quá Sĩ Diện - Báo Phụ Nữ
-
Điều Gì Khẳng định Những ông Chồng Mắc Bệnh “sĩ Diện” - Gia đình
-
Ngao Ngán Vì Chồng Quá Sĩ Diện - Tiền Phong
-
Tôi đang Muốn Phát điên Lên Vì Cái Tính Sĩ Diện Hão Của Chồng Mình
-
Chồng Sĩ Diện, Không Quan Tâm Vợ Con, Phải Làm Thế Nào?
-
Sống Không Ra Sống Chỉ Vì Chồng Nghèo Lại Sĩ - Eva
-
Lấy Chồng Bảnh Bao, Sĩ Diện, Tôi Nhận Kết Cục Cay đắng - TinTucOnline
-
Méo Mặt Vì Chồng Sĩ Diện Hão - AFamily
-
Chồng Tôi đã Nghèo Lại Còn Sĩ Diện Hão - AFamily
-
Đừng Sống Chỉ Vì Sĩ Diện - Vĩnh Long Online
-
Lấy Chồng Nghèo Không Khổ, Lấy Chồng Sĩ Diện, Gia Trưởng ...