Ông Chủ Hải Phát Invest Và Các Vụ Lùm Xùm Xung Quang Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Sau 1 khoảng thời gian rất dài, ông Đỗ Quý Hải từng bước dẫn dắt công ty Hải Phát Invest trở thành một tập đoàn lớn mạnh hàng đầu Việt Nam. Cho đến giờ, tập đoàn hiện đang có đến hơn 10 công ty con và các công ty liên kết. Được biết các công ty này hoạt động trong nhiều lĩnh vực như xây dựng nhà ở, công trình đường sắt, đường bộ, kỹ thuật dân dụng, lắp đặt hệ thống điện và bất động sản. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu về ông Đỗ Quý Hải nhé!
Tiểu sử cuộc đời ông Đỗ Quý Hải
Ông Hải sinh năm 1969 ở Hà Nội. Sau này, ông tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội chuyên ngành Kỹ sư Kiến trúc .
Chủ tịch HĐQT Hải Phát Invest - Ông Đỗ Quý Hải
Trước khi thành lập công ty riêng của mình, ông Hải đã từng làm việc tại Công ty Xây lắp 665 BĐ 11 – BQP.
Giai đoạn năm 2002-2003, ông Hải đảm nhiệm vai trò Phó giám đốc chi nhánh Hà Nội CTCP đầu tư xây dựng và kinh dinh doanh nhà Quảng Ninh.
Cuối năm 2003, ông đưa ra quyết định thành lập ra CTY CP Xây dựng – Du lịch Hải Phát, chính là CTCP đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest) ngày nay.
Từ đó đến giờ, sau hơn 17 năm gầy dựng và phát triển, tập đoàn của ông đã trở nên lớn mạnh. Theo ông Hải cho biết, kế hoạch của ông là phát triển công ty theo mô hình 1 tập đoàn với quy mô lớn. 1 số các công ty con của Hải Phát Invest có thể kể đến như: CTCP Xây dựng Hải Phát, CTCP Xây lắp Hải Phát, CTCP bất động sản Hải Phát, CTCP Đầu tư An Thịnh và CTCP Hải Phát Thủ đô.
Từ việc kinh doanh vận tải đến hàng loạt các dự án nghìn tỷ.
CTCP Xây dựng – Du lịch Hải Phát ra đời vào năm 2003, với vốn ban đầu chỉ có 8 tỷ đồng và chuyên thực hiện những hợp đồng kinh doanh về vận tải và xây lắp có quy mô nhỏ. Trong vòng 4 năm sau, số vốn điều lệ của công ty đã tăng gần gấp đôi, và chỉ trong một năm sau đó, công ty của ông Hải tiếp tục tăng vốn lên chạm mức 300 tỷ đồng, đồng thời ông đổi tên công ty thành Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát.Cho đến cuối năm 2019, vốn điều lệ của công ty đã vượt mốc 6.000 tỷ đồng. Được biết, tổng vốn chủ sở hữu đạt gần 3.000 tỷ đồng
Hình ảnh khu đô thị Văn Phú - Hà Đông dự án của công ty Hải Phát Invest
Khu đô thị mới Văn Phú và dự án The Pride thuộc Khu đô thị An Hưng là một số dự án trong lĩnh vực bất động sản đầu tiên của công ty này.
Bên cạnh đó, ông Hải còn phát triển thêm hàng loạt các dự án lớn khác như Khu đô thị Tân Tây Đô, huyện Đan Phượng, Hà Nội (với diện tích lên đến 230.506,6) và dự án nhà ở xã hội The Vesta tọa lạc tại Phú Lãm, quận Hà Đông (với diện tích hơn 4,5 héc ta)...
Cuối năm 2016, Công ty Hải Phát công bố với giới báo chí truyền thông về 2 dự án mới Tổ hợp Hải Phát Plaza trên đường Lê Văn Lương, với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 2.500 tỷ đồng và Dự án Roman Plaza (với diện tích khoảng 35.900m2, có tổng vốn đầu tư trên 2.500 tỷ đồng).
Dự án Hải Phát Plaza tại Nam Từ Liêm - Hà Nội
Tính đến tháng 11/2020, ông Hải đang nắm quyền sở hữu trên 80 triệu cổ phiếu tại HPX, chiếm tới 30,27%. Tổng giá trị tài sản của vị tỷ phú này lên đến gần 2.300 tỷ đồng. Ngoài ra, vợ ông Hải là bà Chu Thị Lương, cũng đang nắm giữ tới 8,600,000 cổ phiếu HPX, cùng với giá trị tài sản lên đến gần 250 tỷ đồng.
Kiểm toán nhập cuộc ông Đỗ Quý Hải cùng công ty lộ "sơ suất"
Dưới sự lãnh đạo của ông Đỗ Quý Hải, CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest- Mã: HPX) vừa công bố ra báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2020 tới truyền thông. Theo báo cáo kiểm toán, lợi nhuận sau thuế chỉ còn chưa đầy 100 tỷ trong năm 2020. Điều này khiến các cổ đông của Hải Phát Invest không khỏi hụt hẫng vô cùng.
Theo như thông tin được công bố, sau khi kiểm toán, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm tới 67% so với chính báo cáo tự lập ( từ 281,5 tỷ đồng giờ xuống chỉ còn hơn 92 tỷ đồng ).
Báo cáo tài chính Hải Phát Invest năm 2019 và năm 2020
Theo giải trình ban đầu của công ty thì nguyên nhân chính ở đây là do đại dịch Covid-19 đã có ảnh hưởng lớn đến doanh thu, lợi nhuận của các công ty thành viên, từ đó kéo theo kết quả là lợi nhuận hợp nhuận hợp nhất giảm mạnh. Ngoài ra, một phần lỗi cũng là do công ty "sơ suất" trong khi điều chỉnh nhưng không cập nhật lại bút toán hợp nhất từ việc chuyển nhượng một phần công ty con.
Doanh thu của công ty từ các hoạt động tài chính theo như kiểm toán đã cho kết quả giảm mạnh 63% so với trước kiểm toán, từ 404 tỷ đồng giờ xuống chỉ còn 148 tỷ đồng.
Được biết, đây không phải là lần đầu công ty của ông Hải rơi vào tình trạng khó khăn như vậy.
Hải Phát Invest và khoản nợ vay ngang ngửa vốn điều lệ
Qua rất nhiều lần tăng vốn, hiện số vốn điều lệ của Hải Phát đã tăng gấp 330 lần so với thời điểm ban đầu, vào khoảng hơn 2.600 tỷ đồng.
Số tiền nợ phải trả của doanh nghiệp này đã lên tới con số 3.757 tỷ đồng. Chỉ tính riêng khoản nợ ngắn hạn của công ty này đã lên tới gần 1.500 tỷ đồng. Ngoài ra, số tiền nợ dài hạn của Hải Phát cũng rơi vào khoảng hơn 950 tỷ đồng
Công ty Hải Phát Invest rơi vào tình trạng khủng hoảng
Như vậy ta có thể thấy , tổng khoản nợ đã vay của Hải Phát lên đến trên 2.500 tỷ đồng gần bằng 1 nửa số vốn điều lệ của doanh nghiệp này.
Được biết, hơn 2.100 tỷ đồng là con số được ước tính cho các bất động sản để bán nằm trong danh mục hàng tồn kho của doanh nghiệp tính đến cuối kỳ của Hải Phát.
Những lùm xùm của ông Hải và doanh nghiệp Hải Phát Invest.
Dự án Khu đô thị Văn Phú, Khu đô thị Tân Tây Đô, Dự án nhà ở xã hội The Vesta, Nhà phố thương mại 24h đều là các dự án được Hải Phát và các công ty liên kết thực hiện chiếm được phần lớn quan tâm của dư luận.
Tuy nhiên, cho đến giờ, rất nhiều những dự án của Hải Phát dính vào hàng loạt những "sự cố" lùm xùm khiến dư luận không khỏi quan tâm.
Đám đông lên tiếng về những lùm xùm của công ty
Dự án nhà ở xã hội The Vesta (Phú Lãm – Hà Đông) là một điển hình trong số đó.
Cụ thể ở đây, Hải Phát Invest dính vào lùm xùm về việc khách hàng từ chối nhận nhà tại dự án nhà ở xã hội The Vesta (Phú Lãm – Hà Đông) với lý do được đưa ra là căn hộ không đúng như trong mô tả, hay tư vấn và thậm chí là cả hợp đồng trước đó.
Và đến tháng 9/2020, phản ánh của nhiều cư dân tại The Vesta cho rằng họ đều bị chủ đầu tư lừa khi đã mua nhà, và hàng nghìn cư dân sinh sống tại đây đã tập trung căng băng rôn với các khẩu hiệu có nội dung đề nghị chủ đầu tư không phá bỏ khu vui chơi trẻ em lúc đó để làm bãi đỗ xe tại dự án này.
Ngoài ra, Dự án Khu đô thị Tân Tây Đô (hoàn thành năm 2014) của Hải Phát cũng được giới truyền thông biết đến là dự án gây nhiều tranh cãi nhất về các vấn đề như việc xây dựng và vận hành tòa nhà. Đặc biệt ở đây là sự chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án với lý do là các sai phạm về đầu tư, đất đai, quy hoạch, kiến trúc và các nghĩa vụ tài chính liên quan đến dự án của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh công ty Hải Phát từ 2015 - 2019
Gần đây, Thanh tra Bộ Xây dựng vừa ra quyết định ban hành văn bản kết luận những sai phạm của chủ đầu tư chịu trách nhiệm cho dự án các chung cư N023 và CT2-105 của Công ty CP Hải Phát Thủ Đô tại Thủ đô.
Kết luận được đưa ra đã nêu rõ, tổng số kinh phí bảo trì cho phần sở hữu chung của nhà chung cư theo diện tích đã được duyệt là vào khoảng hơn 33,3 tỷ đồng
Theo như được biết quá trình thu phí bảo trì đã được Công ty CP Hải Phát Thủ Đô bắt đầu thực hiện ngay từ quá trình bàn giao nhà cho khách hàng. Điều đáng nói ở đây là khi thu phí bảo trì, đơn vị Chủ đầu tư đã không mở tài khoản riêng theo đúng quy định của pháp luật để gửi khoản kinh phí này mà lại bắt người dân chuyển thẳng về tài khoản chung của đơn vị.
Cũng như vậy, trong dự án CT2- 105, đơn vị chủ đầu tư vẫn không mở tài khoản riêng như theo quy định nhưng vẫn tiếp tục tiến hành thu hơn hàng chục tỷ đồng đồng phí bảo trì của cư dân. Bên cạnh đó, khoản thu phí bảo trì tại khu dịch vụ thương mại cũng được tìm hiểu rằng không được chủ đầu tư chuyển vào tài khoản riêng.
Chủ tịch Đỗ Quý Hải vẫn tăng thu nhập giữa các lùm xùm tai tiếng.
Mặc cho hoạt động kinh doanh đang rất ảm đạm, cộng với việc dính nhiều tai tiếng tại các dự án, song Hải Phát Invest vẫn phải chi 1 khoản thù lao "hậu hĩnh" cho Chủ tịch Đỗ Quý Hải.
Người dẫn dắt Hải Phát Invest - Ông Đỗ Quý Hải
Cụ thể, năm 2020, mức thu nhập của ông Hải không những không giảm mà còn tăng thêm 5% so với năm trước đó.
Ngược lại, Phó Chủ tịch thường trực, Phó Chủ tịch HĐQT lại lần lượt bị giảm thù lao xuống chỉ còn 837 triệu đồng và 690 triệu đồng.
Tuy nhiên, nhờ việc số lượng thành viên tăng nên tổng thu nhập cho các thành viên trong HĐQT, Ban Tổng giám đốc và Ban Kiểm soát của Hải Phát đã đạt 13,6 tỷ đồng trong năm 2020, cao hơn con số 10,9 tỷ đồng của năm 2019.
Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tin về tiểu sử tỷ phú nhé!
Từ khóa » Chủ Tịch Hải Phát Invest
-
Doanh Nhân Đỗ Quý Hải: Từ Kỹ Sư Kiến Trúc Kinh Doanh Vận Tải đến ...
-
Chân Dung Doanh Nhân Đỗ Quý Hải - HPX - Reatimes
-
[Hồ Sơ Doanh Nhân] Chân Dung ông Chủ Hải Phát Invest - CafeLand
-
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Phát - Hải Phát Invest
-
Chủ Tịch Hải Phát Invest: “Đời Người Cũng Chẳng Khác đời Cây”
-
Chủ Tịch Hải Phát – Invest - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại
-
Hải Phát Invest 'rút Lui' Toàn Bộ Tại Hải Phát Thủ Đô Và Cienco 5 - CafeF
-
Hải Phát Invest - CafeF
-
Phó Chủ Tịch HĐQT Hải Phát Land Nguyễn Quốc Huy - Invest TV
-
Chủ Tịch Hải Phát - Invest: Quỹ đất Là Lợi Thế, Nhưng Con Người Mới ...
-
Hải Phát Invest
-
Đỗ Quý Hải: Đại Gia Nổi Tiếng Trên Thị Trường Bất động Sản Miền Bắc
-
HPX: CTCP Đầu Tư Hải Phát - HAI PHAT INVEST - Ban Lãnh đạo
-
Chân Dung Doanh Nghiệp Muốn đầu Tư Làm 4 Dự án ở Điện Biên