Ống Dẫn Trứng: Tổng Quan Và Các Bệnh Lý Thường Gặp - YouMed

Nội dung bài viết

  • Vị trí và cấu trúc của ống dẫn trứng
  • Chức năng của ống dẫn trứng
  • Các bệnh lý thường gặp

Ống dẫn trứng, còn được gọi là vòi trứng, có vai trò chính là vận chuyển trứng từ buồng trứng đến tử cung. Vì thế, hiện nay trong y học, thường sử dụng biện phát thắt ống dẫn trứng như một hình thức tránh thai vĩnh viễn, còn gọi là triệt sản. Trong độ tuổi sinh sản, ống dẫn trứng là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống sinh sản nữ. Trong bài viết này, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa sẽ mô tả tổng quan về cấu trúc và chức năng của ống dẫn trứng. Đồng thời chia sẻ một số bệnh lý bất thường có thể xảy ra ở ống dẫn trứng.

Vị trí và cấu trúc của ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng là hai ống mô cơ nằm ở bụng dưới, hay ở trong vùng xương chậu. Bên trong vùng xương chậu còn các cơ quan sinh sản khác.

Ống dẫn trứng có hai ống, mỗi ống một bên trái và phải, kéo dài từ gần đỉnh tử cung chạy ra hai bên. Sau đó, gần tận cùng ống dẫn trứng, chúng sẽ cong xuống tạo thành hình chữ J.

Vị trí và cấu trúc của ống dẫn trứng
Vị trí và cấu trúc của ống dẫn trứng

Cấu trúc ống dẫn trứng được chia làm 5 phần:

Phần đầu

Đầu tận cùng của ống dẫn trứng nằm rất gần buồng trứng nhưng chúng không gắn trực tiếp vào buồng trứng. Thay vào đó, phần vòi tai giống như những tua rua để hút trứng vào trong khi buồng trứng phóng trứng ra ngoài.

Ở phụ nữ, ống dẫn trứng dài khoảng 10 đến 12 cm. Độ dài này có sự chênh lệch thay đổi từ cơ địa mỗi người.

Phần eo (Isthmus)

Đây là phần hẹp nhất của ống nối ống với khoang tử cung, có chiều dài khoảng 1/3 chiều dài ống dẫn trứng.

Phần bóng (Ampulla)

Phần tiếp theo sau đó được gọi là phần bóng, chiếm đến khoảng một nửa ống dẫn. Đây là phần có chu vi lớn nhất trong ống. Vì thế sự thụ tinh thường diễn ra ở đây.

Phần phễu (Infundibulum)

Ngay sau đó là phần phễu. Tận cùng phần phễu gắn với phần tua vòi. Phần tua vòi là phần nằm gần buồng trứng nhất, và có tác dụng quét trứng vào trong ống dẫn trứng khi buồng trứng phóng trứng ra ngoài.

Phần tua vòi (Fimbria)

Giống như những cái tua hay những ngón tay. Chúng có nhiệm vụ quét trứng vào trong ống dẫn trứng khi rụng trứng xảy ra.

Các phần của ống dẫn trứng
Các phần của ống dẫn trứng

Ngoài ra, bên trong ống dẫn trứng là một bề mặt niêm mạc được gấp sâu. Bền mặt niêm mạc còn có rất nhiều lông mao. Những lông mao này có nhiệm vụ di chuyển để đẩy trứng rụng từ buồng trứng về phía tử cung.

Lông mao của ống dẫn trứng có nhiều nhất ở cuối buồng trứng. Chuyển động của chúng thay đổi tùy giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Lông mao sẽ chuyển động nhiều hơn khi gần thời điểm rụng trứng. Sự tăng chuyển động này là do tác dụng của nội tiết tố estrogen và progesterone.

Chức năng của ống dẫn trứng

Chức năng chính là vận chuyển trứng từ buồng trứng đến tử cung. Khi buồng trứng phóng trứng ra ngoài. Nhờ tua vòi, sẽ quét trứng vào bên trong ống dẫn trứng. Trứng đi vào ống dẫn trứng nhờ định hướng chuyển động của lông mao phối hợp với nhu động của ống. Nhu động này được tạo ra là do sự co thắt nhịp nhàng của các cơ của ống.

Trong quá trình giao hợp, tinh trùng di chuyển từ tử cung vào ống dẫn trứng. Đây nói tinh trùng có thể gặp và kết hợp với trứng tạo thành hợp tử. Sau đó, nhờ chuyển động của lông mao và nhu động của cơ ống, hợp tử vừa di chuyển vào khoảng tử cung vừa tiếp tục nhân tế bào tạo thành phôi. Phôi khi vào khoang tử cung sẽ cấy vào nội mạc tử cung. Sau đó phôi tiếp tục phát triển hình thành thai nhi.

Bởi lẽ thế, vận chuyển trứng thành công qua ống dẫn trứng là điều cần thiết để thai được hình thành theo lẽ tử nhiên. Đây cũng là lý do để ngành y tế nghiên cứu và tạo ra thủ thuật thắt ống dẫn trứng, làm gián đoạn chức năng của các ống tạo thành hình thức tránh thai vĩnh viễn hiệu quả hay còn gọi là triệt sản.

Xem thêm: Làm cách nào để quan hệ tình dục nhưng không mang thai?

Các bệnh lý thường gặp

Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là tình trạng phổ biến nhất liên quan đến ống dẫn trứng. Đây là hiện tượng thai không làm tổ ở tử cung mà lại nằm ở vòi trứng trong 95% trường hợp thai ngoài tử cung. 5% còn lại thai có thể nằm ở vị trí khác như: buồng trứng, cổ tử cung, trong dây chằng treo tử cung, trong ổ bụng và cả ở sẹo mổ cũ (có thể là sẹo mổ lấy thai cũ, sẹo phẫu thuật khác trên thân tử cung,…).

Với thai ngoài tử cung, phôi thai không thể trưởng thành bình thường do không đủ chỗ trống và nhau thai không thể phát triển. Nghiêm trọng hơn, nếu không điều trị, khi khối thai to ra có thể gây vỡ vòi trứng. Vỡ thai ngoài tử cung gây chảy máu rất nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng người mẹ.

Tùy diễn tiến của thai ngoài tử cung, thường có ba cách điều trị thai ngoài tử cung:

  • Điều trị bằng thuốc.
  • Phẫu thuật.
  • Theo dõi diễn tiến.

Nếu khối thai ngoài tử cung đã vỡ và/hoặc gây các biến chứng như chảy máu trong ổ bụng thì phẫu thuật cấp cứu là bắt buộc để cứu tính mạng của người mẹ.

Khối thai ngoài tử cung đã vỡ và/hoặc gây các biến chứng như chảy máu trong ổ bụng
Khối thai ngoài tử cung đã vỡ và/hoặc gây các biến chứng như chảy máu trong ổ bụng

Nếu không điều trị, thai ngoài tử cung có thể gây tử vong. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu thứ hai gây tử vong liên quan đến mang thai ở Hoa Kỳ.  Nguy cơ là do ống dẫn trứng có thể bị vỡ, dẫn đến chảy máu và gây sốc.

Viêm ống dẫn trứng

Đây là một bệnh lý thuộc viêm vùng chậu (PID). Nguyên nhân của viêm vùng chậu thường là do lây nhiễm vi trùng từ qua đường tính dục (STIs), chẳng hạn như lậu hoặc Chlamydia.

Viêm ống dẫn trứng có thể một hoặc cả hai bên ống đều bị ảnh hưởng. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài như vô sinh hoặc đau vùng chậu mạn tính.

Không phải mọi phụ nữ có viêm ống dẫn trứng đều biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài.

Tuy nhiên, khi có biển hiện, thường sẽ bao gồm:

  • Dịch tiết âm đạo (khí hư, huyết trắng) có mùi hôi hoặc màu sắc bất thường.
  • Đau bụng nhiều khi rụng trứng (thường ở giai đoạn giữa chu kì kinh nguyệt), kinh nguyệt hoặc khi quan hệ tình dục.
  • Xuất huyết giữa chu kì kinh nguyệt.
  • Đau lưng dưới hoặc đau bụng dưới kéo dài âm ỉ.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Dốt.
  • Đi tiểu thường xuyên.

Tình trạng này có thể là cấp tính – xuất hiện đột ngột với các triệu chứng nghiêm trọng – hoặc mãn tính – kéo dài trong một thời gian dài với ít hoặc thậm chí không có triệu chứng.

Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng viêm salping, hãy đi khám bác sĩ ngay để giảm nguy cơ biến chứng.

Bệnh lý viêm vùng chậu thường được điều trị bằng kháng sinh khi được xác định bệnh.

Xoắn ống dẫn trứng

Xoắn ống dẫn trứng, xảy ra khi ống dẫn trứng bị xoắn. Tình trạng này có thể làm hạn chế cung cấp máu ngay tại cơ quan.

Xoắn ống dẫn trứng thường xảy ra cùng với xoắn buồng trứng. Tuy nhiên, tình trạng cũng có thể tự xảy ra, tuy nhiên rất hiếm. Trường hợp không được điều trị, xoắn ống dẫn trứng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Tụ dịch ống dẫn trứng

Nguyên nhân

Đây là tình trạng là ống dẫn trứng bị tắc nghẽn và ứ dịch ở bên trong. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này tùy thuộc vào từng cá nhân. Một số nguyên nhân thường gặp, bao gồm:

  • Mắc bệnh lây qua đường tình dục (STIs).
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID).
  • Viêm ruột thừa vỡ.
  • Phẫu thuật bụng.
Hiện tượng tụ dịch vòi trứng
Hiện tượng tụ dịch vòi trứng

Biểu hiện

Các biểu hiện có thể gặp ở tụ dịch ống dẫn trứng:

  • Đau bụng và đau vùng chậu.
  • Dịch âm đạo bất thường.

Tuy nhiên, có thể có tụ dịch ống dẫn trứng mà không có bất kỳ triệu chứng nào.

Điều trị

Vì tình trạng này có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh khi cả hai ống đều bị ảnh hưởng. Nhiều ca chỉ phát hiện ra bệnh lý này khi đến khám vì khó mang thai.

Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho tình trạng này là phẫu thuật cắt bỏ ống bị ảnh hưởng.

Nếu lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân, các bác sĩ cũng có thể đề ra phương pháp để điều trị sự tăng trưởng của nội mạc tử cung.

Trong trường hợp mà viêm vùng chậu là nguyên nhân, bác sĩ có thể kê toa một đợt kháng sinh để điều trị nguyên nhân gốc rễ.

Ung thư ống dẫn trứng

Ung thư ống dẫn trứng nguyên phát thường xảy ra rất hiếm, ghi nhận khoảng dưới 1% bệnh ung thư phụ khoa. Khi ung thư ở ống dẫn trứng, nhiều khả năng là do sự di căn từ một vị trí ung thư khác. Ví dụ như: ưng thu buồng trứng, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung. Ngoài ra có thể là do kết quả di căn từ một bệnh lý ung thư không nằm trong cơ quan sinh sản.

Ung thư ống dẫn trứng thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 50 đến 60. Tuy vậy, nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ da trắng đã có ít hoặc không có con.

Xem thêm: Hội chứng buồng trứng đa nang: Một thủ phạm gây vô sinh hiếm muộn

Bởi vì ung thư này rất hiếm, vì thế ít ai biết được nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh có liên quan đến di truyền. Có bằng chứng cho thấy những phụ nữ đã có gen liên quan đến ung thư vú và buồng trứng, được gọi là BRCA1, cũng có nguy cơ mắc ung thư ống dẫn trứng.

Ống dẫn trứng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ thống sinh sản phụ nữ. Khi ống dẫn trứng có bất thường, quá trình thụ thai trở nên khó khăn hơn. Một trong những điều kiện y tế hay gặp ở ống dẫn trứng là thai ngoài tử cung. Trong khi đó, nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung đến 60% là do nhiễm trùng. Vì thế, việc giữ gìn sức khỏe sinh sản phụ nữ là vô quan trọng. Khi bạn có bất thường về huyết trắng (màu sắc, mùi hôi) hoặc khi có dấu hiệu đau âm ĩ vùng bụng dưới không rõ nguyên nhân. Hãy đến khám phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị tận gốc.

Từ khóa » Chức Năng Của Tua Vòi Trứng