Ông Chủ KFC Harland Sanders - Khởi Nghiệp Không Phân Biệt Tuổi Tác

Khi nói đến KFC chúng ta nhớ ngay đến chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh với món gà rán siêu ngon, đặc biệt là hình ảnh một ông lão râu tóc bạc phơ, đeo mắt kiếng, trong bộ đồ Vest màu trắng là hình ảnh nhận diện thương hiệu. Ông lão phúc hậu đó chính là Harland Sanders (còn có tên là “Colonel Sanders“; 1890–1980, tại Mỹ) là người sáng chế ra món gà rán – món chính trong thực đơn của KFC (Kentucky Fried Chicken). Đại tá Harland Sanders đã trở thành một hình tượng cả thế giới biết đến qua việc tiếp thị thông điệp “Finger licking good” hay còn gọi là “Hương vị thơm ngon trên từng ngón tay”. Mọi người nhớ đến ông với vai trò là Người sáng lập nên đế chế gà rán KFC.

Mục lục bài viết

Toggle
    • Tuổi thơ nghèo khó, từng thất bại nhiều lần, tái khởi nghiệp lại khi ở tuổi 65, vượt qua hơn 1000 lần thất bại sau đó để nếm trái ngọt. Vậy hành trình đến với thành công của ông như thế nào, đâu là bí quyết của sự thành công của ông?
  • Tuổi thơ cơ cực
  • Tìm thấy sự đam mê từ công việc nấu ăn
  • Khởi nghiệp khi 65 tuổi
  • 11 Bài học từ ông chủ KFC đại tá Harland Sanders

Tuổi thơ nghèo khó, từng thất bại nhiều lần, tái khởi nghiệp lại khi ở tuổi 65, vượt qua hơn 1000 lần thất bại sau đó để nếm trái ngọt. Vậy hành trình đến với thành công của ông như thế nào, đâu là bí quyết của sự thành công của ông?

Ông chủ KFC Harland Sanders
Ông chủ KFC Harland Sanders

Xem thêm những câu chuyện thành công:

Chung Ju Yung – Vị chủ tịch huyền thoại của tập đoàn Hyundai

Ông tổ của phương thức kinh doanh kiểu Nhật (Matsushita Konosuke)

Vua Hamburger (Ray Kroc) – Con đường xây dựng đế chế McDonald’s

Vua bán lẻ Sam Walton – Con đường xây dựng đế chế bán lẻ Walmart

Coco Chanel – Con đường trở thành Bà Hoàng ngành Thời Trang

Tuổi thơ cơ cực

Khi vừa lên 6 tuổi, cha của Harland Sanders qua đời nên ông phải tự lập và cùng với mẹ chăm sóc cho hai người em nhỏ. Cuộc sống vất vả tới mức chỉ một năm sau, cậu bé “tuổi ăn tuổi ngủ” ấy đã thành thạo mọi công việc bếp núc.

Cuộc sống khốn khó khiến ông phải thôi học từ năm 16 tuổi và bắt đầu vật lộn với cuộc sống mưu sinh, có thời gian ông đi lính 6 tháng tại Cuba. Năm 17 tuổi, Ông xin vào làm việc và liên tục bị đuổi việc 4 lần trong vòng 1 năm. Ông trải qua nhiều công việc để kiếm sống như giúp việc ở trang trại, lính cứu hỏa, thợ đóng máy hơi nước,..

Năm 18 tuổi, ông gặp người phụ nữ của đời mình và quyết định kết hôn. Vào ban đêm, Sanders học luật qua thư từ tại Đại học La Salle Extension. Sau một thời gian, Sanders bắt đầu hành nghề luật sư ở Little Rock, công việc này anh đã làm trong ba năm. Sự nghiệp pháp lý của ông đã kết thúc sau khi một cuộc ẩu đả với khách hàng. Giai đoạn này thực sự là một điểm thấp đối với Sanders. Như người viết tiểu sử John Ed Pearce của ông, “Sanders đã gặp phải thất bại lặp đi lặp lại phần lớn là do tính cách ngỗ ngược, thiếu tự chủ, thiếu kiên nhẫn và thiếu ngoại giao tự cho mình là đúng.“ Ông trải qua nhiều công việc khác như làm việc tại hãng đường sắt, bán bảo hiểm, thành lập công ty phà, sau đó rút vốn để thành lập công ty sản xuất đèn rồi thất bại, làm nhân viên bán lốp xe,..

Năm 1924, tình cờ, ông gặp tổng giám đốc của Standard Oil of Kentucky, người đã đề nghị ông điều hành một trạm dịch vụ ở Nicholasville. Năm 1930, nhà ga đóng cửa do hậu quả của cuộc Đại suy thoái.

Tìm thấy sự đam mê từ công việc nấu ăn

Năm 1930, Công ty Dầu Shell đã cung cấp cho Sanders một trạm dịch vụ ở North Corbin, Kentucky, miễn phí tiền thuê, đổi lại họ sẽ trả cho công ty một tỷ lệ phần trăm doanh thu. Khi đang làm chủ trạm xăng ở khu phố Corbin, nhận thấy nhu cầu của hành khách dừng chân tại đây, ông đã nảy ra sáng kiến chế biến một món ăn tiện lợi để phục vụ cho đối tượng khách này. Sanders sáng tạo ra các món ăn nhanh với nước sốt thơm ngon để bán ở trạm xăng. Đó là một quầy thức ăn đặt tại trạm xăng. Rồi ông tiếp tục sáng tạo ra các món ăn có thể thay thế cho bữa ăn ở nhà. Sanders bắt đầu phục vụ các món gà và các bữa ăn khác như thịt nguội và bít tết đồng quê. Ban đầu, ông phục vụ khách hàng trong các khu sống liền kề của mình trước khi mở nhà hàng, sau đó ông treo biển quảng cáo hướng dẫn khách hàng từ những nơi xa hơn đến. Với các sáng kiến của mình, quán ăn của ông ngày càng đông, món ăn của quán dần trở thành món đặc trưng của bang Kentucky. Trong thời gian này ông vướng phải sự canh tranh khốc liệt của đối thủ, họ sơn lại biển báo của ông, tấn công nhân viên của ông, muốn loại bỏ sự cạnh tranh của ông.

Năm 1935, để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang, Thống đốc bang Kentucky là Ruby Laffoon đã phong tặng Harland Sanders tước hiệu Kentucky Colonel – Đại tá danh dự bang Kentucky. Sự nổi tiếng tại địa phương của ông ngày càng tăng, và vào năm 1939, nhà phê bình ẩm thực Duncan Hines đã đến thăm nhà hàng của Sanders và đưa nó vào Adventures in Good eat, cuốn sách hướng dẫn của ông về các nhà hàng trên khắp nước Mỹ.

Cũng trong năm 1939: Ông Sanders đưa ra món gà rán cho thực khách với một loại gia vị mới pha trộn 11 nguyên liệu khác nhau. Ông nói: “Với loại gia vị thứ mười một đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay”.

Vào tháng 7 năm 1939, Sanders mua lại một nhà trọ ở Asheville, Bắc Carolina. Nhà hàng và nhà nghỉ ở North Corbin của ông đã bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn vào tháng 11 năm 1939, và Sanders đã cho xây dựng lại nó như một nhà nghỉ với nhà hàng 140 chỗ ngồi.

Đến tháng 7 năm 1940 (50 tuổi), Sanders đã hoàn thiện “Công thức bí mật” của mình để chiên gà trong nồi chiên áp suất giúp gà chín nhanh hơn chiên bằng chảo. Khi Hoa Kỳ bước vào Thế chiến thứ hai vào tháng 12 năm 1941, khí đốt bị hạn chế, và khi ngành du lịch cạn kiệt, Sanders buộc phải đóng cửa nhà nghỉ Asheville của mình. Ông làm giám sát viên ở Seattle cho đến cuối năm 1942. Sau đó, ông điều hành nhà ăn cho chính phủ tại một cơ sở chế tạo ở Tennessee, sau đó là trợ lý quản lý nhà ăn ở Oak Ridge, Tennessee.

Năm 1942, ông bán doanh nghiệp Asheville.

Năm 1947, Ông ly hôn với người vợ thứ nhất, bà Josephine.

Năm 1949 ông kết hôn với người vợ thứ hai, bà Claudia.

Sanders được “tái ủy nhiệm” làm đại tá Kentucky vào năm 1950 bởi người bạn của ông, Thống đốc Lawrence Wetherby.

Năm 1952, Sanders lần đầu tiên nhượng quyền công thức bí mật của mình “Kentucky Fried Chicken” cho Pete Harman ở South Salt Lake, Utah, người điều hành một trong những nhà hàng lớn nhất của thành phố đó. Trong năm đầu tiên bán sản phẩm, doanh thu của nhà hàng đã tăng hơn gấp ba lần, với 75% mức tăng là từ doanh thu bán gà rán. Đối với Harman, việc bổ sung gà rán là một cách để phân biệt nhà hàng của ông với các đối thủ cạnh tranh;

Sanders tin rằng nhà hàng North Corbin của ông sẽ tiếp tục thành công vô thời hạn, nhưng ở tuổi 65 đã bán nó sau khi đường Interstate 75 mới làm giảm lưu lượng khách hàng. Ông phải bán lại cơ nghiệp với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế.

Khởi nghiệp khi 65 tuổi

Chỉ còn lại tiền tiết kiệm và 105 đô la một tháng từ An sinh xã hội, ở tuổi 65 Sanders đã nhận ra tiềm năng của khái niệm nhà hàng nhượng quyền, Sanders quyết định bắt đầu nhượng quyền thương hiệu gà của mình một cách nghiêm túc và đi du lịch Mỹ để tìm kiếm các nhà hàng phù hợp. Sau khi đóng cửa địa điểm North Corbin, Sanders và người vợ thứ hai Claudia đã mở một nhà hàng và trụ sở công ty mới ở Shelbyville vào năm 1959. Ông đã tạo ra công thức làm món gà rán và những gói gia vị đặc biệt. Món gà rán với loại bột tẩm có 11 thứ gia vị là đặc sản của ông Sanders.

Ông rong ruổi khắp nơi, đến gõ cửa từng cửa hàng và trổ tài chế biến món gà theo công thức mới này ngay trước mắt họ để mời chào cộng tác. Ông Sanders luôn đậu xe ở rìa các nhà hàng để những chủ nhà hàng sắp được tiếp cận không biết rằng ông đang ở tình trạng nghèo nàn tới mức nào. Ông chỉ vào những nhà hàng tốt nhất tại mỗi thị trấn, trực tiếp chiên gà của mình cho chủ nhà hàng thưởng thức với lời gợi ý “nếu quý vị thích món gà của tôi, thì khách hàng của quý vị cũng sẽ thích”. Đây quả là một hành trình gian khổ bởi rất khó để bước vào nhà hàng khác và nói rằng “gà của anh không ngon bằng của tôi, hãy bán món gà rán của tôi”.

Mặc dù những chuyến thăm như vậy đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng cuối cùng những người nhận quyền tiềm năng đã bắt đầu đến thăm Sanders. Ông điều hành công ty trong khi Claudia vợ ông trộn và vận chuyển các loại gia vị cho các nhà hàng.

Với ông Sanders, thái độ phục vụ, chất lượng và độ sạch là những ưu tiên hàng đầu với bất kỳ cơ sở nào. Ông muốn mọi thứ phải được thực hiện đúng cách. Dù đó đơn thuần là việc lau sàn hay chỉ cho người đầu bếp cách chuẩn bị nước sốt đặc biệt. Không có việc gì trong một nhà hàng mà Sanders không sẵn sàng làm. Thành công ngoài sức mong đợi, món gà của Sanders được phản hồi là rất ngon và tiếng lành đồn xa. Sau đó, Ông dành toàn bộ thời gian để nhượng quyền gà rán của mình khắp cả nước.

Phương pháp nhượng quyền đã trở nên thành công cao; KFC là một trong những chuỗi thức ăn nhanh đầu tiên mở rộng ra quốc tế, mở cửa hàng ở Canada và sau đó là ở Anh, Úc, Mexico và Jamaica vào giữa những năm 1960. Sanders đã nhận được bằng sáng chế bảo vệ phương pháp chiên gà áp suất của mình vào năm 1962, và đăng ký nhãn hiệu cho cụm từ “It’s Finger Lickin ‘Good” vào năm 1963.

Đến năm 1964 (lúc đó ông 74 tuổi) ông đã có hơn 600 cửa hàng nhượng quyền kinh doanh thương hiệu gà rán KFC của ông. Sự mở rộng nhanh chóng của công ty trên khắp Hoa Kỳ và nước ngoài đã trở nên quá tải đối với Sanders. Ông đã bán công ty cho một nhóm các nhà đầu tư do John Y. Brown Jr. và Jack C. Massey với giá 2 triệu đô la. Bên cạnh sự thành công của chuỗi cửa hàng gà rán KFC, Harland Sanders còn là Đại sứ của KFC – Kentucky Fried Chicken Corporation và được xếp là một trong hai người nổi tiếng được nhận diện nhiều nhất trên thế giới. Vào năm 2015, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán thành công và nổi tiếng thế giới với khoảng 20.000 nhà hàng tại 123 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và ngày càng mở rộng quy mô. Hiện nay KFC là một trong những thương hiệu trực thuộc Yum! Brands, một tập đoàn cũng sở hữu chuỗi nhà hàng Pizza Hut và Taco Bell.

Trong những năm cuối đời, ông tích cực làm từ thiện và một trong những câu nói của ông khiến mọi người phải suy nghĩ là “Không có lý do gì để làm người giàu nhất ở nghĩa trang. Ở trong đó, bạn không thể kinh doanh bất cứ cái gì”. Cho đến khi ông mất đi bởi sự tác động mạnh của bệnh bạch cầu vào năm 1980 ở độ tuổi 90, ông đã đi gần 250,000 dặm/năm để thăm các nhà hàng KFC trên toàn thế giới.

KFC là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu
KFC là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu

11 Bài học từ ông chủ KFC đại tá Harland Sanders

1.Khám phá ra điểm giỏi nhất của bản thân là gì

2.Dám hành động

3.Cần cù, siêng năng lao động

4.Không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm tốt nhất

5.Nắm bắt cơ hội, am hiểu về nguyên tắc kinh doanh, các hình thức hợp tác

6.Nắm bắt và am hiểu tâm lý khách hàng

7.Kiểm soát chất lượng dịch vụ, và vệ sinh an tòan thực phẩm tốt

8.Không bao giờ là quá trễ để khởi nghiệp, thành công có thể đến với mọi lứa tuổi

9.Kiên định theo mục tiêu khi đã tin tưởng vào sản phẩm của mình

10.Luôn giữ tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật với thương hiệu, kiểm soát chất lượng các cửa hàng để đảm bảo tính chân thực và nhất quán với sản phẩm đã cam kết nhượng quyền.

11.Tích cực làm việc thiện.

Cuộc đời của Ông chủ KFC đại tá Harland Sanders là câu chuyện truyền cảm hứng sâu sắc cho tinh thần khởi nghiệp bất diệt về sự quyết tâm, nghị lực, kiên trì vươn lên bất chấp khó khăn, bất chấp tuổi tác. Không bao giờ là quá trễ để khởi nghiệp cho một người có tinh thần cầu tiến, đam mê công việc, thái độ làm việc nghiêm túc, sự cần cù, sự kiên trì, và niềm tin vào tương lai phía trước.

Jessica Thảo Nguyễn

Bạn có thể xem thêm video tại đây:

Xem thêm:

20 câu nói tinh tuý của Quỷ Cốc Tử

Những câu nói khôn ngoan của Tư Mã Ý trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Youtube Ý Nghĩa Sống

Youtube Jessica Thảo Nguyễn

Tiktok Jessica Thảo Nguyễn

Fanpage Jessica Thảo Nguyễn

Từ khóa » Chủ Tập đoàn Kfc