Ông Cố Vấn, điệp Viên Hoàn Hảo Và Bí Số H3 - Dân Việt

Theo đánh giá của chính người Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH), các bên tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam, bao gồm cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đều sử dụng tình báo đến “mức độ tinh vi”. Nhà nghiên cứu Lâm Vĩnh Thế, một người có điều kiện tiếp xúc nhiều nguồn tài liệu từ chế độ Sài Gòn và đồng minh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam trước đây đã có một nghiên cứu tổng hợp về vấn đề này, trong đó có nêu chi tiết về những chiến dịch tình báo thất bại mà Mỹ và VNCH đã thực hiện tại miền Bắc và chiến trường miền Nam Việt Nam. Tạp chí Khám phá trân trọng trích đăng, gửi tới bạn đọc góc nhìn khá thú vị về Tình báo trong chiến tranh Việt Nam. Qua đó, chúng ta có thể hình dung ra tầm vóc cuộc chiến và những chiến công mà Tình báo Quốc phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đạt được trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân ta.

Cụm A-22 gồm một số những người đã từng bị Ðoàn Công Tác Ðặc Biệt Miền Trung phát hiện và giam giữ tại Huế. Ðây là một sơ hở của ông Nhạ khiến cho CIA phát hiện được cụm A-22 và lập hồ sơ chuyển giao cho Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam. Giữa tháng 7.1969, tất cả 42 người hoạt động cho Cụm A-22 đều bị bắt và đưa ra toà xét xử vào tháng 11.1969. Ðây là một vụ án gián điệp rất nghiêm trọng gây chấn động trong chính trường của VNCH vì các bị cáo đều là người có chức vụ khá cao trong chính phủ như sau:

- Vũ Ngọc Nhạ: “Cố vấn” bán chính thức của Tổng Thống Thiệu

- Huỳnh Văn Trọng: Cố vấn về đối ngoại của Tổng Thống Thiệu

- Vũ Hữu Ruật: Tổng Thư Ký của Ðảng Dân Chủ, Thành bộ Sài Gòn

- Lê Hữu Thúy: Công Cán Ủy Viên Bộ Thông Tin – Chiêu Hồi

- Nguyễn Xuân Hòe: Công Cán Ủy Viên Phủ Tổng Thống

- Hoàng Hồ: Dân Biểu Quốc Hội (đã bỏ trốn; sau đó Quốc Hội đã bỏ phiếu truất quyền)

img

Huỳnh Văn Trọng (giữa) và Vũ Ngọc Nhạ đùa vui sau khi lãnh án 20 năm

Vũ Ngọc Nhạ bị kết án tù chung thân và đưa ra Côn Ðảo. Năm 1973, sau Hiệp Ðịnh Paris, Nhạ được trao trả cho miền Bắc. Sau năm 1975, Nhạ công tác tại Cục 2 (cơ quan phụ trách tình báo của Việt Nam) với cấp bậc Thượng tá và sau đó thăng lên Ðại tá. Năm 1988, ông được thăng cấp Thiếu Tướng. Ông Nhạ mất ngày 7.8.2002 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Người điệp viên nổi tiếng nhất của Miền Bắc hoạt động tại Miền Nam là Phạm Xuân Ẩn.

img

“Điệp viên hoàn hảo” Phạm Xuân Ẩn

Khác với Phạm Ngọc Thảo và Vũ Ngọc Nhạ, ông Ần đã tạo được kỳ tích là hoạt động trong suốt mấy chục năm mà hoàn toàn không bị phát hiện hay tạo ra nghi ngờ gì cả trong giới tình báo Hoa Kỳ và VNCH.

Phạm Xuân Ần sinh ngày 12.9.1927 tại Biên Hòa, học tiểu học tại Trường Tiểu học Marc Ferrando ở Sài Gòn, học trung học ở Cần Thơ. Năm 1954 ông bị động viên và làm việc cho quân đội Pháp một thời gian.

Ông là điệp viên duy nhất của Miền Bắc đã từng du học 2 năm (1957-1959) về ngành báo chí tại Ðại học Cộng Ðồng Orange Coast College, thuộc thành phố Costa Mesa, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Nhờ vào đó, ông là một trong số rất ít người Việt Nam được nhận làm phóng viên cho các hãng truyền thông Anh Mỹ như Reuters, Time, Christian Science Monitor.

Nhờ vỏ bọc này, Phạm Xuân Ần đã có giao thiệp rộng rãi với các nhà báo Mỹ, qua đó tạo được quan hệ rất tốt với nhiều giới chức Mỹ-Việt, và nhờ vậy đã cung cấp được cho Hà Nội nhiều tin tức tình báo chiến lược rất quan trọng.

Sau năm 1975, ông được phong Thiếu Tướng, và được trao tặng danh hiệu Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ông mất ngày 20.9.2006 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuộc đời ông đã được ghi lại trong một cuốn sách thuộc loại bán chạy nhất (Best-seller) tại Hoa Kỳ của tác giả Giáo sư Chính Trị Học Larry Berman thuộc Ðại Học California, Davis với nhan đề là: Perfect spy: The incredible double life of Pham Xuan An, Time Magazine reporter and Vietnamese Communist agent (New York: Smithsonian Books, 2007).

Một điều cũng đáng được lưu ý là cả 3 điệp viên nổi tiếng này của Miền Bắc, Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ và Phạm Xuân Ần, sau khi qua đời, đã được an táng gần nhau trong cùng nghĩa trang Lạc Cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài 3 điệp viên nổi tiếng trên mà phần đông mọi người đều có nghe nói đến, cũng nên kể đến một điệp viên thứ tư, ít người biết, là điệp viên H3, là một hạ sĩ quan, tên Nguyễn Văn Minh (sinh năm 1933, tại Hưng Yên, vào Nam sinh sống từ lúc còn nhỏ), làm việc ngay trong văn phòng của Ðại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH.

img

Sau năm 1975, H3 được phong quân hàm Ðại tá, và ban danh hiệu Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nói chung, nhờ có được nhiều điều kiện thuận lợi hơn, Miền Bắc tương đối thành công hơn Miền Nam trong việc cài người xâm nhập vào hệ thống chính trị và quân sự của đối phương.

Từ khóa » điệp Viên H3